6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(3.94) - 92 đánh giá

Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ khi bị tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. Ở những người dưới 75 tuổi, 1/4 số ca tử vong do bệnh tim và đột quỵ có thể được ngăn chặn. Với những người bị bệnh tiểu đường, hãy thực sự quan tâm đến sức khỏe của trái tim mình vì nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim của họ cao gấp đôi với người bình thường. Dưới đây là sáu cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

1. Vận động

Tập thể dục giúp tim khỏe mạnh hơn, làm giảm huyết áp, đốt cháy calo, cải thiện lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol. Tất cả những lợi ích này khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Không nhất thiết phải đăng ký vào phòng tập thể dục mới được coi là vận động, trừ khi bạn muốn thế. Đi bộ nhanh trong vòng 30 phút một ngày, 5 ngày một tuần cũng đủ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu chưa quen với cường độ này, hãy bắt đầu với cường độ thấp hơn và tăng dần từ từ. Điều quan trọng là đi bộ với tốc độ nhanh và tăng dần thời lượng luyện tập.

Hãy thử: Xem xét đến việc mua máy đếm bước. Bạn có thể dùng nó để theo dõi số lượng bước chân trong một ngày. Nó có thể tạo động lực để bạn năng động hơn.

2. Chọn chất béo có lợi cho tim

Các loại chất béo trong thực phẩm ảnh hưởng đến cholesterol trong máu. Hãy kiên quyết loại bỏ những gói bánh phồng tôm và đồ ngọt, các loại thực phẩm chiên, sữa nguyên chất và phô mai, chất béo rắn như bơ, các loại thịt đỏ và béo. Chúng chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hoàn toàn không tốt cho tim.

Thay vào đó, hãy chọn chất béo không bão hòa. Chúng chủ yếu đến từ thực vật, như dầu thực vật, các loại hạt và hạt giống. Chúng được coi là chất béo “tốt” vì cải thiện mức độ cholesterol, khiến trái tim khỏe mạnh hơn. Chất béo omega-3 cũng giúp tim khỏe mạnh. Chúng giúp cho động mạch không bị nghẽn. Vì vậy, cố gắng ăn cá hấp ít nhất hai lần một tuần. Chọn các loại cá lành mạnh như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu để tăng omega-3. Các sản phẩm đậu nành, quả óc chó, hạt lanh, dầu canola cũng là nguồn dưỡng chất giàu omega-3.

Hãy thử: thay thế các chất béo “xấu” thành các chất béo “tốt” ngay trong bữa ăn của bạn. Thay vì một chiếc burger hoặc miếng sườn (có chất béo bão hòa không lành mạnh), hãy gọi món cá hồi nướng hay cá hồi tươi. Thay vì sử dụng bơ khi nấu ăn, hãy sử dụng dầu thực vật, dầu ô liu, dầu canola. Thay vì thêm phô mai vào bánh sandwich, hãy cắt vài lát bơ và cho vào bánh.

3. Tăng cường ăn ngũ cốc, trái cây và rau quả

Các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả có nhiều chất xơ và ít calo. Chúng giúp cơ thể duy trì mức cân nặng lý tưởng. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người giảm nguy cơ mắc bệnh tim xuống 81% và nguy cơ đột quỵ xuống 50% nếu họ:

  • Giảm cân
  • Tập thể dục 3,5 giờ một tuần hoặc hơn
  • Không hút thuốc
  • Ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ.

Một nghiên cứu lớn năm 2011 cho thấy, những phụ nữ Thụy Điển ăn nhiều trái cây và rau quả chống oxy hóa sẽ giảm nguy cơ đột quỵ đến 17%. Cam và các rau củ màu cam đậm, đỏ, vàng và xanh lá cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa.

Hãy thử: biến việc đưa trái cây và rau quả vào bữa cơm thành mục tiêu của mình.

4. Giữ mức cân nặng vừa phải

Giảm cân thêm và giữ cân là hai việc hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng nghiên cứu cho thấy duy trì trọng lượng vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì chúng sẽ khiến bạn có một lối sống lành mạnh hơn, chẳng hạn như cắt calorie trong bữa ăn hay thường xuyên tập thể dục.

Hãy thử: Đừng nản lòng nếu bạn phải dành quá nhiều thời gian để giảm cân. Ngay cả khi bạn không giảm cân, bạn vẫn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách tập thể dục và ăn các thực phẩm lành mạnh.

5. Không hút thuốc

Hút thuốc lá gây hại cho không chỉ phổi mà còn cả trái tim. Một người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao từ 2 – 4 lần và nguy cơ đột quy cao gấp đôi so với người không hút. Bỏ thuốc tuy không phải là điều dễ dàng nhưng vẫn có nhiều người đã thành công.

Nếu quá nghiền, bạn có thể dùng thuốc giả nicotine, thuốc hít và các loại thuốc theo quy định. Phối hợp cả hai cách trên để đem lại hiệu quả cao nhất.

Hãy thử: Gọi cho chuyên viên tư vấn bỏ thuốc hoặc hẹn gặp bác sĩ để họ cho bạn lời khuyên.

6. Biết được giới hạn của bản thân

Chăm sóc bệnh tiểu đường sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Việc giữ cho huyết áp, cholesterol và A1c (lượng đường huyết trung bình trong 2 hoặc 3 tháng) trong tầm kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể chống lại bệnh tim. Nhưng để làm được điều này, bạn cần phải biết giới hạn của bản thân. Hãy đi xét nghiệm máu và khám tổng quát thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng

(83)
Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y ... [xem thêm]

Khám phá 8 lợi ích của dầu tràm trà đối với trẻ nhỏ

(80)
Bé nhà bạn đang gặp phải các vấn đề về nhiễm trùng da? Có người mách bạn nên cho bé dùng dầu tràm trà vì nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn ... [xem thêm]

Ung thư phổi đâu chỉ vì thói quen hút thuốc lá

(96)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4

(12)
Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4 là gì? Chúng tôi sẽ mách bạn những dấu hiệu sau. Trước hết, mời bạn tìm hiểu về các giai đoạn ung thư vú.Bốn giai ... [xem thêm]

Các lưu ý khi trị mụn cho người châu Á

(22)
Không phải cấu tạo da của mọi người đều giống hệt nhau. Loại da của bạn sẽ phụ thuộc vào chủng tộc, khu vực sinh sống và di truyền từ gia đình. Làn ... [xem thêm]

Làm sao để lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe?

(67)
Bạn ăn bánh mì thường xuyên, nhưng đã bao giờ thắc mắc về thành phần dinh dưỡng trong loại bánh mì mình đang ăn hay chưa? Vậy làm thế nào để lựa chọn ... [xem thêm]

Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

(97)
Hiện nay, béo phì là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.Nhiều bé ... [xem thêm]

Một số món ăn cho người cao huyết áp mà bạn nên biết

(80)
Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến trong nhiều năm qua. Áp dụng lối sống lành mạnh là bước đầu tiên để điều trị tăng huyết áp. Bạn có thể bắt đầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN