Chẩn đoán sẩy thai

(4.33) - 90 đánh giá

Nếu thai phụ đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ sản khoa vì lí do xuất huyết âm đạo hoặc những triệu chứng của sẩy thai thì thai phụ sẽ được chuyển đến đơn vị chăm sóc thai kì sớm tại bệnh viện để được làm xét nghiệm.

Nếu thai kì trên 18 tuần, thai phụ sẽ được nhập viện tại khoa sản.

Các xét nghiệm chẩn đoán sẩy thai

Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chắc chắn thai phụ có sẩy thai hay không. Ngoài ra, các xét nghiệm này còn để xác định có còn tổ chức thai sót lại trong tử cung hay không (sẩy thai không hoàn toàn).

Siêu âm thường được chỉ định đầu tiên để kiểm tra sự phát triển của thai và xem có tim thai hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường sử dụng siêu âm qua đường âm đạo bằng cách đưa một đầu dò nhỏ vào trong âm đạo. Điều này có thể sẽ làm thai phụ có cảm giác hơi khó chịu nhưng không gây đau.

Thai phụ có thể lựa chọn siêu âm qua thành bụng nếu muốn, nhưng độ chính xác thấp hơn. Siêu âm không gây nguy hiểm cho thai nhi và không làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.

Thai phụ có thể cũng được làm các xét nghiệm máu để định lượng hormon liên quan đến thai kì, như Beta-human chorionic gonadotropin (β-hCG) và progesterone.

Các xét nghiệm có thể lặp lại sau 48 giờ nếu:

  • Nồng độ ở mức ranh giới.
  • Kết quả siêu âm không rõ ràng.
  • Xét nghiệm quá sớm trong thai kì.

Đôi khi sẩy thai không thể chẩn đoán xác định ngay khi siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Ví dụ, có thể không thấy được tim thai trên siêu âm ở giai đoạn sớm của thai kỳ(nhỏ hơn 6 tuần). Trong trường hợp này, thai phụ có thể sẽ làm lại siêu âm và/hoặc xét nghiệm máu sau một hoặc hai tuần.

Sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp là khi thai phụ sẩy thai trên 3 lần liên tục, các xét nghiệm dưới đây thường được dùng để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, trong 1/2 trường hợp sẩy thai thường không rõ nguyên nhân.

Khi bắt đầu mang thai, hầu hết thai phụ sẽ được chỉ định siêu âm và theo dõi kỹ để có thể an tâm hơn về thai kỳ của mình.

Lập bộ nhiễm sắc thể

Nếu thai phụ sẩy thai lần thứ 3 thì bác sĩ sẽ khuyên thai phụ kiểm tra xem có bất thường nhiễm sắc thể thai nhi hay không.

Nếu có bất thường, bước tiếp theo là sẽ kiểm tra nhiễm sắc thể của thai phụ và chồng. Đây được gọi là lập bộ nhiễm sắc thể.

Nếu phát hiện được nguyên nhân là từ nhiễm sắc thể thai phụ hoặc chồng, thai phụ sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ di truyền học lâm sàng.

Bác sĩ có thể sẽ giải thích cho thai phụ khả năng mang thai thành công trong tương lai và sản phụ có thể thử những phương pháp điều trị sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây gọi là tư vấn di truyền.

Siêu âm

Siêu âm ngã âm đạo dùng để kiểm tra các bất thường về cấu trúc của tử cung. Phương pháp thứ hai là siêu âm 3D để khảo sát vùng bụng dưới và vùng chậu giúp cho chẩn đoán chính xác hơn.

Siêu âm cũng có thể đánh giá có hở eo tử cung hay không.Việc này chỉ có thể thực hiện khi bắt đầu mang thai lại, thường vào thời điểm từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kì.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể xác định nồng độ kháng thể kháng phospholipid (aPL) và kháng đông lupus. Xét nghiệm này nên được thực hiện hai lần, cách nhau 6 tuần, trước khi mang thai.

Kháng thể kháng phospholipid (aPL) sẽ làm tăng nguy cơ gây huyết khối và thay đổi cách bám của nhau thai.

Những thay đổi đó dẫn đến suy giảm lượng máu đến thai và có thể gây ra sẩy thai.

Một số trường hợp trường hợp thai ngừng phát triển được chẩn đoán khi siêu âm định kì. Trên siêu âm có thể thấy không có hoạt động tim thai hoặc túi thai/phôi thai teo nhỏ.

Tài liệu tham khảo

http://www.nhs.uk/Conditions/Miscarriage/Pages/Diagnosis.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Ngô Đình Triệu Vỹ - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật nội soi ổ bụng

(14)
Phẫu thuật nội soi ổ bụng là gì? Phẫu thuật nội soi ổ bụng là một kĩ thuật mổ không cần rạch một đường rạch lớn trên da thành bụng. Một ống ... [xem thêm]

Béo phì và thai kỳ

(95)
Thế nào là chỉ số khối cơ thể? Chỉ số khối cơ thể (BMI, body mass index) là chỉ số được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, giúp đánh giá xem một ... [xem thêm]

Các lựa chọn khi mang thai: nuôi con, cho làm con nuôi, và phá thai

(14)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Cho trứng trong buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

(85)
Cho trứng trong buồng trứng có sao không? Thưa bác sĩ, nếu như mình cho một quả trứng trong buồng trứng có sao không ạ? em mới có 22 tuổi thôi nhưng em có hai ... [xem thêm]

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị tận gốc được không?

(61)
Nhiễm nấm âm đạo có điều trị tận gốc được không? Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, có một em bé. Hiện tại tôi đang sử dụng phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

(93)
Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

Bệnh lý lạc nội mạc tử cung

(70)
Trong quá trình làm việc, mình thấy bệnh lý lạc nội mạc tử cung gây hoang mang cho nhiều bệnh nhân. Việc giải thích cho bệnh nhân hiểu được bản chất bệnh ... [xem thêm]

Quần áo cho bà bầu

(49)
Biên dịch: Phạm Thị Thanh Ngọc và Trần Thị Thu Quần áo phù hợp khi mang thai là gì? Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp trong cuộc đời của người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN