Kinh nghiệm hữu ích khi sử dụng cốc tập uống cho bé

(3.82) - 38 đánh giá

Việc chuyển tiếp từ bú bình sang uống bằng cốc là giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nếu bạn cho bé uống bằng cốc thường, bé sẽ rất dễ bị sặc. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ quyết định sử dụng cốc tập uống cho bé để quá trình này diễn ra thuận lợi và dễ dàng.

Tập cho bé uống bằng cốc là một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần dạy cho bé. Thế nhưng, để quá trình này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng thì cốc tập uống cho bé là một vật dụng không thể thiếu. Bạn đang tính mua cho bé cưng nhà mình một chiếc cốc tập uống nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn. Nếu vậy, hãy xem tiếp những chia sẻ sau của Chúng tôi để biết thêm một số kinh nghiệm khi sử dụng cốc tập uống cho bé nhé.

Cốc tập uống cho bé

Cốc tập uống là loại cốc có nắp xoáy hoặc nắp đậy và có vòi uống để giúp bé không bị sặc. Hiện nay, trên thị trường, cốc tập uống cho bé được bày bán khá rộng rãi với nhiều kiểu dáng đa dạng: có hoặc không có tay cầm với nhiều kiểu vòi uống khác nhau.

Theo đánh giá của nhiều người, cốc tập uống là dụng cụ khá hữu ích để giúp bé chuyển từ bú bình sang uống bằng cốc thông thường. Bởi loại cốc này không chỉ giúp hạn chế nguy cơ bị sặc mà còn giúp cải thiện sự phối hợp giữa tay và miệng.

Khi nào có thể cho bé sử dụng cốc tập uống?

Không có một quy định nào về thời điểm cụ thể cho điều này, vì vậy, bạn nên cho bé sử dụng bất cứ khi nào bạn thấy bé đã sẵn sàng là tốt nhất. Thông thường, các bà mẹ sẽ cho bé sử dụng cốc tập uống khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, tuy nhiên, cũng có một số bé không thích sử dụng loại cốc này dù đã hơn 1 tuổi.

Bí quyết để việc chuyển đổi sang cốc tập uống diễn ra dễ dàng

Trong giai đoạn chuyển đổi từ bú bình sang cốc tập uống, một số bé sẽ thích nghi khá dễ dàng, trong khi một số khác phải mất một khoảng thời gian mới có thể làm quen được với điều này. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể thử để giúp bé sớm quen dần với việc sử dụng cốc tập uống:

  • Lúc mới bắt đầu, bạn nên chọn những chiếc cốc có vòi mềm dẻo giống như núm ti bình sữa bởi loại này sẽ giúp bé cảm thấy quen thuộc hơn so với những loại có vòi cứng.
  • Chỉ cho bé cách nâng cốc lên miệng và nâng cao đáy cốc để uống.
  • Khi mới bắt đầu tập cho bé uống, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc bằng cốc. Bởi nếu bạn cho bé uống sữa hoặc nước trái cây thì khi bé lắc hoặc ném cốc, sữa hoặc nước trái cây sẽ đổ ra ngoài, điều này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian trong việc vệ sinh sàn nhà và nhiều vật dụng khác.
  • Việc chọn được một chiếc cốc tập uống phù hợp với bé không phải là điều đơn giản. Hãy thử một vài loại cho đến khi bạn chọn được chiếc cốc phù hợp. Một số kiểu cốc có cả van để giúp ngăn không khí lẫn vào trong đồ uống của bé.
  • Hãy động viên bé dùng cốc tập uống khi bạn thấy bé sẵn sàng.

Nên làm gì khi bé không thích sử dụng cốc tập uống?

Nếu bé không thích uống bằng loại cốc này, bạn có thể thử một số bí quyết sau:

  • Với những bé đã quen với việc bú bình, bạn hãy đổ nửa bình sữa của bé sang cốc tập uống. Lúc này, bé sẽ uống nửa bình sữa bằng cách bú bình và nửa còn lại bằng cách sử dụng cốc. Phương pháp này sẽ giúp bé quen dần với việc uống bằng cốc.
  • Đặt núm vú cao su (không có bình) vào miệng bé và sau khi bé bắt đầu bú, thay nó bằng vòi uống của cốc tập uống. Thậm chí, một vài bà mẹ còn bảo bé nói “ba ba” và thay bình sữa bằng cốc tập uống vào lúc đó.
  • Nhúng vòi của cốc vào trong sữa hoặc nước hoa quả mà bé thích và sau đó đưa cho bé.
  • Chỉ cho bé thấy vòi uống cũng giống như núm vú (cần cho bé ngậm vào). Cố gắng chạm đầu vòi vào môi để kích thích phản xạ mút của bé.
  • Thay vì sử dụng vòi uống, bạn có thể thay thế bằng một chiếc ống hút để gây ấn tượng cho bé.
  • Trẻ nhỏ thường thích bắt chước người lớn. Chính vì vậy, bạn hãy thử làm mẫu để kích thích bé bắt chước theo bạn. Tuy nhiên, bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc cốc khác để đảm bảo vệ sinh thay vì dùng chung với bé nhé.
  • Đôi lúc, cặn sữa có thể tích tụ ở vòi uống, khiến bé khó uống. Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy thử tháo vòi ra kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ.
  • Nếu bé mút mãi mà không được, hãy thử lấy van kiểm soát tốc độ chảy ra (nếu cốc tập uống của bé có van và có thể tháo ra được). Khi bé đã học được cách cầm cốc, bạn có thể lắp van trở lại và bé sẽ mút mạnh hơn để uống được.

Những điều nên và không nên khi sử dụng cốc tập uống cho bé

Khi sử dụng cốc tập uống cho bé, bạn nên:

  • Chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho bé khi sử dụng cốc tập uống. Những bé hơn 2 tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé sử dụng bàn chải và kem đánh răng để bảo vệ răng miệng.
  • Rửa thật sạch cốc (đặc biệt là phần nắp và vòi) sau khi dùng. Đồ uống có thể dễ dàng dính lại tại các ngóc ngách dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm mốc. Nếu bạn không thể rửa được, cố gắng súc nó thật kỹ càng và để cốc khô hoàn toàn trước khi sử dụng.

Bạn không nên:

  • Để bé vừa ngủ vừa sử dụng cốc tập uống có chứa nước hoa quả hay sữa bởi điều này sẽ khiến bé dễ bị sâu răng.
  • Để đồ uống quá lâu trong cốc. Hãy cố gắng cho bé uống hết trong vài giờ.
  • Sử dụng cốc tập uống với mục đích cai sữa. Với một số bé, cốc tập uống chỉ đơn giản là sự thay thế cho chai sữa và bạn sẽ phải đối mặt với một thử thách cai sữa khác.
  • Cho bé sử dụng cốc tập uống khi bé đã đủ lớn để sử dụng các loại cốc thông thường. Đa phần, những bé hơn 2 tuổi là đã có thể cho ngừng sử dụng cốc tập uống.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số thông tin về việc sử dụng cốc tập uống cho bé. Bạn hãy chọn cho bé một chiếc cốc phù hợp để bé có thể dễ dàng chuyển đổi từ bú bình sang việc sử dụng cốc nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân

(31)
Giày cao gót được xem như là biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của phụ nữ. Thế nhưng, mang giày cao gót thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến bàn chân ... [xem thêm]

Những loại thuốc thường dùng khi bị sốt siêu vi

(86)
“Sốt siêu vi uống thuốc gì?” là câu hỏi nhiều người quan tâm với mong muốn giảm bớt các triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu khi cơ thể bị virus tấn ... [xem thêm]

Bệnh suy giảm nhận thức nhẹ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

(17)
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là một giai đoạn suy giảm nhận thức rõ rệt do sự lão hóa và bệnh mất trí nhớ gây ra. Triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách ... [xem thêm]

Sức khỏe tinh thần: Sức mạnh giúp bạn vượt qua khó khăn

(72)
Khi sức khỏe tinh thần tốt, bạn sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với các thử thách khó khăn. Nếu là người sống tình cảm hay dễ bị stress, sức ... [xem thêm]

Thai nhi 6 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(14)
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổiThai nhi tuần 6 phát triển như thế nào?Thai nhi 6 tuần tuổi, lúc này bé đã có kích thước cỡ hạt đậu và dài khoảng ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của các loại dầu ăn

(87)
Không phải mọi loại dầu ăn đều lý tưởng để kết hợp với tất cả các loại thực phẩm. Có khi dầu ôliu hợp với món này nhưng không hợp khi chiên xào ... [xem thêm]

11 vật dụng nhà bếp có thể trở thành hiểm họa cho bé!

(24)
Trẻ hiếu động và tò mò với những vật dụng nhà bếp mà không nhận thức đủ hết được những hiểm họa có thể xảy ra sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy bất ... [xem thêm]

6 lý do tại sao mẹ bầu nên ăn bưởi mỗi ngày

(32)
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn bưởi có tốt không?Trái cây là thành phần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN