Các loại thuốc thay thế giúp hạ huyết áp có tác dụng không ngờ

(4.13) - 32 đánh giá

Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp được cung cấp qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn và sử dụng thuốc hiệu quả.

Nếu bị tăng huyết áp, bạn sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát huyết áp của mình. Tuy nhiên, ngoài tác dụng giảm huyết áp, thuốc còn có nguy cơ và các tác dụng phụ. Tác dụng phụ của những thuốc này sẽ từ mức độ nhẹ đến nặng. Hãy xem qua bài viết sau để biết được một số triệu chứng thông thường do các thuốc giảm huyết áp gây ra nhé.

Thuốc lợi tiểu – một loại thuốc điều trị cao huyết áp

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên. Thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp bằng cách giảm lượng nước trong máu. Do đó, bạn sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn;
  • Một số thuốc lợi tiểu làm giảm lượng kali trong máu. Các triệu chứng thường bao gồm yếu, mệt mỏi hoặc chuột rút ở chân. Bạn nên ăn thực phẩm giàu kali để ngăn ngừa thiếu kali;
  • Nguy cơ bị bệnh gút tấn công khi sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài. Tuy nhiên, vấn đề này hiếm khi xảy ra và bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát;
  • Làm tăng lượng đường trong máu nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ được kiểm soát với chế độ ăn phù hợp, dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng;
  • Một số nam giới gặp vấn đề rối loạn cương dương.

Thuốc ức chế beta

Rủi ro và tác dụng phụ của thuốc ức chế beta bao gồm:

  • Tay chân lạnh. Những triệu chứng này dễ dàng nhận biết;
  • Các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, đau, nặng ngực hoặc khó thở;
  • Trầm cảm, mệt mỏi;
  • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ;
  • Rối loạn cương dương ở nam giới;
  • Nếu đang mang thai, bạn nên tham vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc ức chế beta.

Thuốc điều trị cao huyết áp chứa chất ức chế men chuyển ACE

Các chất ức chế men chuyển thường gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Ho khan kéo dài;
  • Phát ban;
  • Tổn thương thận;
  • Mất vị giác. Thông thường, bạn sẽ không muốn ăn những loại thực phẩm mà trước đây vẫn thích dùng hoặc bạn có cảm giác chán ăn, không muốn ăn gì cả.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II thường gây chóng mặt. Nếu đang mang thai, bạn không nên dùng các loại thuốc này. Vì vậy, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn nhé.

Thuốc chẹn kênh canxi

Nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh canxi bao gồm:

  • Táo bón;
  • Phù mắt cá chân;
  • Đau đầu;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Chóng mặt.

Thuốc chẹn alpha

Nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc chẹn alpha bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh;
  • Chóng mặt, yếu;
  • Chóng mặt khi bạn đột nhiên đứng lên.

Thuốc chẹn alpha-beta

Bác sĩ thường tiêm thuốc chẹn alpha-beta vào tĩnh mạch để làm chậm nhịp tim. Thuốc chẹn alpha-beta sẽ làm hạ huyết áp khi bạn đứng lên đột ngột, dẫn đến chóng mặt, đầu óc quay cuồng.

Các chất đồng vận thụ thể alpha-2

Các thuốc đồng vận thụ thể alpha-2 thường dẫn đến chóng mặt và buồn ngủ.

Các chất đồng vận trung ương

Các chất đồng vận trung ương có tác dụng làm giãn mạch máu, hạ huyết áp. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ hạ huyết áp nhiều hơn khi bạn đi bộ hoặc đứng. Bạn sẽ mệt mỏi hơn và ngất nếu huyết áp giảm nhiều.

Các tác dụng phụ khác bao gồm khô miệng, sốt, buồn ngủ, táo bón, chóng mặt, váng đầu hoặc bất lực ở nam giới.

Thuốc ức chế giao cảm ngoại biên

Thuốc ức chế giao cảm ngoại biên gây tiêu chảy, ợ nóng, nghẹt mũi, yếu và chóng mặt khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Nếu bạn gặp ác mộng hoặc các vấn đề về giấc ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Thuốc giãn mạch

Thuốc giãn mạch làm giãn mạch máu. Chúng cũng gây phù quanh mắt, nhức đầu, nhịp tim bất thường và khiến tóc mọc quá nhanh.

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và thuốc điều trị tăng huyết áp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ích lợi do thuốc điều trị cao huyết áp mang lại thường lớn hơn các nguy cơ. Nếu các phản ứng phụ làm bạn phiền lòng hoặc nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thở phào vì đường huyết ổn định, HbA1c cao trở về bình thường sau 4 tháng

(50)
Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 suốt hai năm trời với đường huyết chưa bao giờ quá 7mmol/l, ông Hạnh vô cùng hoảng hốt khi biết HbA1c tăng cao đến ... [xem thêm]

Mụn ẩn ở cằm là do đâu? Cách điều trị như thế nào?

(90)
Mụn ẩn ở cằm khá phổ biến và thường để lại nhiều vết thâm, sẹo vô cùng xấu xí nếu không được xử lý đúng. Nếu không may gặp phải loại mụn này, ... [xem thêm]

25 tư thế yoga điều trị hen suyễn tốt nhất

(22)
Lợi ích của yoga với sức khỏe có lẽ bạn đã được nghe đến. Nhưng thật sự, yoga còn có tác động tốt đến bệnh nhân hen suyễn. Cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Bệnh Peyronie: nguyên nhân khiến dương vật nhỏ lại

(36)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

Ý tưởng độc đáo để tổ chức sinh nhật cho con

(77)
Sinh nhật là ngày đánh dấu sự chào đời của con yêu. Do đó, sinh nhật rất có ý nghĩa với bạn và con. Để tổ chức sinh nhật cho con, bạn có rất nhiều ... [xem thêm]

Rủi ro mà bé có thể gặp phải khi được đỡ đẻ bằng giác hút

(63)
Trong thời gian chuyển dạ sinh con, nếu người mẹ quá mệt không còn sức để rặn, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản là dùng giác hút. ... [xem thêm]

6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(92)
Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ khi bị tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. Ở những người dưới 75 tuổi, 1/4 số ca tử vong do bệnh ... [xem thêm]

5 sự thật về quan hệ tình dục phụ nữ nên biết trước khi 30

(55)
Bước qua độ tuổi đôi mươi, quan hệ tình dục đã không còn là vấn đề “cấm kỵ” khi bạn đã đủ trưởng thành. Vậy điều gì phụ nữ nên biết trước ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN