Các biến chứng khi điều trị ung thư vú

(4.49) - 94 đánh giá

Các phương pháp điều trị ung thư vú đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng hay các tác dụng không dễ chịu. Ví dụ, các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi dùng thuốc hóa trị liệu. Các tác dụng phụ và các biến chứng khi điều trị ung thư vú sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt trong các kế hoạch điều trị, trong chính các loại thuốc và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ hay biến chứng tiềm ẩn nào.

Hóa trị (Hóa học trị liệu)

Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa và rụng tóc là những tác dụng phụ thường hay gặp phải. Các tế bào của những người bị ung thư vú phân chia nhanh chóng và bị tổn thương do các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Cũng vì buồn nôn và nôn mửa là những tác dụng phụ phổ biến và nổi bật của việc hóa trị, nên các bác sĩ thường kê đơn thuốc bổ sung để giảm bớt các triệu chứng cho người bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp khác gồm có:

  • Số lượng hồng cầu thấp
  • Mệt mỏi
  • Dễ bị bầm tím
  • Nhiễm trùng.

Những tác dụng phụ trên thường phổ biến vì các tế bào phân chia của tủy xương cũng dễ bị tổn thương do các loại thuốc hóa trị.

Hóa trị có thể gây tổn thương tim mạch hoặc thúc đẩy một ung thư khác như bệnh bạch cầu trong những trường hợp hiếm gặp. Trong những trường hợp phổ biến hơn thì các biến chứng của việc điều trị ung thư vú có những đặc điểm riêng biệt, ví dụ như hóa trị ở những phụ nữ tiền mãn kinh có thể làm tổn thương buồng trứng khiến chúng ngừng sản sinh các hormone. Việc này có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh như khô âm đạo và cảm giác nóng bừng trong người. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngưng hoặc trở nên bất thường, dẫn đến hầu như không thể mang thai được. Những phụ nữ bị các tác dụng phụ cũng có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao.

Hầu hết phụ nữ nhận thấy rằng các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc. Những cảm xúc lo âu khi điều trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ do người bệnh thường cảm thấy căng thẳng hơn tình trạng thực sự mà thể chất của họ đang trải qua. Đối với một số người có thể gặp tình trạng ngắn hạn liên quan đến sự tập trung và chứng mất trí nhớ, được gọi là “giảm chức năng não do hóa trị, lú lẫn do hóa trị, hoặc giảm trí nhớ do hóa trị”.

Các tác dụng phụ của hóa trị liệu hoặc chính bệnh ung thư vú cũng bao gồm:

  • Trầm cảm
  • Sợ hãi
  • Buồn rầu
  • Cảm giác bị cô lập.

Một số phụ nữ thường trải qua khoảng thời gian khó khăn để điều chỉnh lại cuộc sống thường nhật sau khi hóa trị. Những suy nghĩ luôn tồn tại về sự tái phát bệnh trong tương lai gần có thể khiến họ thoái chí. Do đó, người bệnh nên trao đổi về liệu pháp điều trị với bác sĩ hoặc các chuyên gia và liên lạc thường xuyên với người thân trong suốt quãng thời gian này.

Xạ trị

Các liệu pháp xạ trị và kích thích tố cũng có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng hơn nữa. Các tác dụng phụ của xạ trị có thể xảy ra chậm. Theo thời gian, các tác dụng phụ phổ biến mà dường như có thể kiểm soát lúc đầu thì lại làm cơ thể suy yếu hơn. Các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm viêm phổi, tổn thương tim hay thậm chí là ung thư thứ phát.

Liệu pháp kích thích tố (Liệu pháp hormone)

Estrogen giảm do liệu pháp kích thích tố cũng có thể gia tăng đáng kể nguy cơ loãng xương. Bác sĩ sẽ theo dõi mật độ khoáng xương của bạn trong khi bạn đang dùng thuốc. Việc giảm nồng độ estrogen cũng dẫn đến chứng khô và kích thích (sưng tấy) âm đạo.

Cắt bỏ tuyến vú

Cắt bỏ vú là một thủ thuật phẫu thuật có thể được tiến hành như là một phần của quá trình điều trị ung thư vú. Theo bác sĩ Johns Hopkins, một số biến chứng có thể có bao gồm:

  • Sưng ngực tạm thời
  • Đau ngực
  • Cứng do mô sẹo hình thành tại vết mổ
  • Nhiễm trùng vết thương hay chảy máu
  • Sưng cánh tay do cắt bỏ hạch bạch huyết (phù bạch huyết)
  • Đau vú cơ năng, gồm các triệu chứng như ngứa ran, cảm giác “châm chích”, nén ép, nhói.

Một biến chứng tiềm tàng khác của thủ thuật cắt bỏ tuyến vú là các tác động tâm lý. Một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau buồn do mất một hay hai bên ngực. Một số có thể bị trầm cảm hoặc lo âu sau khi phẫu thuật. Để có thể giải tỏa được những cảm xúc trên thì rất cần đến một nhóm hỗ trợ hay những phương cách khác. Một số bệnh nhân sẽ lựa chọn thực hiện phẫu thuật tái tạo lại vú sau khi cắt bỏ tuyến vú để phục hồi lại dáng vẻ bên ngoài so với trước khi họ thực hiện cắt bỏ tuyến vú. Những người khác có thể thích sử dụng vú giả hơn để đạt được hiệu quả tương tự.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khoảng cách tuổi tác bao nhiêu để tình yêu bền vững?

(15)
Khoa học đã có một số phát hiện ra nguy cơ chia tay của các cặp đôi có khoảng cách tuổi tác quá chênh lệch. Tuy nhiên, nếu cả hai yêu thương nhau thật lòng ... [xem thêm]

Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

(29)
“Sinh mổ bao lâu thì lành” là câu hỏi của nhiều thai phụ khi nghe bác sĩ chỉ định sinh theo phương pháp này. Sau ca sinh mổ, cơ thể bạn cần nhiều thời gian ... [xem thêm]

Đặt vòng bao lâu thì quan hệ được? Lưu ý quan trọng khi đặt vòng tránh thai

(20)
Đặt vòng tránh thai là lựa chọn của nhiều phụ nữ vì tính đơn giản, an toàn và hiệu quả thai cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao nhất, các cặp vợ ... [xem thêm]

Chuẩn bị túi sinh tồn trong trường hợp khẩn cấp

(88)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì mới tốt?

(69)
Để điều trị sỏi mật thành công, bạn không những phải tuân theo chỉ định của bác sĩ mà còn cần biết cách ăn uống lành mạnh. Những băn khoăn như: ... [xem thêm]

7 lời khuyên chăm sóc da sau khi thực hiện botox

(90)
Bạn có thể đã nghe nói rằng điều trị botox có thể làm giảm nếp nhăn và làm cho bạn trông trẻ hơn. Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng mà có thể cho ... [xem thêm]

Thuốc nam trị thiếu máu cơ tim: Từ cây thuốc đến bài thuốc hiệu quả

(44)
Các cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim không chỉ được người dân châu Á ưa chuộng, mà còn khiến các nhà khoa học phương Tây ngạc nhiên với hiệu quả hỗ ... [xem thêm]

Chất thay thế đường

(30)
Chất thay thế đường là gì? Chất thay thế đường là những hợp chất hóa học hay hợp chất tự nhiên có khả năng tạo ngọt mạnh hơn nhưng chứa ít năng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN