Đau đầu do căng thẳng hay là báo hiệu cơn đột quỵ?

(4.44) - 60 đánh giá

Bạn đang căng thẳng? Bạn hay bị đau nhói ở đầu, và bạn cảm thấy không ổn? Bạn lo lắng rằng đó là triệu chứng của cơn đột quỵ? Câu trả lời có thể là không phải đâu.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy căng thăng, đau nửa đầu, thay đổi lượng đường trong máu, và rất nhiều thứ “không tên” khác có thể làm cho bạn cảm thấy mệt lả và yếu đi, thì hãy cẩn thận vì rất có khả năng một cơn đột quỵ đang chuẩn bị tìm đến bạn rồi đấy!

Như vậy làm thế nào để xác định cơn đau đầu đó đến từ đột quỵ hay chỉ là do stress thông thường?

Triệu chứng nào báo hiệu cơn tai biến?

Hãy gọi ngay Trung tâm cấp cứu 115 ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau đầu dữ dội và có biểu hiện nghiêm trọng hơn so với trước đây
  • Một bên của cơ thể trở nên yếu ớt
  • Các hoạt động như đi bộ, nói chuyện hoặc thấu hiểu trở nên khó khăn
  • Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Mỗi người sống sót sau tai biến mạch máu não đều có các triệu chứng khác nhau, nhưng một điểm chung của tất cả các trường hợp ấy là tính đột ngột. Bạn là người hiểu rõ về cơ thể của mình hơn bất kì ai khác. Do đó, nếu bạn đang lo lắng hoặc cảm thấy mình không ổn, đừng ngại ngần đi kiểm tra sức khỏe nhé!

Những bệnh nào có triệu chứng đau đầu giống đột quỵ?

Hít một hơi thật sâu và cố gắng không lo lắng khi bạn cảm thấy bất ổn. Nhiều căn bệnh cũng có các triệu chứng giống như tai biến mạch máu não. Ví dụ, căng thẳng (stress) là một trong số đó. Theo Michael Rippee, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa Kansas, đã chữa trị cho những người gặp biến đổi về khả năng thị lực và khả năng nói gây ra bởi căng thẳng và lo lắng cho rằng: “Cơ thể của mỗi người sẽ có cách phản ứng với căng thẳng khác nhau”.

Bên cạnh căng thẳng, một số bệnh cũng có triệu chứng ban đầu như đột quỵ:

  • Đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu có thể biểu hiện giống như tai biến mạch máu não. Nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn và làm cho bạn cảm thấy yếu ớt. Nếu bị đau nửa đầu, bạn có nguy cơ cao mắc tai biến mạch máu não, vì vậy hãy theo dõi các triệu chứng của bạn thật chặt chẽ. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, hãy tìm đến các biện pháp chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Tăng huyết áp. Nếu bạn bị tăng huyết áp, nó có thể gây ra triệu chứng nhức đầu, cảm giác yếu ớt và một số vấn đề về thị lực. Đây là triệu chứng của bệnh “tăng huyết áp không kiểm soát”. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Đối với hầu hết mọi người, chỉ số huyết áp bình thường sẽ dao động trong khoảng cao nhất là 120 và thấp nhất là 80.
  • Lo âu. Đôi khi có thể gây cho bạn cảm giác tê xung quanh miệng hoặc ngón tay.
  • Những thay đổi về lượng đường trong máu. Quá ít hoặc quá nhiều đường trong máu có thể gây ra các vấn đề về thị lực, đặc biệt là khi bạn mắc bệnh tiểu đường và không dùng thuốc, như insulin hoặc dùng quá liều. Điều này cũng có thể khiến bạn cảm thấy lẫn lộn, giống như tai biến mạch máu não.

Làm thế nào để phân biệt cơn đau đầu do căng thẳng và cơn đột quỵ?

Nếu bạn đã từng bị nhức đầu âm ỉ, hoặc có cảm giác như đang bị một vòng đai xiết chặt quanh đầu, đó có thể chỉ là một cơn nhức đầu do căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu đến mức mất kiểm soát và khó tiết chế, bạn cần phải chú ý. Một số người đã mô tả rằng cơn đau từ một cơn tai biến mạch máu não chính là loại đau đầu kinh khủng nhất trong cuộc đời. Nếu điều đó xảy ra, hãy gọi ngay Trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời nhé.

Ngoài ra, một phương pháp giúp bạn dễ dàng để nhận biết dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là F.A.S.T.

  • F – Face – Mặt. Bạn có thể mỉm cười hay không? Hay một bên mặt của bạn có bị chùn xuống?
  • A – Arms – Tay. Bạn có thể giơ hai tay hay không? Hay một bên bị hạ xuống?
  • S – Speech – Lời nói. Bạn có thể lặp lại một cụm từ nào đó không? Có bị nói lắp hay bất kì dấu hiệu lạ nào hay không?
  • T – Time – Thời gian. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, hãy gọi 115 ngay lập tức.

Có thể nói đột quỵ là một trường hợp bệnh khẩn cấp cần đến bệnh viện ngay. Thậm chí ngay cả khi bạn không bị đột quỵ, bạn vẫn có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Do đó, gặp bác sĩ ngay là điều hết sức cần thiết để có được sự đánh giá cũng như chăm sóc cần thiết về sức khỏe.

Ngoài ra, một yếu tố nghiêm trọng khác tương tự như tai biến mạch máu não nhưng khó chẩn đoán hơn: một cơn tai biến mạch máu não nhẹ, hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Nó cũng có các triệu chứng tương tự như tai biến mạch máu não thông thường nhưng có thể kết thúc một cách nhanh chóng, thường là vào thời điểm bạn đến gặp bác sĩ. Đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên về những cơn tai biến mạch máu não sau này để bạn có thể nắm bắt cũng như phòng ngừa kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khắc phục chứng sợ độ cao với những bí quyết sau

(65)
Chứng sợ độ cao là gánh nặng tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người. Làm thế nào để vứt bỏ gánh nặng này là vấn đề được ... [xem thêm]

Chăm sóc tóc nhuộm thế nào để luôn bền màu?

(12)
Để chăm sóc tóc nhuộm bền màu, bạn không chỉ chọn dầu gội phù hợp mà còn phải lưu ý đến cả thói quen gội đầu hàng ngày. Nếu bạn không muốn mái tóc ... [xem thêm]

Bông cải xanh, siêu thực phẩm bảo vệ sức khỏe cả gia đình

(20)
Nếu tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh, bạn sẽ bất ngờ khi biết loại thực phẩm này xuất hiện trong hầu hết các lời khuyên chăm sóc sức ... [xem thêm]

6 loại rau củ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

(56)
Rau củ quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với 6 loại rau sau đây, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ... [xem thêm]

Bà bầu ra khí hư màu vàng liệu có đáng lo không?

(43)
Hiện tượng bà bầu ra khí hư màu vàng có thực sự là dấu hiệu nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu cũng như mùi của dịch tiết ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?

(21)
Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người cao tuổi. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể ... [xem thêm]

Muốn con tự lập, bạn đừng làm thay bé 10 điều này nhé

(11)
Bố mẹ thường mong muốn con tự lập để bé có thể thành công trong cuộc sống sau này. Thế nhưng, để hiện thực hóa mong muốn này không phải là điều dễ ... [xem thêm]

7 bí quyết đối phó với bé hay giận dỗi

(28)
Bạn cảm thấy bé hay giận dỗi, buồn bã? Đừng lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có người lớn mới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN