Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

(3.57) - 29 đánh giá

“Sinh mổ bao lâu thì lành” là câu hỏi của nhiều thai phụ khi nghe bác sĩ chỉ định sinh theo phương pháp này. Sau ca sinh mổ, cơ thể bạn cần nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường qua ngả âm đạo.

Vậy mất bao lâu để bạn không cảm thấy đau sau khi sinh mổ? Thông thường, tình trạng đau sau ca mổ bắt con sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài tuần, thậm chí là vài tháng. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, chế độ nghỉ ngơi và những phương pháp luyện tập giúp bạn dễ dàng phục hồi sau sinh.

Sinh mổ bao lâu thì lành hay sinh mổ bao lâu thì hết đau?

Sinh mổ bao lâu thì lành hay sinh mổ bao lâu thì hết đau… là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu phải sinh con bằng phương pháp này. Sau phẫu thuật sinh mổ, bạn thường phải mất 3 – 4 ngày ở bệnh viện để được theo dõi và 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà để có thể phục hồi hoàn toàn. Mỗi phụ nữ có mức độ đau riêng và tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Tùy từng người mà cơn đau nhức có thể kéo dài đến 8 tuần sau sinh, thậm chí là vài tháng sau đó. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ sẽ cảm thấy bớt đau sau một vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau ca mổ bắt con còn tùy thuộc vào việc bạn vừa trải qua ca mổ lần thứ mấy.

Trong thực tế, có một vài bà mẹ cảm thấy tình trạng đau càng ngày càng trầm trọng, nhất là sau ca phẫu thuật khoảng 1 tuần. Trong khi đó, một vài người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.

Sau sinh mổ có nên sử dụng thuốc giảm đau?

Nếu bạn cảm thấy tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống sau khi sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm morphine hoặc một vài loại thuốc khác để giảm cơn đau của bạn đến 24 giờ sau.

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn dùng các thuốc có chứa thành phần giảm đau, ví dụ như acetaminophen. Đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn khi xuất viện nhưng không phải mẹ bỉm sữa nào cũng đều cần dùng những viên thuốc giảm đau này.

Giải pháp thay thế cho việc dùng thuốc để giảm đau sau sinh mổ

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau, việc ngồi dậy và đi lại chậm rãi cũng giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh chóng. Sau ca mổ bắt con khoảng 24 giờ, bạn nên cố gắng ngồi dậy và đi bộ thong thả. Việc này nhằm giảm áp lực trong ổ bụng giúp cơn đau giảm đi phần nào, tăng lưu thông máu, giúp ngăn ngừa viêm phổi, táo bón và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông...

Ở nhiều nơi còn sử dụng phương pháp quấn bụng để giảm đau cho phụ nữ sau sinh mổ bằng cách sử dụng một loại băng quấn có chất liệu co giãn như vải thun để quấn quanh bụng. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2015 tại Canada đã cho thấy việc quấn bụng làm tăng khả năng đi lại của bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bụng và ngăn ngừa những cơn đau dữ dội so với các bệnh nhân không quấn bụng. Tuy nhiên, việc này chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu mà chưa có công bố chính thức, vì vậy, nếu muốn thử, bạn hãy xin lời khuyên từ bác sĩ.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc sinh mổ

1. Vết mổ sau sinh mổ, bao lâu thì lành?

Câu trả lời cho những thắc mắc vết mổ sau sinh bao lâu thì lành hay vết sinh mổ bao lâu thì lành hay sinh mổ bao lâu thì vết thương lành… là không có thời điểm cụ thể cho những câu hỏi này. Thời gian để vết thương sinh mổ lành phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ chăm sóc vết thương… của bạn.

Sau sinh, bạn hãy chăm sóc vết mổ cẩn thận, thường xuyên theo dõi để nhận biết các dấu hiệu bất thường như: nhiễm trùng vết mổ… Hãy đến bệnh viện khám ngay nếu bạn có một trong những yếu tố sau:

  • Vết mổ sưng, nóng, có màu đỏ, đau hoặc rỉ dịch
  • Bạn bị sốt cao hơn 38°C
  • Âm đạo chảy rất nhiều máu hoặc dịch âm đạo có mùi hôi…

2. Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

Thường trước khi bạn xuất viện, bác sĩ sẽ ghi lịch hẹn yêu cầu bạn đến bệnh viện kiểm tra vào khoảng 4 tuần sau đó. Ở lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, cổ tử cung, vết mổ, đo huyết áp và kiểm tra cân nặng, chỉ định bạn siêu âm để kiểm tra tử cung để đánh giá mức độ phục hồi của bộ phận này. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên thích hợp về thời điểm quan hệ sau sinh mổ an toàn, cũng như tư vấn phương pháp tránh thai sau sinh.

Thông thường, mẹ bỉm sữa chỉ nên quan hệ sau thời điểm mổ bắt con đã điễn ra được khoảng 6 tuần. Đây là thời điểm mà cơ thể bạn đã phục hồi, những cơn đau từ vết mổ đã có thể biến mất.

Nếu có băn khoăn về việc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được hay tránh thai sau sinh mổ, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ ở lần thăm khám này. Dựa trên tình hình sức khỏe của bạn, mức độ phục hồi của tử cung, bác sĩ sẽ giải đáp chính xác cho bạn và tư vấn về thời điểm thích hợp tiến hành đặt vòng tránh thai hay áp dụng hình thức tránh thai phù hợp.

3. Sau khi sinh bao lâu thì bạn có thể làm việc nhà?

Bạn không nên làm quá nhiều việc sau sinh vì điều này có thể kéo dài thời gian phục hồi của cơ thể và khiến cơn đau kéo dài hơn. Bạn nên nghỉ ngơi cho tới khi bác sĩ đồng ý rằng bạn hoàn toàn có thể quay lại làm những công việc hằng ngày, thường là sau 6 tuần.

Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, bạn cần tránh nâng nhấc vật nặng và làm việc nhà quá sức ít nhất khoảng 8 tuần sau sinh. Bạn chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng, có sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu cảm thấy vết mổ đau và khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để sớm tìm ra nguyên nhân, giúp khắc phục hậu quả và kiểm soát cơn đau dễ dàng hơn.

4. Sinh mổ nên ăn gì?

“Sinh mổ nên ăn gì” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ sau sinh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cung cấp năng lượng là cần thiết cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như khi bạn còn mang thai. Hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, chất sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng bổ sung vitamin và sắt sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất.

  • Thực phẩm có hàm lượng protein cao: thịt, cá, thịt gà, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu và đu đủ. Đây cũng những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ.
  • Thực phẩm giàu sắt là các loại thịt đỏ (thịt bò, cá hồi), gan, đậu khô, hoa quả khô và ngũ cốc giàu chất sắt.

Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh, trái cây, cà rốt và khoai lang.

Một điều quan trọng là bạn hãy uống đủ nước, khoảng 8 – 10 ly/ngày. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và táo bón sau sinh. Ngoài ra, bạn có thể uống sữa, nước trái cây, ăn sữa chua ít béo để đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể và giúp tăng tiết sữa mẹ.

Để giải đáp cho câu hỏi “Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ”, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết “Ngũ cốc lợi sữa giúp mẹ gọi sữa về nhiều cho bé bú no“.

5. Giảm cân sau sinh mổ

Bạn thường thấy trên truyền hình và tạp chí về việc các ngôi sao nữ dường như giảm cân rất nhanh sau sinh. Thực tế, quá trình giảm cân sau sinh không thể diễn ra nhanh như vậy. Bạn mất đến 9 tháng mang thai thì cũng cần bấy nhiêu thời gian để giảm cân. Các bà mẹ cho con bú thường giảm cân sau sinh nhanh hơn các bà mẹ không cho con bú.

Việc giảm cân sau sinh mổ thường chỉ nên bắt đầu sau khi sinh được 6 tuần. Để việc giảm cân sau sinh mổ đạt hiệu quả, bạn không nên ăn quá nhiều, tránh các thức ăn vặt và thực phẩm chứa nhiều năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng. Lưu ý là việc thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và dùng thuốc hỗ trợ giảm cân để giảm mỡ bụng sau sinh mổ có thể gây hại cho bạn và bé (trường hợp bé bú sữa mẹ). Bạn nên giảm cân bằng cách giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Hãy tập thể dục với cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày. Đây là cách giảm cân hiệu quả và an toàn nhất.

Sau sinh, bạn có thể thử tập các bài tập sau:

  • Hít thở sâu: Sau sinh, bạn thường nằm/ngồi khá lâu nên hãy hít 2 – 3 hơi thở sâu, chậm sau mỗi nửa giờ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn phổi sau sinh.
  • Xoay vai: Mỗi giờ, ban nên ngồi thẳng và xoay vai khoảng 20 lần theo cả chiều từ trước ra sau, từ sau về trước. Việc này giúp hạn chế tình trạng khớp vai bị cứng.
  • Kéo căng cơ thể nhẹ nhàng: Bạn đứng tựa vào tường, từ từ giơ hai tay lên trên đầu cho đến khi bạn cảm thấy các cơ ở bụng căng ra. Giữ trong 5 giây, hạ tay xuống thư giãn. Bạn có thể tập động tác này 10 lần/ngày để tăng tính linh hoạt xung quanh các mũi khâu của bạn.

Chúng tôi tin rằng khi bạn càng cảm thấy thoải mái, việc phục hồi sẽ càng nhanh. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã giải đáp được thắc mắc “sinh mổ bao lâu thì lành?” và biết cách chăm sóc cơ thể sau khi sinh tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bí quyết dạy trẻ cách mặc quần áo

(53)
Dạy trẻ cách mặc quần áo ngay từ khi còn nhỏ là một trong những việc quan trọng mà bạn nên làm để giúp bé phát triển tính độc lập và sự tự tin. Ngoài ... [xem thêm]

Bạn biết gì về thuốc lợi tiểu?

(87)
Các thuốc lợi tiểu, còn gọi là thuốc nước, là loại thuốc được thiết kế giúp tăng thải nước và muối ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Có ba loại thuốc ... [xem thêm]

Bệnh sởi có lây không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(87)
Bệnh sởi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người đưa ra khi được nghe về căn bệnh này. Thực tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, do ... [xem thêm]

9 sự khác biệt thú vị trong não bộ ở nam giới và nữ giới

(61)
Sự khác biệt về kích thước cũng như sự phát triển của các bộ phận trong não bộ ở nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Sau đây là 9 sự khác biệt thú ... [xem thêm]

Đừng thờ ơ trước rối loạn cơ xương khớp ở phụ nữ

(60)
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Journal Times cho thấy tỷ lệ phụ nữ gặp phải các rối loạn về cơ xương khớp gần gấp đôi so với đàn ... [xem thêm]

Mắt bị mờ khi mang thai: Nguyên nhân và cách cải thiện

(20)
Mắt bị mờ khi mang thai là một trong những vấn đề thị lực thường gặp ở mẹ bầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như nồng ... [xem thêm]

Dạy con quản lý thời gian không bao giờ là quá muộn

(90)
Khi lớn lên, kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết cho trẻ. Do đó, bố mẹ có thể dạy con quản lý thời gian ngay từ khi bé còn nhỏ.Việc dạy con không ... [xem thêm]

Mang bầu có nên tiêm vắc xin ngừa cúm?

(10)
Theo một số nghiên cứu, tiêm vắc xin ngừa cúm không chỉ cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ mà còn hỗ trợ tăng miễn dịch bệnh cúm cho thai nhi.Thời tiết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN