Các loại nhóm máu và những vấn đề liên quan

(3.76) - 61 đánh giá

Nhóm máu của mỗi người được quy định bởi các thành phần có trong máu và đặc tính di truyền từ bố mẹ.

Việc xác định đúng loại nhóm máu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh, đặc biệt là khi bạn mang những căn bệnh cần được điều trị bằng cách truyền máu. Truyền sai máu cho người bệnh sẽ gây ra những phản ứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Yếu tố quy định các loại nhóm máu

Máu của người chia làm nhiều nhóm dựa trên các kháng nguyên ở hồng cầu. Hiểu một cách nôm na, kháng nguyên là chất phù hợp với hệ miễn dịch trong cơ thể.

Một phân tử kháng nguyên thường có hai phần. Một phần là protein có khả năng sản sinh kháng thể. Phần còn lại là gluxit hoặc lipit có khả năng kết hợp với kháng thể nhưng không sinh ra kháng thể.

Kháng thể là các phân tử được hệ miễn dịch tạo ra để chống lại các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, virus hoặc các loại mầm bệnh khác.

Hai nhóm kháng nguyên chính trong máu của người là kháng nguyên ABO và kháng nguyên Rhesus (bao gồm cả kháng nguyên RhD). Trong thực hành huyết học, người ta dựa vào hai kháng nguyên này để phân các loại nhóm máu.

Các loại nhóm máu chứa kháng nguyên ABO

♥ Nhóm máu A

Đây là nhóm máu có kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.

Những người máu A có thể hiến máu cho người cùng nhóm với mình hoặc người mang nhóm AB. Trường hợp cần nhận máu, người nhóm A nhận được từ người cùng nhóm với mình hoặc từ người cho mang nhóm máu O.

♥ Nhóm máu B

Đây là nhóm máu có kháng nguyên B trên các tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương.

Người mang nhóm B có thể hiến máu cho người cùng nhóm hoặc cho người có nhóm máu AB. Trường hợp cần nhận máu, người nhóm B nhận được từ người cùng nhóm hoặc từ người mang nhóm máu O.

♥ Nhóm máu AB

Đây là dạng nhóm máu hiếm. Nó có cả kháng nguyên A và B trên các tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể trong huyết tương.

Người có nhóm AB có thể nhận máu từ bất kỳ ai. Tuy nhiên, họ chỉ truyền máu được cho những người có cùng nhóm với họ.

♥ Nhóm O

Đây là nhóm máu phổ biến nhất ở người. Nhóm O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B ở tế bào hồng cầu nhưng lại có đủ kháng thể A và B ở huyết tương.

Dựa vào đặc tính này, người có nhóm O chỉ nhận được máu từ những người cùng nhóm. Tuy nhiên, họ lại có khả năng truyền được cho tất cả các nhóm máu khác vì nó hoàn toàn không có kháng nguyên.

Nhóm máu Rhesus (kháng nguyên Rhesus hoặc kháng nguyên D)

Kháng nguyên D trong nhóm Rhesus là kháng nguyên có khả năng sinh kháng thể mạnh nhất trong tất cả các nhóm máu ngoài hệ ABO.

Hầu hết người có kháng nguyên D trên hồng cầu được xếp vào nhóm Rh+. Ngược lại, người mang nhóm Rh nhưng không có kháng nguyên D trên hồng cầu được xếp vào nhóm Rh-. Trong đó, Rh- được xem là nhóm máu hiếm.

Khi nào việc xác định các loại nhóm máu trở nên quan trọng?

Xét nghiệm xác định nhóm máu của một người trở thành việc làm quan trọng khi người đó muốn hiến máu hoặc cần được truyền máu.

Quá trình cho và nhận máu phải được tiến hành từ những người có nhóm máu và kháng nguyên tương thích với nhau. Nếu nhận nhầm máu, cơ thể bạn sẽ có phản ứng tán huyết trong vòng 24 giờ hoặc ngay trong lúc đang nhận máu.

Các triệu chứng tán huyết dễ nhận thấy nhất là cảm thấy nóng ở nơi truyền máu, ớn lạnh, đau nhiều ở lưng và hai bên sườn. Phản ứng tán huyết cũng có thể gây ra các cơn đau ở nội tạng, xảy ra đồng loạt và có nguy cơ khiến người bệnh tử vong.

Xác định nhóm máu ở phụ nữ mang thai

Thai nhi có thể được di truyền từ nhóm máu của bố. Vì thế, nhóm máu của mẹ có thể mang các kháng nguyên không tương thích với kháng nguyên trong nhóm máu của thai nhi.

Khi đó, một lượng nhỏ tế bào hồng cầu của thai nhi có thể xâm nhập vào máu của người mẹ. Điều này khiến cơ thể người mẹ tạo ra các kháng thể chống lại “dị chất”, tấn công lại hồng cầu của thai nhi theo phản ứng tự vệ tự nhiên.

Quá trình này thường khiến em bé bị vàng da, tổn thương não hoặc những tổn thương nghiêm trọng khác ngay khi còn trong bụng mẹ nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Để đối phó với tình trạng này, bác sĩ sẽ tiêm immunoglobin G (IgG) để ngăn chặn việc cơ thể mẹ sản xuất kháng thể tấn công tế bào hồng cầu của thai nhi. Tiêm IgG thường được tiến hành ở tuần thai thứ 28 và đôi khi được bổ sung vào tuần thứ 34 của thai kỳ. Tác dụng của nó kéo dài đến 12 tuần kể từ lúc tiêm.

Xét nghiệm xác định nhóm máu

Để biết mình mang nhóm máu gì, bạn cần tiến hành làm xét nghiệm nhóm máu.

Trong quá trình xét nghiệm, các chuyên gia sẽ lấy mẫu máu của bạn. Sau đó, họ sẽ pha trộn mẫu máu đó với nhiều mẫu huyết thanh có sẵn. Nhóm máu của từng huyết thanh được sử dụng đã được xác định.

Tiếp đó, chuyên gia xét nghiệm sẽ theo dõi cách máu phản ứng với từng huyết thanh. Các kháng thể trong huyết thanh sẽ tạo ra phản ứng khác nhau với từng mẫu máu. Dựa vào kết quả phản ứng, chuyên gia sẽ xác định được bạn mang nhóm máu nào.

Ngoài các loại nhóm máu chính đã được liệt kê, y học còn xác định nhiều nhóm máu khác chưa được biết đến hoặc nhóm máu hiếm.

Trong một số trường hợp, người bệnh hoặc người hiến máu có nhóm máu rất khó xác định. Lúc này, mẫu máu sẽ được chuyển về các bộ phận huyết học đặc biệt ở các cơ sơ y tế để tiếp tục được phân tích bằng các kỹ thuật chuyên sâu.

Việc xác định mình mang nhóm máu nào rất cần thiết, kể cả khi bạn đang khỏe mạnh. Khi đã biết được nhóm máu của mình, bạn có thể ứng cứu nhanh trong những tình huống khẩn cấp. Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng đưa ra quyết định cứu sống một ai đó đang trong tình trạng nguy kịch, cần được truyền máu gấp.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hormone FSH là gì? Vai trò của hormone đối với cơ thể

(50)
Bạn đã bao giờ thắc mắc hormone FSH là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của cơ thể chưa? Đây là một trong những nội tiết tố rất quan ... [xem thêm]

5 bí quyết đi vào giấc ngủ nhanh chóng

(50)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Sơn, Hoàng Thị Tâm, Phan Thị Trường Phước Tôi tên là Mathew Walker. Tôi là giáo sư ngành khoa học thần kinh và Tâm lý học tại trường ... [xem thêm]

Mẹo giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay

(39)
Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay bằng cách tránh cảm giác mệt mỏi, cảm lạnh, ù tai, khô da, khô mắt… thường gặp.Những ... [xem thêm]

15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận

(98)
Khi phải trải qua những cơn đau bất thường hoặc các triệu chứng không thể giải thích được, bạn thường tìm đến bác sĩ để có lời giải đáp. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Nhật ký giấc ngủ

(22)
Hãy trả lời các câu hỏi từ A đến S mỗi ngày trong vòng hai tuần liên tiếp. Bạn có ba tờ giấy trả lời để điền vào ô trống. Mục đích của việc này ... [xem thêm]

Chức năng của gan và những điều bạn có thể chưa biết

(42)
Mặc dù gan có khả năng tái tạo, nhưng nó cũng cần phải có sức khỏe tốt để làm điều đó. Biện pháp phổ biến nhất để duy trì sức khỏe cũng như chức ... [xem thêm]

Phòng ngừa cảm cúm

(95)
Nhiều người tin rằng Vitamin C có thể chữa bệnh cúm còn cây cúc dại thì có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Nhưng liệu có căn cứ khoa học nào cho vấn đề này ... [xem thêm]

Stress oxy hóa: Tìm hiểu để sống khỏe hơn

(61)
Khi số lượng các gốc tự do trong cơ thể quá nhiều, bạn dễ gặp phải tình trạng stress oxy hóa với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Stress oxy hóa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN