Nhiều người tin rằng Vitamin C có thể chữa bệnh cúm còn cây cúc dại thì có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Nhưng liệu có căn cứ khoa học nào cho vấn đề này không?
Hình cây cúc dại phòng ngừa cảm cúm
Liệu Vitamin C có thể ngăn ngừa cảm lạnh?
Bác sĩ Hasmukh Josshi, Phó Hiệu trưởng Trường Hoàng gia Bác sỹ đa khoa (GPs – General Practitioners, http://www.rcgp.org.uk/ ) cho biết: “Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định Vitamin C có thể ngăn ngừa cảm lạnh”.
Năm 2007, các tác giả của một bài báo cáo đã dựa trên 30 nghiên cứu thử nghiệm với 11000 người tham gia có kết luận rằng, “việc uống Vitamin C thường xuyên không có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ số người bị cảm lạnh trên tổng số người được xét nghiệm”. Liều lượng Vitamin C hàng ngày không làm giảm thời gian và mức độ của bệnh.
Khi cảm lạnh chuyển sang trạng thái cúm, một phần ba số người tin rằng uống Vitamin C có thể chữa vi rút cúm. Thực tế không phải như vậy. Bác sĩ Joshi cho biết, “Các nghiên cứu chỉ ra rằng Vitamin C mang lại rất, rất ít tác dụng. Tôi không khuyến cáo dùng cách này”.
Liệu cây cúc dại có giảm được nguy cơ cảm lạnh?
Rễ, hạt và một số bộ phận khác của cây cây cúc dại được sử dụng trong nhiều loại thuốc thảo dược mà nhiều người tin rằng sẽ giúp họ chống lại bệnh cảm lạnh. Tuy đã có vài nghiên cứu về tác dụng của cây cúc dại nhưng không có kết luận nào chắc chắn.
Một báo cáo dựa trên các nghiên cứu thử nghiệm liên quan đến cây cúc dại cho thấy rằng khả năng mắc bệnh cảm lạnh của những người sử dụng cây cúc dại giảm 30% so với những người không dùng cây cúc dại. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra những kết quả rất khác nhau, cách thức bào chế cây cúc dại cũng khác nhau, và không có căn cứ để so sánh với các sản phẩm chứa thành phần của cây cúc dại bày bán trên thị trường. Bài báo cáo này cũng chỉ ra rằng việc sử dụng cây cúc dại không làm giảm thời gian lành bệnh khi bị cảm lạnh.
Bác sĩ Joshi cho biết, “Có niềm tin cho rằng cây cúc dại hỗ trợ hệ miễn dịch nhưng một nghiên cứu khảo sát vào năm 2005 cho thấy thực tế không như vậy. Tôi không cho rằng nó hữu ích nhưng nhiều người tin tưởng như vậy thì họ có thể dùng vì nó vô hại”. Tuy nhiên, cây cúc dại không nên sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Thông tin tham khảo thêm về cây cúc dại xuất bản năm 2012 có thể tìm thấy tại địa chỉ: Echinacea cold study claims analysed ( http://www.nhs.uk/news/2012/10October/Pages/Herbal-remedy-echinacea-does-protect-against-colds.aspx ).
Liệu Kẽm có thể chữa cảm lạnh?
Có dẫn chứng cho rằng uống các loại thuốc chứa Kẽm (Zn) có thể giúp nhanh khỏi bệnh cảm cúm. Một nghiên cứu năm 2011 (2011 Cochrane review of studies into zinc and the common cold – http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/14651858.CD001364.pub3/abstract?systemMessage=Wiley+Online+Library+will+be+disrupted+on+27+October+from+10:00-12:00+BST+(05:00-07:00+EDT)+for+essential+maintenance) khuyến cáo rằng việc uống các chất bổ sung kẽm ngay trong ngày có triệu chứng cảm lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và làm giảm mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, không nên sử dụng kẽm trong một thời gian dài vì nó có thể gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Và cũng cần có thêm nghiên cứu về liều lượng kẽm nên dùng là bao nhiêu.
Bác sĩ Joshi cho biết, cũng có nghiên cứu về thuốc xịt mũi có chứa Kẽm, “một số người tin rằng việc Kẽm phủ lên niêm mạc (màng mũi) sẽ ngăn vi rút cảm lạnh bám vào màng mũi. Thật không may là phương pháp này tỏ ra không hiệu quả bằng việc sử dụng giả dược “placebo”.
Liệu cảm lạnh là do bị lạnh hay dầm nước?
Nguyên nhân duy nhất dẫn đến cảm lạnh hoặc cúm là do vi rút cảm. Việc bị lạnh hay dầm nước không dẫn đến cảm lạnh hoặc cúm, nhưng đây là điều kiện thúc đẩy các triệu chứng cảm phát triển nếu vi rút cảm hoặc cúm đã có sẵn trong khoang mũi người. Một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Bệnh cảm thông thường (Common Cold Centre) ở Cardiff phát hiện ra rằng người nào để chân mình dầm nước trong 20 phút thì khả năng phát sinh bệnh cảm lạnh tăng gấp đôi so với những người không dầm nước.
Các tác giả này cho rằng nguyên nhân là do một số người đã có sẵn vi rút cảm cúm nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng. Việc bị lạnh hay dầm nước làm cho các mạch máu trong khoang mũi co thắt lại, tác động đến sức đề kháng trong khoang mũi dẫn đến việc vi rút dễ phát triển hơn.
Cũng theo lời bác sĩ Joshi thì “việc bị cảm do đi trong tiết trời lạnh hoặc sau khi gội đầu chỉ là tưởng tượng. Bệnh cảm là bình thường. Nếu vi rút cảm đã có sẵn trong cơ thể bạn, sau đó bạn đi ra ngoài với mái tóc ướt và xuất hiện triệu chứng cảm thì rất dễ dẫn đến suy nghĩ cho rằng nguyên nhân là do ướt tóc”.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm?
Phòng ngừa cúm bằng vắc xin cúm. Bên cạnh đó, cách tốt nhất để tự bảo vệ mình khỏi bị cảm cúm là có một cuộc sống khỏe mạnh.
Bác sĩ Joshi khuyên rằng, bạn nên “ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục đều đặn và uống nhiều nước ấm vào mùa đông. Điều quan trọng cần phải nhớ là phần lớn mọi người đều có khả năng bị cảm lạnh vào mùa đông nên không có một phương pháp chữa trị hiệu quả nào cho các vi rút cảm”.
Rửa tay sạch sẽ giúp tránh lây nhiễm vi rút cảm cúm
Vi rút cảm cúm có thể lây truyền qua những giọt nước mũi rất nhỏ trong không khí sinh ra từ việc ho hoặc hắt xì hơi của những người bị cảm cúm, rồi những giọt nhầy này được hít vào bởi một người khác. Nếu một người bị cảm cúm hắt xì hơi vào tay họ và rồi tay họ tiếp xúc với một vật nào đó (ví dụ như tay nắm cửa, tay vịn trên tàu) thì vi rút có thể lây truyền tới một người khác khi họ chạm vào vật đó. Do vậy, rửa tay sạch sẽ giúp tránh được việc lây nhiễm vi rút qua đường lây nhiễm nói trên.
Tránh chạm vào mũi và mắt sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm
Vi rút cảm cúm có thể đi vào cơ thể người qua mắt và mũi. Vì vậy, một người có thể vô tình đưa vi rút cảm cúm vào cơ thể mình nếu tay họ có những giọt nước mũi bị nhiễm vi rút cảm cúm và rồi họ chạm tay vào mắt và mũi mình. Việc tránh chạm tay vào mắt và mũi sẽ giảm được xác suất tiếp xúc với vi rút gây bệnh.
Tài liệu tham khảo
http://www.nhs.uk/Livewell/coldsandflu/Pages/Preventionandcure.aspx