Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

(3.61) - 54 đánh giá

Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường đang trở nên thông dụng hơn, khi mà số người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng.

Trong bài viết này, Chúng tôi cung cấp cho bạn ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường, những ai nên thực hiện xét nghiệm này và giải đáp các thắc mắc liên quan.

Kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường dùng để làm gì?

Kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường có thể được sử dụng để nhận được sự tư vấn y tế sâu hơn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Xét nghiệm tầm soát không có mục đích chẩn đoán, kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu tại bất kỳ giai đoạn nào của xét nghiệm, bạn đang lo lắng hay không chắc chắn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Những xét nghiệm nào hiện có dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Các xét nghiệm sau đây đang được sử dụng để chẩn đoán hay phân biệt giữa các týp bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm peptide – Cho biết có bao nhiêu insulin được sản xuất.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói – Xác định đường huyết đói.
  • Kháng thể GAD – Giúp xác định bệnh tiểu đường týp 1 hoặc LADA.
  • Xét nghiệm HbA1c – Còn được biết đến là xét nghiệm A1C, cho biết tình hình kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Dung nạp glucose đường uống – Giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường hoặc đề kháng insulin.
  • Kiểm tra dấu hiệu tiểu đường týp 2 – Xác định nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

Bạn có nên thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường?

Nếu đang ở độ tuổi từ 40–74, bạn có thể kiểm tra sự hiện diện hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 và các vấn sức khỏe lâu dài thường gặp khác.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm tầm soát nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như đi tiểu nhiều, khát nước hoặc lơ mơ kéo dài.

Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích cho những người có một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường týp 2 như thừa cân hoặc béo phì, có thành viên gia đình bị tiểu đường týp 2.

Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường khi mang thai được tiến hành vào tuần 24–28 của thai kỳ. Trong trường hợp bạn bị tiểu đường ở lần mang thai trước, hãy cho bác sĩ biết để được kiểm tra vào tuần 16–18, nếu bất thường, hãy kiểm tra lần thứ hai ở tuần thứ 28.

Bạn nên làm gì nếu có kết quả dương tính khi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường?

Kết quả dương tính thường gợi ý chẩn đoán bệnh tiểu đường, tuy nhiên, nếu có nghi ngờ, bạn có thể kiểm tra lần thứ hai để xác nhận kết quả.

Nếu nằm trong phạm vi tiền tiểu đường khi kiểm tra, bạn nên được theo dõi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường kỹ hơn vào mỗi năm.

Bạn nên làm gì nếu có kết quả âm tính khi xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường?

Kết quả âm tính với xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường là một tin tốt. Thế nhưng việc nhận thức được bệnh tiểu đường có thể phát triển trong cuộc sống sau này là quan trọng nên phải nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Bạn cũng được khuyến khích làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

Sau đây là những thắc mắc mà mọi người thường đưa ra liên quan đến những xét nghiệm về bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường có chính xác không?

Không chính xác 100%.

Điều gì khiến xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường giảm hiệu quả?

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến các xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường. Chúng bao gồm dùng vitamin C (trong 24 giờ trước khi kiểm tra). Phụ nữ phải chờ đến khi hết kỳ hành kinh trước khi làm xét nghiệm.

Nếu kết quả là âm tính, tôi có khỏe mạnh không?

Như trên đã đếp cập kết quả xét nghiệm đái tháo đường không chính xác 100%. Do đó, nếu xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường cho kết quả âm tính, không chắc chắn rằng bạn đang khỏe mạnh. Hơn nữa, kết quả này không chắc chắn rằng bạn không có bệnh tiểu đường.

Tôi nên thay đổi gì nếu kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường là dương tính?

Nếu kết quả xét nghiệm tầm soát là dương tính, bạn nên hẹn gặp bác sĩ ngay. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu đã có kết quả âm tính trong xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường, tôi nên kiểm tra một lần nữa?

Theo các chuyên gia, những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cần được xét nghiệm bệnh đái tháo đường mỗi ba năm. Đối với những người không có triệu chứng bệnh thì được đề nghị nên kiểm tra mỗi 5 năm/lần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn bí quyết dùng dầu jojoba trị mụn

(70)
Bạn đã từng nghe nói về công dụng của dầu jojoba trị mụn chưa? Với cấu tạo gần giống với lớp dầu tự nhiên trên da, dầu jojoba có thể dưỡng ẩm và ... [xem thêm]

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

(55)
Bạn có thấy con thứ của mình thường sẽ nghịch ngợm và chống đối hơn con đầu lòng không? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy một trong những tính cách ... [xem thêm]

Những vấn đề sức khỏe phụ nữ thường mắc phải

(68)
Phụ nữ và nam giới có nhiều vấn đề về sức khỏe tương tự, tuy nhiên chị em phụ nữ thường hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe riêng cần được ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh

(17)
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Có những người bị đau bụng nhẹ, nhưng cũng có người phải chịu rất nhiều đau đớn. Các thuốc đau ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến núm vú bị nứt khi mẹ cho con bú

(18)
Nứt đầu ti luôn là nỗi ám ảnh cả về thể xác lẫn tinh thần của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt đầu ti, nếu không hiểu và có ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn lo âu

(88)
Hầu như ai cũng có nỗi lo lắng của riêng mình. Lo thiếu thời gian, lo khi nói trước công chúng, hoặc lo lắng khi gặp khó khăn về tài chính… Tuy nhiên, khi sự ... [xem thêm]

Đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tình dục

(89)
Biết cách đối phó với những tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục không những giúp quan hệ vợ chồng không bế tắc mà còn cải thiện.Cảm xúc ... [xem thêm]

Khi nào mẹ không nên cho con bú?

(75)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và quý giá cho bé yêu. Song có nhiều lý do khác nhau từ phía bạn và bé mà có thể bạn không nên cho con bú sữa mẹ. Cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN