Tổng phân tích tế bào máu

(4.29) - 32 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tổng phân tích tế bào máu là gì?

Tổng phân tích tế bào máu là một xét nghiệm để cung cấp thông tin quan trọng về các loại và số lượng tế bào trong máu, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra bất kỳ triệu chứng nào như yếu ớt, mệt mỏi hoặc bầm tím. Tổng phân tích tế bào máu cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán các tình trạng chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng và nhiều rối loạn khác.

Một xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thường bao gồm:

  • Đếm tế bào bạch cầu. Bạch cầu là một loại tế bào bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn, virus hoặc các sinh vật khác gây bệnh. Khi một người bị nhiễm vi khuẩn, số lượng tế bào bạch cầu tăng lên rất nhanh chóng. Số lượng tế bào bạch cầu đôi khi được sử dụng để tìm nhiễm trùng hoặc để theo dõi cơ thể phản ứng việc điều trị bệnh ung thư như thế nào;
  • Các loại tế bào bạch cầu. Các loại tế bào bạch cầu chính là bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm. Mỗi loại tế bào đóng vai trò khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể. Các con số của mỗi một loại tế bào bạch cầu cung cấp thông tin quan trọng về hệ miễn dịch;
  • Đếm tế bào hồng cầu (RBC). Nếu số lượng tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu), cơ thể có thể không nhận đủ oxy cần thiết. Nếu số lượng quá nhiều (một tình trạng gọi là đa hồng cầu) thì các tế bào hồng cầu sẽ có cơ hội kết cụm lại với nhau và làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ (các mao mạch);
  • Hematocrit (HCT dung tích hồng cầu). Xét nghiệm này đo thể tích các tế bào hồng cầu có trong máu. Giá trị được đưa ra là tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu trong một thể tích máu;
  • Hemoglobin (Hb). Phân tử hemoglobin có đầy trong các tế bào hồng cầu, mang oxy và làm cho các tế bào máu có màu đỏ. Xét nghiệm hemoglobin đo lượng hemoglobin trong máu và là một phép đo tốt cho biết khả năng mang khí oxy trong máu đi khắp cơ thể;
  • Các chỉ số tế bào hồng cầu. Có ba chỉ số tế bào hồng cầu: thể tích trung bình một hồng cầu (MCV), số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH) và nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCHC);
  • Đếm tiểu cầu. Chúng rất quan trọng trong quá trình đông máu. Khi chảy máu xảy ra, các tiểu cầu phình lên, kết cụm lại với nhau và hình thành một nút chặn giúp cầm máu. Nếu có quá ít tiểu cầu sẽ dẫn tới chảy máu không kiểm soát được.

Khi nào bạn nên thực hiện tổng phân tích tế bào máu?

Bạn nên thực hiện tổng phân tích tế bào máu vì vài lý do sau:

  • Để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, sốt, bầm tím hoặc sụt cân;
  • Để kiểm tra xem có bị thiếu máu không;
  • Để xem có bao nhiêu máu đã bị mất nếu có chảy máu;
  • Để chẩn đoán bệnh đa hồng cầu;
  • Để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng không;
  • Để chẩn đoán các bệnh về máu như bệnh bạch cầu;
  • Để kiểm tra cơ thể phản ứng như thế nào với một số loại thuốc điều trị hay xạ trị;
  • Để kiểm tra chảy máu ảnh hưởng đến các tế bào máu và số lượng như thế nào;
  • Để sàng lọc trước khi phẫu thuật;
  • Để xem liệu có quá nhiều hay quá ít một số loại tế bào. Điều này có thể giúp tìm ra các tình trạng khác chẳng hạn như quá nhiều bạch cầu ái toan có nghĩa là xuất hiện dị ứng hoặc hen suyễn.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì trước khi thực hiện tổng phân tích tế bào máu?

Có một số chuẩn bị được đề nghị trước khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:

  • Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Bạn hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà mình đang dùng;
  • Số lượng tế bào bạch cầu hoặc nồng độ của một loại chất béo (triglyxerit) quá cao có thể làm cho giá trị của hemoglobin cao giả tạo;
  • Tình trạng lách lớn có thể làm cho số lượng tiểu cầu thấp hoặc số lượng tế bào bạch cầu thấp. Lách lớn có thể do một số loại ung thư;
  • Mang thai thường làm cho số lượng tế bào hồng cầu thấp và ít gặp hơn là số lượng tế bào bạch cầu cao.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tổng phân tích tế bào máu?

Bác sĩ sẽ quấn một băng thun xung quanh cánh tay của bạn để ngăn chặn dòng chảy của máu, điều này làm cho các tĩnh mạch phía dưới băng lớn hơn, vì vậy họ sẽ đâm kim vào tĩnh mạch dễ dàng hơn.

Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng nơi tiêm với alcohol và đâm kim vào tĩnh mạch, có thể phải đâm kim nhiều lần.

Tiếp theo, họ sẽ hút máu vào đầy ống tiêm, gỡ bỏ băng thun ở cánh tay của bạn khi đã lấy đủ máu và đặt một miếng gạc hoặc bông cotton lên chỗ đâm kim khi kim được rút ra để đè vào nơi tiêm, sau đó băng lại.

Quy trình thực hiện tổng phân tích tế bào máu như thế nào?

Trong xét nghiệm này, bạn có thể trải qua việc mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay và một băng thun được quấn quanh cánh tay. Do đó, bạn có thể cảm thấy bị quấn chặt và khó chịu. Bạn có thể không cảm thấy gì khi tiêm hoặc bạn có thể cảm thấy bị châm chích nhẹ.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện tổng phân tích tế bào máu?

Có rất ít vấn đề xảy ra từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch.

Thứ nhất, bạn sẽ có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nguy cơ bị bầm tím bằng cách đè tại chỗ trong vài phút.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu. Vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm vài lần trong ngày để giải quyết tình trạng này

Ngoài ra, chảy máu liên tục có thể là một vấn đề đối với một số bệnh nhân có rối loạn đông máu. Một số loại thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin®) và các loại thuốc kháng đông khác có thể làm chảy máu. Nếu bạn bị chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu hay nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông, hãy cho bác sĩ biết trước khi lấy máu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tổng phân tích tế bào máu, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả xét nghiệm của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy phòng xét nghiệm. Phạm vi bất thường của tổng phân tích tế bào máu có thể chỉ ra một vấn đề.

Đếm tế bào hồng cầu, hemoglobin và hematocrit.

Nếu các số đo trong ba chỉ số này thấp hơn bình thường, bạn bị thiếu máu. Thiếu máu gây ra mệt mỏi và suy nhược. Thiếu máu có nhiều nguyên nhân bao gồm cả thiếu một số vitamin nhất định hoặc sắt, mất máu hoặc một bệnh tiềm ẩn.

Số lượng tế bào hồng cầu cao hơn bình thường hoặc hemoglobin cao hoặc hematocrit cao có thể chỉ ra một bệnh tiềm ẩn chẳng hạn như bệnh đa hồng cầu hoặc bệnh tim.

Đếm tế bào bạch cầu.

Số lượng tế bào bạch cầu thấp có thể được gây ra bởi một số tình trạng chẳng hạn như rối loạn tự miễn phá hủy các tế bào bạch cầu, các vấn đề về tủy xương hay ung thư. Một số thuốc cũng có thể làm cho số lượng tế bào bạch cầu thấp.

Nếu số lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường, bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể ám chỉ bạn mắc một rối loạn ở hệ miễn dịch hay một bệnh ở tủy xương. Số lượng tế bào bạch cầu cao cũng có thể là một phản ứng với thuốc.

Đếm tiểu cầu.

Số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường hoặc cao hơn bình thường là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc có thể là tác dụng phụ từ thuốc. Nếu số lượng tiểu cầu nằm ngoài phạm vi bình thường, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm da tiết bã

(53)
Định nghĩaViêm da tiết bã là bệnh gì?Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Viêm da tiết bã làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh ... [xem thêm]

Đau cẳng chân

(94)
Đau cẳng chân Tìm hiểu chungĐau cẳng chân là bệnh gì?Đau xương cẳng chân, hay hội chứng căng xương chày, là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong ... [xem thêm]

Rối loạn hệ thống nội tiết

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn hệ thống nội tiết là bệnh gì?Rối loạn hệ thống nội tiết là các bệnh liên quan đến tuyến nội tiết của cơ thể. Hệ thống ... [xem thêm]

Lùn

(16)
Tìm hiểu chungLùn là bệnh gì?Lùn là tình trạng xương tăng trưởng ngắn hơn bình thường và xuất hiện ở tay, chân hoặc thân người. Có hơn 300 nguyên nhân gây ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp góc mở chính

(17)
Tìm hiểu chungTăng nhãn áp góc mở chính là bệnh gì?Tăng nhãn áp dùng để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây thiệt hại cho các đầu dây thần kinh thị giác và ... [xem thêm]

Mê sảng

(71)
Tìm hiểu chungMê sảng là bệnh gì?Mê sảng là một rối loạn chức năng tâm thần bất ngờ, biến động và thường có thể khỏi. Bệnh được đặc trưng bởi ... [xem thêm]

Hội chứng Reye

(24)
Hội chứng Reye là một tình trạng nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng này có ... [xem thêm]

Xóa nhiễm sắc thể 10p

(26)
Tìm hiểu chungXóa nhiễm sắc thể 10p là gì?Xóa nhiễm sắc thể 10p là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp trong đó đầu mút nhánh ngắn (nhánh p) của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN