Bạn có biết vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

(3.53) - 99 đánh giá

Việc ước tính thời gian vi khuẩn Hp sống được bao lâu có thể giúp bạn cải thiện kết quả điều trị cũng như phòng ngừa chủng vi sinh này.

Theo thống kê từ các chuyên gia ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Việt Nam tương đối cao: cứ 1.000 người sẽ có tới hơn 700 ca nhiễm khuẩn Hp (70%). Ngoài ra, tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, chủng vi khuẩn gây hại này góp mặt trong 90% trường hợp viêm dạ dày.

Hiện nay, việc điều trị H. pylori không còn là vấn đề nan giải. Tuy vậy, bạn vẫn nên tìm hiểu thêm thông tin về loại vi sinh vật này, chẳng hạn như vi khuẩn Hp sống được bao lâu, để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa.

Vi khuẩn Hp là gì?

Trước hết, bạn sẽ cần biết khái niệm vi khuẩn Hp là gì. Helicobacter pylori (Hp) hay H. pylori là một loại vi khuẩn đường ruột dạng xoắn. Việc sinh sống trong môi trường có độ pH thấp như dạ dày của khuẩn Hp hoàn toàn nhờ khả năng sản xuất enzyme urease của chúng. Loại enzyme này có thể phản ứng với ure tạo thành amoniac, từ đó trung hòa bớt lượng axit trong dịch dạ dày và cho phép vi khuẩn Hp phát triển ở đây.

Bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp bởi:

  • Tiếp xúc với nước bọt của người bệnh
  • Sử dụng thực phẩm hoặc nước ô nhiễm
  • Ý thức vệ sinh kém

Những ai dễ dàng nhiễm khuẩn Hp?

Thực tế, mỗi người chúng ta đều chứa một lượng khuẩn Hp trong dạ dày. Phần lớn trường hợp, chúng đều vô hại. Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn H. pylori tăng đến một mức nhất định, chúng sẽ bắt đầu tấn công lớp niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tại đây, ví dụ như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Thông thường, chủng vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn còn nhỏ. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn Hp có xu hướng liên quan đến điều kiện sinh hoạt, bao gồm:

  • Sống chung nhà với nhiều người.
  • Độ sạch của nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo.
  • Sinh sống tại quốc gia đang phát triển: môi trường sống cũng như vấn đề ý thức vệ sinh kém thường phổ biến ở những quốc gia đang phát triển.
  • Người sống cùng nhà hoặc cùng phòng với bạn đang nhiễm khuẩn Hp.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Trắc nghiệm: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

H. pylori là tác nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề ở bao tử, chẳng hạn như viêm hang vị, chảy máu dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày. Ngoài ra, chủng vi sinh vật này còn rất dễ lây từ người này sang người khác qua nhiều “con đường” khác nhau, bao gồm:

  • Miệng – miệng
  • Phân – miệng
  • Dạ dày – miệng
  • Dạ dày – dạ dày

Do đó, việc tìm hiểu vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong cơ thể bạn cũng như ở môi trường bên ngoài sẽ giúp ích đáng kể cho quá trình điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm H. pylori.

Bạn có thể quan tâm: Bạn đã biết vi khuẩn Hp lây qua đường nào chưa?

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong dạ dày?

Vòng đời của chủng vi khuẩn đường ruột này phụ thuộc vào môi trường sống. Nói cách khác, khi chúng ở trong dạ dày, bạn chính là người có thể quyết định vi khuẩn Hp sống được bao lâu. Môi trường dạ dày, cụ thể hơn là lớp niêm mạc dạ dày, rất thuận lợi cho việc “cư ngụ” và phát triển của khuẩn H. pylori. Do đó, hầu hết trường hợp, chủng vi sinh này sẽ không bao giờ biến mất nếu bạn không tạo tác động gì đến chúng. Ngược lại, nếu bạn kiên trì sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn H. pylori đúng cách, chúng sẽ dần dần chết.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu bên ngoài cơ thể?

Tương tự nhiều loại vi khuẩn khác, H. pylori chỉ có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài dạ dày trong một khoảng thời gian cụ thể. Chúng ra khỏi cơ thể bạn bằng cách lẫn vào chất thải hoặc dịch và tồn tại trong các môi trường bên ngoài như:

Môi trường không khí

Tuy không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ môi trường không khí, nhưng chúng vẫn còn nguồn dinh dưỡng dự trữ để tồn tại ở đây cho đến khi tìm thấy vật chủ mới. Độ ẩm cùng nhiệt độ thời tiết là hai yếu tố quyết định vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong môi trường không khí. Lúc này, thời gian trung bình của H. pylori rơi vào khoảng 1 – 4 tiếng.

Môi trường nước

Tương tự môi trường không khí, vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong môi trường nước sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ nước. Khi đó, H. pylori sẽ tự biến đổi cấu trúc sang dạng cầu để kéo dài thời gian sinh sống. Tuổi thọ của chúng có thể lên đến một năm trong môi trường tự nhiên như ao, hồ, kênh rạch…

Tuy nhiên, nước đun sôi (100°C) có thể tiêu diệt chủng vi sinh này.

Môi trường đất

Thời gian tồn tại của khuẩn Hp trong môi trường đất có phần tương tự với môi trường không khí. Ngoài ra, thay đổi cấu trúc cơ thể có thể giúp chúng tồn tại lâu hơn.

Dù chỉ vài giờ ngắn ngủi nhưng trong khoảng thời gian này, H. pylori vẫn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của bất kỳ người nào tiếp xúc ở khu vực này. Do đó, bạn nên chú ý khâu vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn nước nhằm giảm thiểu tỷ lệ rủi ro nhiễm khuẩn Hp. Hãy tập những thói quen như:

  • Ăn chín uống sôi
  • Hạn chế trực tiếp ăn thực phẩm sống
  • Vệ sinh nơi ở cũng như khu vực làm việc sạch sẽ

Nếu cơ thể biểu hiện một số dấu hiệu đặc trưng như đau dạ dày kéo dài, bạn hãy sớm đến bệnh viện để nhận chẩn đoán liệu nguyên nhân gây bệnh có phải là do vi khuẩn H. pylori. Từ đó, bác sĩ sẽ kịp thời có phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả cho bạn.

Làm sao để điều trị viêm loét dạ dày do Hp?

Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn cho việc điều trị loét dạ dày do khuẩn Hp gây nên. Trong đó, sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý đem lại kết quả khả quan nhất.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Biến chứng của loét dạ dày có nguy hiểm không?

Thuốc trị viêm loét dạ dày do Hp

Liệu trình điều trị viêm loét dạ dày chú trọng vấn đề giảm nồng độ axit trong dịch dạ dày. Do đó, bác sĩ thường kê toa những thuốc trung hòa axit (như antacid) và giảm tiết axit (ức chế bơm proton, ức chế histamine H2) để thực hiện nhiệm vụ này. Thêm vào đó, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng sẽ góp mặt nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển biểu mô ở bề mặt dạ dày cũng như kích thích quy trình sản sinh chất nhầy. Từ đó, việc bảo vệ dạ dày sẽ tăng cường đáng kể.

Ngoài ra, nếu các vết loét hình thành do sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, đơn thuốc sẽ được bổ sung thêm kháng sinh để đối phó với chúng. Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng kháng thuốc ở chủng Hp đang ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lây nhiễm cũng như tái nhiễm khuẩn Hp xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ. Do đó, việc phòng ngừa nhiễm H. pylori cũng gặp trở ngại.

Thách thức hiện tại bắt buộc các chuyên gia phải sớm nghiên cứu ra:

  • Vắc xin H. pylori
  • Chế phẩm ngăn ngừa lây nhiễm cũng như tái nhiễm khuẩn Hp

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Chú trọng vấn đề ăn uống hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị viêm loét dạ dày diễn ra suôn sẻ, đồng thời rút ngắn thời gian chữa lành vết loét.

Người bị loét dạ dày nên tập các thói quen ăn uống như sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Chia ba bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Không ăn quá no hoặc để bụng rỗng quá lâu
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa
  • Không ăn khuya
  • Hạn chế dùng thức uống chứa cồn như bia, rượu… hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Tránh xa thực phẩm chua và cay, gây kích thích bao tử
  • Ưu tiên những món dễ tiêu cũng như các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, bao gồm đu đủ, ngũ cốc nguyên hạt…

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nhằm đảm bảo cơ thể vẫn luôn nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong bất kỳ tình huống nào, ngoài việc chú trọng thực đơn mỗi ngày, bạn còn có thể lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ở Việt Nam, nghệ (đặc biệt là tinh bột nghệ) không chỉ là gia vị thông thường mà còn là phương thuốc cổ truyền dành cho nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, bao gồm cả viêm loét.

Curcumin trong tinh bột nghệ có đặc tính kháng viêm cũng như chống oxy hóa cao. Nhờ đó, hoạt chất này có thể đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày do H. pylori gây ra. Tuy vậy, thực tế, tinh bột nghệ lại không áp dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày. Điều này có thể giải thích bởi tính chất không tan trong nước dẫn đến sinh khả dụng của hoạt chất này rất thấp.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, một số nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp khắc phục nhược điểm trên bằng cách tạo ra chế phẩm Nano Curcumin. Theo họ, đây là “phiên bản hoàn thiện” của tinh chất curcumin thông thường với ưu điểm vượt trội là kích thước phân tử siêu nhỏ. Nhờ vậy, các hạt Nano Curcumin có thể thẩm thấu vào máu trong thời gian ngắn và nhanh chóng phát huy tác dụng của mình.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm Nano Curcumin được bày bán dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với vô vàn nhãn hàng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn bất kỳ thương hiệu nào để tin dùng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 thực phẩm giúp no lâu và kiểm soát cân nặng

(86)
Bạn có cảm thấy mình no lâu hơn sau khi ăn trứng vào buổi sáng thay vì ăn gà rán? Sự thật là có một số thực phẩm giúp no lâu hơn vừa tốt cho sức khỏe ... [xem thêm]

10 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang “chán đời muốn chết”

(96)
Chẳng cần phải gặp những biến cố lớn lao, đôi khi bạn cảm thấy “chán đời muốn chết” chỉ vì mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Hãy tìm cách ... [xem thêm]

Bạn biết gì về mụn cóc sinh dục?

(34)
Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà (Genital warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.Gần như tất cả những ... [xem thêm]

Làm sao để rệp giường biến mất khỏi nhà của bạn?

(85)
Bạn có phải là người thường xuyên đi du lịch? Bạn có hay bị ngứa và thấy có những vết cắn trên da vào buổi sáng thức dậy? Nếu có, bạn nên thận ... [xem thêm]

Cảnh báo 5 tác hại đồ chơi tình dục đến sức khỏe

(17)
Ngày nay các cặp đôi cũng rất hứng thú trong việc sử dụng đồ chơi tình dục để giúp bạn tình thỏa mãn hơn hoặc cả hai muốn được trải nghiệm cảm ... [xem thêm]

Tác dụng của thuốc kháng khuẩn Ofloxacin

(65)
Thuốc Ofloxacin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.Ofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone, hoạt động bằng ... [xem thêm]

Các loại thuốc thay thế giúp hạ huyết áp có tác dụng không ngờ

(32)
Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp được cung cấp qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn và sử dụng thuốc ... [xem thêm]

Thai nhi có thể học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ

(75)
Khoa học đã chứng minh, thai nhi có thể làm được nhiều điều diệu kỳ hơn chúng ta nghĩ, một trong số đó chính là khả năng học ngôn ngữ từ trong bụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN