Mẹo giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay

(4.3) - 39 đánh giá

Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay bằng cách tránh cảm giác mệt mỏi, cảm lạnh, ù tai, khô da, khô mắt… thường gặp.

Những chuyến đi dài trên máy bay có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Vậy làm gì để có thể duy trì thể trạng khoẻ mạnh nhất trong khi bay?

Mang chai nước rỗng khi qua cửa kiểm tra an ninh

Dịch vụ giải khát của các hãng hàng không sẽ sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu muốn mua nước của bạn trên máy bay, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Chỉ trừ trường hợp bạn dùng ghế hạng thương gia thì dịch vụ chăm sóc sẽ chu đáo hơn ghế hạng thông thường.

Mặc dù không thể mang chất lỏng khi qua cửa kiểm tra an ninh, bạn có thể mang một chai rỗng theo để rót nước vào ngay sau khi bạn hoàn thành bước kiểm soát này, tiếp theo là nhớ uống trước và trong suốt chuyến bay. Khi đã lên máy bay, bạn đừng ngần ngại nhờ tiếp viên thêm nước vào chai cho bạn. Nếu tiếp viên không đi ngang qua hàng ghế với xe đẩy phục vụ, vẫn có nước ở buồng phía sau để bạn tự phục vụ.

Sử dụng nhà vệ sinh trước khi bay một cách thận trọng

Hầu hết mọi người không muốn tiếp xúc với nhà vệ sinh công cộng nhiều lần bởi dẫn dễ nhiễm mầm bệnh cho cơ thể. Bạn nên hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng trên máy bay càng ít càng tốt, hãy đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước, sử dụng khăn giấy lót tay khi phải tiếp xúc với bồn cầu và nút xả. Bạn cũng nên nhớ rửa tay với xà phòng thật kỹ sau khi đi vệ sinh, rồi dùng khăn giấy để tắt vòi nước vì có thể người sử dụng trước bạn không rửa tay kỹ với xà phòng và để lại vi khuẩn trên vòi.

Ngăn ngừa khô mắt

Thiếu độ ẩm trong không gian kín của cabin máy bay là một trong những lý do chính tăng nguy cơ bị bệnh khô mắt trong khi đang bay. Khi mắt khô, bạn có thói quen dùng tay chà xát chúng. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những nguyên nhân chính truyền virus cảm lạnh và cúm vào người. Nếu có vi trùng trên bàn tay bạn, chúng có thể đi vào mũi họng và ở lại cổ họng, nơi mà virus cảm lạnh sẽ sinh sôi và phát tán.

Giải pháp là bạn rửa tay thường xuyên, tránh chạm nhiều vào mắt. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo chúng trước khi lên máy bay (rửa tay thật sạch trước khi tháo) và đeo kính gọng khi đi máy bay. Bạn nhớ đừng bao giờ ngủ khi còn đeo kính áp tròng bởi như vậy sẽ làm đôi mắt sẽ trở nên khô hơn.

Chuẩn bị một tấm chăn và gối

Một vài hãng hàng không không cung cấp chăn gối cho hành khách để tránh nguy cơ chất chứa mầm bệnh trong những món đồ ấy. Trong thực tế, khi dịch cúm H1N1 có dấu hiệu gia tăng, một số hãng hàng không đã loại bỏ tất cả chăn và gối từ các chuyến bay như một biện pháp phòng ngừa đại dịch.

Để luôn ấm áp, hãy mang theo một tấm chăn mỏng hoặc khăn choàng bản lớn trong hành lý hoặc mặc thêm đồ giữ ấm. Bạn nên chuẩn bị thêm một cái gối kê cổ; có thể dùng loại gối bơm hơi để thuận tiện hơn. Sử dụng gối riêng không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với mầm bệnh mà còn giúp cổ bạn sẽ đỡ đau khi chợp mắt chốc lát lúc bay.

Cảnh giác với thức uống có cồn

Nhiều người không nhận ra rằng rượu khiến cơ thể mất nước khá nhiều. Uống rượu trước hoặc trong một chuyến bay kết hợp với độ ẩm cabin thấp sẽ làm giảm sức đề kháng của bạn, tạo điều kiện cho mầm bệnh cảm lạnh và cúm có cơ hội tấn công cơ thể mạnh mẽ hơn. Uống nhiều rượu cũng gây ức chế hệ miễn dịch. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người uống nhiều đồ uống có cồn một ngày dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh hơn.

Nếu mục đích uống rượu của bạn trong chuyến bay chỉ là để thư giãn và dễ ngủ thì bạn có thể thay thế rượu bằng melatonin, thuốc ngủ hoặc trà hoa cúc. Hầu hết thuốc ngủ mất khoảng một giờ để phát huy tác dụng, do đó, bạn nên dùng thuốc khoảng 30 phút đến 60 phút trước khi lên máy bay.

Giảm đau tai khi bay

Thay đổi áp suất không khí trong quá trình bay, đặc biệt là trong khi cất cánh và hạ cánh, có thể làm cho tai bị tổn thương. Đây là tình trạng ù tai ở hầu hết mọi người.

Bạn có thể mang theo kẹo cao su hoặc kẹo cứng để ngậm/nhai khi cất cánh và hạ cánh. Ngáp và nuốt cũng giúp giảm áp lực đè lên tai. Nếu bạn gặp vấn đề này thường xuyên, hãy mua các nút tai có sẵn tại các nhà thuốc lớn, bịt tai lại sẽ dần dần cân bằng áp suất trên màng nhĩ của tai, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn dễ bị ù tai và phải bay thường xuyên, hãy nói chuyện với bác về về vấn đề này, thường bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cấy ghép để rút chất lỏng tích tụ và cân bằng áp suất tai ngoài – tai giữa.

Tránh nghẹt mũi

Việc thiếu độ ẩm trong các mô của mũi và miệng có thể ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn đang bị nghẹt mũi do dị ứng hay cảm lạnh, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi lên máy bay.

Lời khuyên cho bạn là mang theo chai thuốc muối nhỏ mũi và sử dụng nó trước khi bay để dưỡng ẩm cho màng chắn bên trong mũi. Nếu bạn bị cảm lạnh, dùng thuốc thông mũi khoảng 30 phút trước khi lên máy bay. Nếu bạn bị dị ứng, uống thuốc dị ứng trong vòng một giờ trước khi bay.

Ăn sữa chua cho bữa sáng trước khi bay

Sữa chua chứa nhiều axit lactic, mang đến sự hiện diện của vi khuẩn probiotic có lợi nhằm tăng cường hệ tiêu hóa và toàn bộ hệ thống miễn dịch.

Bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày hoặc trong một vài ngày trước khi bay. Ngoài ra, bạn có thể mua sữa chua để ăn trước hoặc trong chuyến bay cũng rất tốt cho sức khỏe.

Hy vọng rằng qua thông tin trên đây, những chuyến bay sẽ không khiến bạn mệt mỏi gây ảnh hưởng đến công việc hay tận hưởng chuyến đi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

(87)
Bạn có thể từng nghe mọi người bảo dùng kem đánh răng bôi vào chỗ da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu khi vừa mới bị bỏng? Thật ra, không ... [xem thêm]

7 mẹo đẩy lùi cơn đau đầu gối để chàng và nàng cùng thăng hoa

(67)
Đau đầu gối ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến. Cơn đau ngăn cản bố mẹ hay người thân của bạn tận hưởng cuộc sống tuổi già? Bạn đã ... [xem thêm]

7 cách để cơn đau đầu gối không còn ảnh hưởng chuyện phòng the

(12)
Những cơn đau đầu gối có thể khiến những phút giây vốn nóng bỏng bỗng trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Thế nhưng, nếu có cách chăm sóc hợp lý và chọn ... [xem thêm]

Virus viêm gan B: Hiểu để phòng tránh!

(25)
Virus viêm gan B là tác nhân đứng đầu gây ra căn bệnh cùng tên, có thể lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, còn gọi ... [xem thêm]

Đặt vòng bao lâu thì quan hệ được? Lưu ý quan trọng khi đặt vòng tránh thai

(20)
Đặt vòng tránh thai là lựa chọn của nhiều phụ nữ vì tính đơn giản, an toàn và hiệu quả thai cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao nhất, các cặp vợ ... [xem thêm]

Mụn đỏ sưng tấy: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

(52)
Nỗi ám ảnh của con gái chính là khi thức dậy, phát hoảng với những nốt mụn “vô tình ghé chơi”. Còn gì buồn lòng hơn là các loại mụn đỏ sưng tấy, ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

(44)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng của công nghệ lại to ... [xem thêm]

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh nên ăn gì để mau lành bệnh?

(69)
Nếu biết được trẻ nhỏ bị cảm lạnh nên ăn gì, bạn sẽ giúp con mau chóng khỏi bệnh hơn bên cạnh việc dùng thuốc uống hoặc chích.Thực phẩm có thể mang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN