Chữa chứng khó tiêu với 6 nguyên liệu ngay trong bếp

(4.16) - 15 đánh giá

Có nhiều phương pháp điều trị chứng khó tiêu, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Khó tiêu không phải là một bệnh nghiêm trọng và bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát được thông qua việc xác định những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để tìm những cách tự nhiên nhằm kiểm soát chứng khó tiêu.

Làm sao để biết bạn bị khó tiêu?

Khó tiêu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược thực quản dạ dày, loét dạ dày, ung thư hoặc vấn đề về tuyến tụy hoặc ống mật. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của chứng khó tiêu gồm:

  • Cảm thấy no khi ăn. Bạn hay cảm thấy no và không thể kết thúc bữa ăn;
  • Bị đầy bụng sau khi ăn. Bạn có cảm giác đầy bụng kéo dài;
  • Nóng rát ở vùng bụng trên. Cảm giác nóng rát ở trên rốn và dưới lồng ngực;
  • Cảm giác khó chịu ở vùng dạ dày trên. Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng trên rốn và dưới lồng ngực.

Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, buồn nôn và nôn nhưng các triệu chứng này ít xuất hiện hơn. Các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi bạn bị ợ nóng, tuy nhiên đây là một chứng bệnh hoàn toàn khác với chứng khó tiêu. Khi bị ợ nóng, cơn đau thường xảy ra ở lồng ngực và đôi khi lan tới vùng lưng hoặc cổ. Bạn có thể bị ợ nóng và khó tiêu cùng lúc.

Tổng hợp 6 mẹo chữa khó tiêu ngay tại nhà

Trà gừng

Gừng là thảo dược tự nhiên thường được dùng để chữa các bệnh về dạ dày như buồn nôn, khó tiêu. Nó có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và kích thích sản xuất nước bọt. Nhiều nghiện cứu đã chứng minh rằng gừng có thể làm giảm sưng, hạ cholesterol và đường huyết. Tuy nhiên một số chuyên gia cho biết lạm dụng gừng có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.

Kẹo cao su

Nhai kẹo cao su khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều nước bọt. Một số kẹo cao su chứa chất ngừa sâu răng xylitol. Ngoài ra hương bạc hà trong kẹo cao su còn giúp hơi thở thơm tho, vì vậy bạn nên ăn kẹo cao su sau khi dùng bữa. Đừng quá lo lắng nếu bạn nuốt kẹo cao su. Mặc dù kẹo cao su không tiêu hóa được nhưng nó có thể di chuyển dọc theo hệ thống tiêu hóa và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên nuốt một lượng lớn kẹo cao su sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong ống tiêu hóa.

Nước nha đam

Nước nha đam làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược thực quản dạ dày thông qua tác dụng chống viêm. Tuy nhiên nha đam có một số tác dụng phụ. Những người hay bị đau bụng trầm trọng, viêm ruột thừa, tắc ruột, bệnh thận, bệnh gan hoặc đang dùng thuốc chứa thành phần gây hại cho gan thì không nên dùng nha đam. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi uống nước nha đam nếu đang có vấn đề bệnh lý nào.

Muối nở

Muối nở hay còn gọi là baking soda làm trung hòa axit dạ dày nếu bạn bị loét hoặc trào ngược axit dạ dày. Muối nở là bột ankan rất có ích trong việc chữa bệnh trào ngược axit và giúp bạn điều trị chứng ợ nóng bởi vì nó là một chất kiềm. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng và sử dụng muối nở trong một thời gian dài để tránh gây hại cho sức khỏe.

Trà hoa cúc

Hoa cúc có thể điều trị các bệnh tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và chứng khó tiêu. Trong hoa cúc có chứa những chất chống co thắt giúp thư giãn cơ trơn nhất là trong hội chứng ruột kích thích. Trà hoa cúc cũng có tác dụng an thần lên não bộ và có thể giảm đau ở những bệnh nhân bị đau mạn tính.

Nâng cao cổ

Bạn cũng có thể cải thiện hệ tiêu hóa để chữa chứng khó tiêu thông qua một số thay đổi trong lối sống. Bạn nên tránh nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó hãy ngồi hoặc đi lại đôi chút. Nếu bạn bị ợ nóng vào ban đêm, hãy thử kê thêm gối để nâng phần cổ lên cao, hoặc bạn có thể nâng cả phần cơ thể phía trên lên.

Bạn có thể tham khảo một số cách trên đây để chữa trị chứng khó tiêu với những nguyên liệu có sẵn ngay trong bếp. Tuy nhiên, khi chứng khó tiêu trở nặng và có những triệu chứng trầm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất. Áp dụng những cách trên không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt chứng khó tiêu mà còn tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách làm trắng da siêu tốc tại nhà, an toàn hơn kem trộn

(50)
Da đen sạm lâu năm, không đều màu đều phải “nói lời tạm biệt” với 7 cách làm trắng da tại nhà được đúc kết từ bí quyết dưỡng trắng của các ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Thay van tim có nguy hiểm không?

(37)
Nhiều người bị hẹp hay hở van tim hy vọng thay van tim xong sẽ khỏi hẳn, thế nhưng thực tế lại không đơn giản vậy. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bạn vẫn ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống

(27)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

(34)
Những cơn đau răng thường xảy ra do mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng… Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn hãy áp dụng cách giảm đau răng bằng ... [xem thêm]

[Hỏi đáp nha sĩ] Tẩy trắng răng có tốt không?

(47)
Hiện nay, rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng được giới thiệu là có thể giúp bạn có được hàm răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có tốt ... [xem thêm]

Kinh nghiệm hữu ích khi sử dụng cốc tập uống cho bé

(38)
Việc chuyển tiếp từ bú bình sang uống bằng cốc là giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nếu bạn cho bé uống bằng cốc thường, bé sẽ rất dễ bị sặc. Chính vì ... [xem thêm]

5 yếu tố quan trọng khi lựa chọn chuyên gia vật lý trị liệu

(21)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Bạn có biết vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

(99)
Việc ước tính thời gian vi khuẩn Hp sống được bao lâu có thể giúp bạn cải thiện kết quả điều trị cũng như phòng ngừa chủng vi sinh này.Theo thống kê ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN