Chấn thương và rối loạn khuỷu tay: những điều cần biết

(4.25) - 25 đánh giá

Đau khớp khuỷu tay là căn bệnh ngay nên rất nhiều vấn đề phiền toái trong cuộc sống. Vậy làm thể nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu triệu chứng này? Trong bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn 6 tips hay ho giúp giảm đau khớp khuỷu tay mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.

Nếu bạn là vận động viên cử tạ, hoặc bạn yêu thích bộ môn cử tạ, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc phải các chấn thương và bị đau hơn những người khác. Một trong số các tình trạng phổ biến là đau khuỷu tay. Cơn đau này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục nâng tạ hay thậm chí hạn chế chuyển động của bạn. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả.

1. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cổ tay để giảm đau khớp khuỷu tay là điều rất quan trọng. Điều này không có nghĩa là bạn phải dừng chơi thể thao, bạn vẫn có thể tập cử tạ nhưng không sử dụng tạ nâng quá nặng sẽ ảnh hưởng đến khuỷu tay. Bạn có thể tiếp tục nâng tạ bằng chân thay vì bằng cánh tay. Sau đó, bạn có thể tiếp tục nâng tạ bằng tay và cánh tay khi khuỷu tay được phục hồi hoàn toàn. Đừng cố gắng tập cử tạ nếu bạn cảm thấy đau ở khuỷu tay. Đau có thể trở nên tệ hơn khi bạn luyện tập, do đó, bạn nên dừng lại.

2. Giảm đau khớp khuỷu tay bằng đá lạnh

Biện pháp chườm đá có thể được sử dụng để giúp làm giảm viêm nhiễm và đau khớp khuỷu tay. Bạn có thể chườm đá 15−20 phút một lần, 4−5 lần một ngày. Đừng chườm nhiều lần, điều này có thể làm tổn thương các mô trên cơ thể bạn. Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên khuỷu tay, vì có thể gây bỏng lạnh và làm hỏng da. Bạn có thể mua các gói băng tại các nhà thuốc hoặc sử dụng một miếng vải mỏng đặt giữa chỗ đau và túi chườm.

3. Massage trị liệu

Để “hạ nhiệt” các cơn đau khớp khuỷu tay, bạn có thể thực hiện Massage trị liệu. Đây sẽ là phương pháp hiệu quả giúp bạn có thể tạm thời xua tan đi chơi đau, các cơ cũng đồng thời được thư giãn. Massage trị liệu cũng có thể giúp cơ thể và tâm trí bạn thư giãn. Vì vậy, ngay cả khi không thể giúp giảm đau khớp khuỷu tay, massage còn có thể là lựa chọn tốt để giảm stress. Bạn có thể trị liệu massage tại bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe.

4. Sử dụng băng dán cơ Rock Tape

Băng dán cơ Rock Tape hoạt động trên cơ chế nâng đỡ phần da ở vị trí bị đau, như khuỷu tay, khiến các cơ xung quanh điểm đau được nâng đỡ và không chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm đau khớp khuỷu tay hiệu quả. Đồng thời, với sự nâng đỡ đặc biệt này, lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ cũng được cải thiện, giúp giảm sưng tấy, làm chậm sự mỏi cơ và đẩy nhanh tiến độ bình phục cơ.

5. Laser độ IV

Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng laser với cường độ cao cũng là một phương pháp giảm đau hiệu quả. Tia laser được chiếu lên vùng tổn thương, những tia này tác động sâu và rộng giúp kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học, hình thành các chất ATP giúp giảm viêm, giảm đau, điều trị đau tận gốc cơn đau.

6. Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng sóng xung kích Shockwave

Thiết bị chiếu sóng xung kích vào vùng tổn thương, sóng âm tương tác với mô tạo ra tác động cục bộ; thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động. Áp dụng sóng âm sẽ tạo ra sự đứt đoạn mao mạch cực nhỏ trong gân và xương, kích thích hình thành các vi động mạch mang máu giúp quá trình làm lành nhanh hơn.

7. Tìm một huấn luyện viên có kinh nghiệm

Bạn nên tìm một huấn luận viên giỏi, họ có thể giúp bạn ngăn ngừa chấn thương sau này. Bạn có thể tìm một huấn luyện viên cá nhân tại phòng tập thể dục giúp bạn biết cách làm thế nào để nâng tạ đúng cách, hoặc dạy cho bạn những kỹ thuật chính xác. Bạn sẽ biết vị trí nào có thể giúp giảm thiểu áp lực lên khuỷu tay, từ đó giảm nguy cơ bong gân, hoặc chấn thương khi tập thể thao. Bạn có thể phải tốn một khoản chi phí cho huấn luyện viên riêng, nhưng điều này sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa chấn thương, điều trị, thời gian phục hồi, hoặc bất cứ điều gì liên quan đến chấn thương. Bên cạnh đó, bạn cũng nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc tập tạ. Vì vậy, bạn nên tìm cho mình một huấn luyện viên riêng để tránh bị đau khớp khuỷu tay khi luyện tập.

8. Tập thể thao

Một số bài tập kéo giãn cơ giúp bạn phục hồi chức năng và tính linh hoạt của cơ thể. Các nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn tập các bài tập này. Bạn nên duỗi khuỷu tay ít nhất một lần một ngày. Tăng cường tập thể dục có thể giúp tăng cường cơ khuỷu tay và mô mềm khác. Khuỷu tay mạnh giúp bạn nâng vật nặng dễ dàng hơn. Bạn có thể cảm thấy đau lúc đầu, nhưng cơn đau sẽ giảm dần khi các cơ quen với các chuyển động.

Đau khuỷu tay có thể rất phiền vì nó gây ảnh hưởng đến hoạt động của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát cơn đau với một số mẹo đơn giản trên. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm và trở nên nặng hơn, bạn nên đến chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được tư vấn điều trị sớm.

Nếu bạn vẫn còn đang đắng đo về địa điểm điều trị đau khớp khuỷu tay hiệu quả, phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ là một sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng. Phòng khám ACC là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại ACC luôn tâm niệm lấy người bệnh làm gốc, sử dụng những phương pháp an toàn và tối tân từ nhất từ Hoa Kỳ để trị liệu cho mỗi bệnh nhân.
Để có được sự tư vấn tốt nhất, hãy đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài ngay tại đây hoặc liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC: Hotline: 028 3939 3930Website: https://acc.vn

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh chlamydia và bệnh lậu: Điểm giống và khác nhau

(33)
Chlamydia và bệnh lậu đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI). Những ai quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh, hậu môn đều có ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên bổ sung axit béo cho bé?

(59)
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, bổ sung omega-3 cho bé là điều mà mọi cha mẹ đều ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực

(35)
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời (P1)

(75)
Trái nho được xem là “nữ hoàng trái cây”. Đây không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.Dựa vào màu ... [xem thêm]

Phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật” trong điều trị bệnh lý cột sống

(93)
Các bệnh lý cột sống ngày càng trở nên phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu phẫu thuật và dùng thuốc khiến bạn e ngại về những tác dụng phụ xảy ra thì ... [xem thêm]

Các biện pháp tránh thai hiện đại: Cách nào an toàn và phù hợp với bạn?

(35)
Mục đích chính của việc sử dụng các biện pháp tránh thai là ngăn ngừa thụ thai sau khi quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng các ... [xem thêm]

Dậy thì ở bé trai và những điều cha mẹ cần biết

(20)
Quá trình dậy thì ở bé trai diễn ra trong một khoảng thời gian dài, với sự gia tăng sản xuất hormone kèm theo một loạt thay đổi về mặt thể chất.Thời gian ... [xem thêm]

10 bài tập đơn giản giúp đầu óc bạn luôn minh mẫn

(87)
Não cá vàng khiến bạn hết quên cái này đến nhớ nhầm cái kia? Để tránh tình trạng khiến những người xung quanh phải lắc đầu hay chính bạn mệt mỏi vì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN