Các cách ăn chuối ngon và bổ dưỡng cho mẹ bầu

(4.05) - 42 đánh giá

Chuối được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời dành cho phụ nữ mang thai cũng như trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý nhiều vấn đề trong khâu lựa chọn loại chuối cũng như số lượng chuối hợp lý để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

Chuối là loại trái cây rất thông dụng và hữu ích trong khẩu phần ăn của mẹ bầu. Nếu các mẹ đang phân vân không biết lượng chuối mình cần ăn là bao nhiêu và chế biến chuối sao cho thật đa dạng thì bài viết sau sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của mẹ đấy.

Các cách để bạn thưởng thức món chuối ngon tuyệt

Bạn có thể ăn chuối theo cách mà mình thích. Dưới đây là một số mẹo nhanh về cách bạn có thể thưởng thức món chuối này.

Chuối với sữa

Để bắt đầu ngày mới lành mạnh và tràn đầy năng lượng, các bà mẹ hãy nhớ thưởng thức một quả chuối kết hợp cùng một ly sữa thơm ngon tuyệt vời nhé. Mẹ bầu cần chắc chắn rằng, sữa đang sử dụng đã được tiệt trùng đúng cách để không mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa nhé.

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng không dung nạp lactose thì có thể chọn sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân để thay thế. Hạnh nhân là một nguồn thực phẩm giàu các axit béo không bão hòa, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và sự phát triển trí não của thai nhi.

Chuối lắc

Chuối lắc chính là công thức đơn giản để mẹ có thể thưởng thức một món ăn lạ khi cảm thấy chán ăn trong thai kỳ. Bạn có thể thêm vài quả óc chó và hạnh nhân nếu muốn. Bạn có thể thưởng thức món này như một món ăn vặt hoặc giữa các bữa ăn.

Sinh tố chuối và mật ong

Sinh tố chuối với nhiều hương vị khác nhau làm cho bữa ăn nhẹ thêm tuyệt vời và có thể dùng làm đồ uống vào mỗi sáng. Bạn có thể uống sinh tố chuối với một ít mật ong nhưng không nên cho quá nhiều mật ong vào nhé vì việc sử dụng quá nhiều mật ong có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đấy.

Chuối chiên bột

Chuối chiên là một thay thế tuyệt vời cho món khoai tây chiên. Nếu mẹ bầu không muốn bổ sung quá nhiều calo và gặp phải tình trạng thừa cân trong thời kỳ mang thai có thể thay thế khoai tây chiên thành chuối. Bạn có thể thêm một chút tiêu nếu bạn không thích vị quá ngọt của chuối. Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại dầu ăn an toàn cho sức khỏe nhé.

Chuối tươi

Vì chuối mang lại một nguồn chất dinh dưỡng phong phú nên sẽ rất tốt nếu mẹ bầu ăn chuối trong thời gian mang thai. Nếu bạn muốn ăn thứ gì đó bổ dưỡng nhưng lại ít calo và không chất béo thì chỉ một trái chuối tươi trong khẩu phần ăn là đủ rồi. Bạn không cần tốn thêm thời gian để chế biến chuối thành các món ăn khác.

Chuối luộc

Chuối lùn chín hoặc gần chín luộc qua nước sôi cũng là một món ăn rất phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ thời kỳ mang thai yêu thích đấy.

Những lưu ý trong việc ăn chuối khi mang thai

Chuối và dị ứng

Với rất nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe, mẹ bầu chắc chắn không thể bỏ qua loại trái cây này rồi. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ bị dị ứng với trái cây này. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng chuối trong chế độ ăn uống của mình khi bạn đang mang thai. Cố gắng lựa chọn loại chuối an toàn, không hóa chất và thuốc trừ sâu trong các cửa hàng thực phẩm sạch nhé.

Có nên ăn chuối đỏ trong thời kỳ mang thai?

Hiện này có rất nhiều giống chuối lạ du nhập vào Việt Nam và chuối đỏ là một trong số đó. Nhìn chung, chuối đỏ có các giá trị dinh dưỡng tương tự như chuối vàng nhưng chúng giàu carotene và vitamin C. Một quả chuối đỏ trung bình chứa 110 calo. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa trong thời kỳ mang thai.

Mẹ nên chọn chuối chín vì chúng rất tốt cho cơ thể trong thai kỳ và thậm chí còn tốt cho các mẹ trong thời kỳ con bú vì đặc tính lợi sữa.

Số lượng chuối hợp lý cho thai phụ trong một ngày

3 quả chuối mỗi ngày được xem là con số hợp lý để đảm bảo rằng bạn duy trì mức kali ổn định trong suốt thời kỳ mang thai, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong não và đột quỵ.

Với những lưu ý trên, các mẹ có thể lựa chọn cho mình một món chuối thơm ngon và đủ dinh dưỡng để bảo vệ và tăng cường cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi rồi đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Xì hơi” nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh?

(87)
Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi (hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm) là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc “xì ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh cao huyết áp nhờ bỏ rượu bia và thuốc lá

(99)
Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết từ bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả và duy trì một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

(70)
Hiện nay liệu pháp rút tủy răng đang dần quen thuộc với mọi người. Rút tủy răng giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, nhưng bên cạnh đó bạn cũng ... [xem thêm]

14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái mà bạn cần biết

(63)
Nếu biết sớm các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái, bạn sẽ ngăn ngừa được các tình trạng khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.Triệu chứng ... [xem thêm]

Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ

(60)
Có lẽ không có ai sống mà chưa từng nói dối một lần trong đời. Tuy nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không nên nói dối bởi không những gây ảnh ... [xem thêm]

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ bầu?

(92)
Khoảng 20% mẹ bầu trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai tại một vài thời điểm. Tuy nhiên, đừng nên lo lắng quá bởi có những phụ nữ đã trải qua triệu ... [xem thêm]

Bé hay ợ sữa hoặc nôn ói: Có nguy hiểm không?

(76)
Là cha mẹ, hẳn bạn đã từng bối rối và bực bội khi bé liên tục ợ và ọc ra sữa và thức ăn. Ban đầu bé chỉ ợ một đôi lần nhưng càng về sau, tần ... [xem thêm]

Bệnh về da liên quan đến nghề nghiệp

(68)
Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN