Vắc xin bại liệt dạng tiêm

(3.56) - 81 đánh giá

Tên gốc: vaccine poliomyelitis

Phân nhóm: vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch

Tác dụng

Tác dụng của vắc xin bại liệt là gì?

Vắc xin bại liệt là một chất kích thích hoạt động được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Thuốc hoạt động bằng cách tạo ra kháng thể giúp chống lại virus gây bại liệt.

Thuốc chủng ngừa bại liệt được khuyến cáo cho tất cả trẻ em ít nhất 6 tuần tuổi. Thuốc cũng được khuyến cáo cho người lớn trong các tình huống sau:

  • Người chưa bao giờ được chủng ngừa bại liệt;
  • Người đi du lịch đến các khu vực thường có bệnh bại liệt;
  • Người xử lý virus bại liệt trong phòng thí nghiệm;
  • Người điều trị bệnh nhân bị bại liệt.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc xin bại liệt cho người lớn như thế nào?

Người lớn chưa bao giờ được chủng ngừa bại liệt nên được tiêm tổng cộng 3 mũi. Các mũi tiêm nên được tiêm từ 1–2 tháng sau lần tiêm đầu tiên và sau đó là từ 6–12 tháng sau lần tiêm thứ hai.

Những người trưởng thành (có thể đã được chủng ngừa trước khi chủng ngừa bại liệt) nên được tiêm 1–2 lần.

Liều dùng vắc xin bại liệt cho trẻ em như thế nào?

Ở trẻ em, tổng cộng tiêm 4 mũi vắc xin bại liệt. Các mũi chích ngừa thường được tiêm 2 tháng, 4 tháng, 6–18 tháng và 4–6 tuổi.

Mỗi liều vắc xin này thường được dùng cách nhau ít nhất 4 tuần. Liều thứ nhất của loại thuốc chủng này có thể được dùng cho trẻ 6 tuần tuổi.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng vắc xin bại liệt như thế nào?

Thuốc chỉ được tiêm dưới sự chỉ định của bác sĩ tại phòng mạch.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc xin bại liệt?

Một số tác dụng phụ của vắc xin bạn có thể gặp gồm:

  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Phát ban;
  • Ngứa, đặc biệt là ở bàn chân hoặc bàn tay;
  • Sưng đỏ da, đặc biệt quanh tai;
  • Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi;
  • Mệt mỏi bất thường (đột ngột và nghiêm trọng);
  • Sốt trên 39°C;
  • Cáu gắt;
  • Ăn mất ngon;
  • Mệt mỏi.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin bại liệt, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bại liệt;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vắc xin bại liệt trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Vắc xin bại liệt có thể tương tác với những thuốc nào?

Vắc xin bại liệt có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Vắc xin bại liệt có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc xin bại liệt?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là các bệnh sau:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Nhiễm virus;
  • Nôn mửa;
  • Sốt;
  • Bệnh tật (mức độ vừa hoặc nặng);
  • Bệnh sử gia đình về tình trạng suy giảm miễn dịch.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc xin bại liệt như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Vắc xin bại liệt có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc xin bại liệt có dạng dung dịch tiêm truyền.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vitamin 3B

(37)
Tên hoạt chất: Vitamin 3B là tổng hợp của vitamin B1, B6 và B12.Phân nhóm: Vitamin nhóm B/Vitamin nhóm B, C kết hợp; thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ ... [xem thêm]

Dros-ta

(33)
Tên gốc: drotaverine hydroclorid 40mgTên biệt dược: Dros-taPhân nhóm: thuốc chống co thắtTác dụngTác dụng của thuốc Dros-ta là gì?Dros-ta là thuốc trị co thắt cơ ... [xem thêm]

Thuốc levocetirizine

(80)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc levocetirizine là gì?Levocetirizine là thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước ... [xem thêm]

Klamentin®

(87)
Tên gốc: amoxicilin, axit clavulanicPhân nhóm: thuốc kháng sinh penicillinTên biệt dược: KlamentinTác dụngThuốc Klamentin trị bệnh gì?Klamentin có tác dụng điều trị ... [xem thêm]

Thuốc imiglucerase

(69)
Tên gốc: imigluceraseTên biệt dược: Cerezyme®Phân nhóm: thuốc khác ảnh hưởng đến chuyển hóaTác dụngTác dụng của thuốc imiglucerase là gì?Imiglucerase được ... [xem thêm]

Tramadol

(59)
Tên gốc: tramadolPhân nhóm: thuốc giảm đau (có chất gây nghiện)Tên biệt dược: ConZip® Rybix ODT®, Ryzolt®, Ultram®, Tramadol®Tác dụngTác dụng của thuốc tramadol ... [xem thêm]

Thuốc flurbiprofen

(47)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc flurbiprofen làgì?Bạn có thể sử dụng flurbiprofen để giảm đau, sưng, cứng khớp do viêm khớp. Flurbiprofen là một loại thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Polarax Tablet®

(34)
Tên gốc: dexchlorpheniramineTên biệt dược: Polarax Tablet®Phân nhóm: Thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Polarax Tablet® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN