Chữa đầy hơi ở trẻ với 5 cách hiệu quả sau

(3.71) - 80 đánh giá

Đầy hơi là một bênh lý về đường tiêu hóa và thường xảy ra ở trẻ em. Tình trạng này thường cho nhiều trẻ khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy để chữa đầy hơi ở trẻ, chúng ta nên làm bằng cách nào?

Khi thấy bé có dấu hiệu của đầy hơi, nhiều bố mẹ rất băn khoăn về cách chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết những thắc mắc xoay quanh vấn đề chữa đầy hơi ở trẻ.

1. Xoa bụng

Khi bé ợ sẽ làm giảm lượng hơi trong dạ dày để chúng không đi qua đường ruột. Tuy nhiên, ợ hơi không có hiệu quả 100% trong việc loại bỏ khí, vì nó không có tác dụng đối với khí tạo ra trong ruột từ quá trình tiêu hóa bình thường. Có nhiều phương pháp điều trị để giảm bớt khí, ví dụ như xoa bụng. Động tác xoa vùng bụng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp em bé giải phóng bớt hơi.

Chỉ cần dùng lực xoa nhẹ trên bụng có thể làm dịu và giúp bé ợ. Bạn cũng có thể thử đặt bé nằm úp xuống trên cẳng tay với đôi chân ở khuỷu tay và cằm nằm gọn trong bàn tay. Áp lực đặt trên bụng giúp làm dịu và giải phóng khí cho bé. Nếu cách này không hiệu quả, một số phương pháp sau đây có thể hữu ích. Tất nhiên, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ sử dụng bất bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào.

2. Simethicone

Simethicone về cơ bản là một chất chống tạo bọt, giúp kết hợp các bong bóng khí trong dạ dày với nhau nhằm đẩy khí ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu các cụm bọt khí lớn hơn không được thải ra đủ nhanh, chúng sẽ đi xuống đường tiêu hóa dưới. Ở đây, các cụm bong bóng khí lớn gây ra sự đau nhức và chướng bụng nhiều hơn.

Simethicone không có tác dụng trên đường ruột và còn có thể gây ra đau bụng. Vì simethicone hoạt động bằng cách kết hợp các bong bóng khí, nó phải ở nơi có khí để hoạt động. Vì vậy, simethonone không phải là thuốc dùng 1 lần lúc cấp bách, mà phải được dùng thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Nếu nguyên nhân sinh khí không phải do nuốt vào, simethicone sẽ không có tác dụng sau khi khí bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, simethicone sẽ chỉ hoạt động với khí gần phía trên dạ dày và không có tác dụng lên đường ruột.

3. Sodium bicarbonate (baking soda)

Một loại thuốc khác là sodium bicarbonate hay còn được biết đến là baking soda (thuốc muối). Natri bicarbonate là một chất kiềm chống lại pH của axit dạ dày, được tạo ra tự nhiên trong dạ dày trẻ em. Nó có thể tạm thời làm giảm bớt sự khó chịu do trình trạng tăng tiết axit gây ra. Tuy nhiên, sodium bicarbonate được hấp thu vào máu và có thể có những phản ứng phụ không mong muốn.

Vì lý do này, trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng natri bicarbonate. Ngay cả đối với người lớn cũng không nên sử dụng trong hơn 2 tuần hoặc dùng lặp đi lặp lại. Theo một số bác sĩ, sodium bicarbonate có thể gây ra sự mất cân bằng chất điện giải ở trẻ sơ sinh, điều này dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

4. Tinh dầu và các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược

Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ rõ ràng về các tác động phụ của tinh dầu trước khi bạn quyết định sử dụng nó cho bé sơ sinh ở nhà, cho dù là với nồng độ rất ít.

5. Thuốc vi lượng đồng căn

Các công thức về vi lượng đồng căn có thể là một lựa chọn tuyệt vời để điều trị các triệu chứng về khí ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các loại thuốc trị liệu vi lượng đồng căn không chứa chất gây dị ứng và không có tác dụng phụ. Trên thị trường hiện nay, thuốc vi lượng đồng căn thường tồn tại ở dạng lỏng. Đây là thuốc rất hiệu quả trong điều trị tình trạng xì hơi, chướng bụng và đau quặn ở trẻ sơ sinh.

Đường ruột của bé còn non yếu nên tình trạng đầy hơi vẫn thường xảy ra. Bố mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để chữa đầy hơi cho con nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kinh nguyệt – Những điều cần biết

(43)
Mọi người (đặc biệt là phái nữ) nói rất nhiều về kinh nguyệt. Nhưng chính xác thì kinh nguyệt là gì và điều gì khiến nó xảy ra? Chu kỳ kinh đầu tiên ... [xem thêm]

Phụ nữ xuất tinh khi làm tình, đừng kinh ngạc!

(100)
Bạn có thể từng nghe nói đàn ông xuất tinh sau những giây phút nóng bỏng trên giường, đây cũng chính là dấu hiệu cao trào cực khoái khi các đấng mày râu ... [xem thêm]

5 động tác yoga giảm cân nhanh chóng và dễ dàng

(32)
Tập yoga mỗi ngày không những tăng cường sức khỏe, cơ thể săn chắc mà còn giúp bạn giảm cân. Cùng tìm hiểu 5 động tác yoga đơn giản nhưng có hiệu quả ... [xem thêm]

Chứng đau xương cụt khi mang thai: Mẹ bầu cần biết điều gì?

(65)
Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt ... [xem thêm]

Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng

(82)
Chị Nguyễn Thị Thanh (phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) bị bệnh u nang buồng trứng với kích thước 58mm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn

(93)
Tìm hiểu chungUng thư di căn là gì?Di căn là sự lây lan của các tế bào ung thư đến các khu vực mới của cơ thể, thường là theo hệ thống bạch huyết hay dòng ... [xem thêm]

7 kinh nghiệm dạy con của những bà mẹ lười biếng mà bạn nên làm theo

(68)
Việc nuôi dạy những đứa trẻ đôi khi trở thành một nhiệm vụ đầy khó khăn với nhiều thách thức. Thế nên việc học hỏi kinh nghiệm dạy con từ những bà ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN