Chế độ ăn uống cho người bệnh đa hồng cầu

(3.97) - 50 đánh giá

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc theo đuổi một chế độ ăn uống đặc biệt có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Bệnh đa hồng cầu (PV) là một căn bệnh rối loạn máu hiếm gặp, khiến cơ thể bạn sản xuất quá mức các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Vậy, người bệnh đa hồng cầu nên ăn gì? Mặc dù không có chế độ ăn uống đặc biệt nào để hỗ trợ điều trị bệnh đa hồng cầu, nhưng bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế thực phẩm giàu natri.

Sơ lược về bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một căn bệnh về máu không quá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở nam giới trên 60 tuổi.

Trong khi một số người không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của đa hồng cầu, những người khác có thể bị bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng (dù không có thương tích hoặc chỉ là vết trầy xước nhỏ). Ngoài ra, việc sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu còn gây ra sự gia tăng thể tích máu, có thể dẫn đến lách to hoặc làm tổn thương gan.

Mục đích của điều trị bệnh đa hồng cầu là giảm thể tích máu, kết hợp dùng thêm một số loại thuốc. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh đa hồng cầu

Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng để duy trì cân nặng cho những người bị bệnh đa hồng cầu. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp cho bạn lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất phù hợp mà cơ thể bạn cần để hoạt động bình thường mà không bị thừa cân. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định nhu cầu cá nhân của mình. Nhìn chung, chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc và thực phẩm từ sữa ít béo.

Chế độ ăn ít natri

Ngoài việc theo đuổi chế độ ăn uống cân bằng, bạn cũng cần theo dõi lượng natri mình nạp vào cơ thể. Lượng máu tăng sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Hạn chế lượng natri có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn.

  • Bước đầu tiên trong việc giảm lượng natri là ngừng thêm muối vào thức ăn trong khi nấu và trên bàn ăn.
  • Thứ hai, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, thực phẩm đông lạnh, khoai tây chiên và súp. Thay vào đó, hãy ưu tiên nhiều thực phẩm tươi, nguyên chất được chế biến tại nhà với gia vị không có muối.

Mối quan tâm về sắt

Nếu trải qua phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch (phlebotomy) như một hình thức điều trị bệnh đa hồng cầu, bệnh nhân sẽ lo lắng về tình trạng thiếu sắt của cơ thể.

Tuy nhiên, mối lo này là thừa, bởi những người bị bệnh đa hồng cầu không bị các dấu hiệu thiếu sắt điển hình, theo một bài báo được công bố trên “Tạp chí của Hiệp hội huyết học Hoa Kỳ”. Do đó, khi bị PV, bạn không cần ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Ngoài ra, hãy uống đủ nước để tránh mất nước, đồng thời duy trì lưu lượng máu ổn định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần cẩn trọng!

(10)
Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa có thể phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Nếu không được điều trị hay kiểm ... [xem thêm]

Ngăn ngừa ung thư vú với 12 loại thực phẩm thơm ngon

(12)
Bông cải xanh, củ nghệ, táo và các loại quả mọng… là những thực phẩm có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư vú và các bệnh khác nữa đấy. Dù không phải là ... [xem thêm]

Tự gây thương tích

(12)
Tìm hiểu chungTự gây thương tích là gì?Tự gây thương tích không có ý tự sát, thường được gọi đơn giản là tự gây thương tích, là hành vi cố ý làm ... [xem thêm]

Thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào?

(89)
Từ trước tới giờ, DHA vẫn luôn là một chất quan trọng dành cho trẻ nhỏ. Tại sao lại như vậy? Thông qua bài viết này, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về ... [xem thêm]

Hiểm họa ung thư từ chiếc áo ngực liệu có đúng?

(44)
Áo ngực gây ung thư vú là một trong những lời đồn đại mà bạn cần phải tỉnh táo kiểm tra lại tính chính xác của thông tin, nguy cơ gây bệnh có thể là do ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách ranh giới: 8 triệu chứng không thể bỏ qua

(60)
Khi một người mắc lo âu, trầm cảm hay các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện liên tục trong một thời gian dài.Tuy ... [xem thêm]

10 điều bạn nên biết khi tự xét nghiệm HIV tại nhà

(12)
Nếu cảm thấy ngần ngại khi phải đến các trung tâm y tế, bạn có thể lựa chọn cách tự xét nghiệm HIV tại nhà dựa vào mẫu máu để xác định tình trạng ... [xem thêm]

Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ

(14)
Những người ở độ tuổi 40, 50 hay thậm chí 30 thường phớt lờ những cơn đột quỵ nhẹ – dấu hiệu cảnh báo cho những cơn đột quỵ nặng sắp xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN