Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ phổ biến của ung thư và điều trị ung thư. Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi điều trị. Trẻ bị ung thư và gia đình thường than phiền rằng buồn nôn là một trong những tác dụng phụ làm phiền họ nhất. Nếu không được kiểm soát, buồn nôn và nôn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cảm xúc, cản trở việc tuân thủ điều trị, cản trở các hoạt động hàng ngày. Dẫn đến dinh dưỡng kém, sụt cân và các biến chứng sức khỏe khác.
Đối với hầu hết trẻ bị ung thư, có những cách hiệu quả để giảm buồn nôn và nôn. Chúng bao gồm thuốc chống nôn, thay đổi chế độ ăn uống và các chiến lược đối phó khác như thở sâu và làm sao lãng sự chú ý. Các liệu pháp bổ sung như châm cứu, liệu pháp mùi hương và thôi miên cũng có thể có hiệu quả.
Buồn nôn là gì?
Buồn nôn là cảm giác ốm yếu hoặc khó chịu, liên quan đến sự thôi thúc nôn. Buồn nôn là cảm giác chủ quan, có nghĩa là nó phụ thuộc vào cảm nhận của chính người đó. Buồn nôn thường liên quan đến những cảm giác khó chịu ở cổ họng, thực quản hoặc dạ dày. Các cảm giác khác có thể liên quan đến buồn nôn là chóng mặt, khó nuốt, đổ mồ hôi, cảm thấy ớn lạnh hoặc đỏ bừng.
Nôn là gì?
Nôn, hoặc ói, xảy ra do tác động của cơ hoành và các cơ bụng. Các cơ này co lại, đẩy chất chứa trong dạ dày lên thực quản và ra khỏi miệng. Điều này được điều khiển bởi các dây thần kinh đáp ứng với các kích thích nhất định. Các tác nhân phổ biến gây buồn nôn và nôn là virus và vi khuẩn, sự di chuyển và các tín hiệu vật lý hoặc hóa học. Chúng kích hoạt các con đường thần kinh kiểm soát phản xạ nôn. Buồn nôn và nôn có liên quan với nhau, nhưng mỗi cái có thể xảy ra mà không kèm cái kia.
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư
Hóa trị là nguyên nhân chính gây buồn nôn ở trẻ em bị ung thư. Tuy nhiên, xạ trị và các loại thuốc khác cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Một số trẻ bị buồn nôn do ảnh hưởng của chính bệnh ung thư hoặc do các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ bị u não có thể bị não úng thủy, một tình trạng tích tụ chất lỏng trong não. Áp lực trong khoang sọ não tăng có thể kích hoạt các dây thần kinh gây nôn.
Nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư bao gồm:
- Hóa trị
- Các loại thuốc khác bao gồm kháng sinh, thuốc opioid và thuốc chống động kinh
- Xạ trị
- Bản thân ung thư, đặc biệt là nếu khối u ảnh hưởng đến não hoặc hệ tiêu hóa
- Rối loạn dạ dày và đường tiêu hóa
- Vấn đề về tai trong
- Mất cân bằng nội tiết và trao đổi chất
- Sốt và nhiễm trùng
- Căng thẳng và lo lắng
- Đau đớn
- Cơn nôn trước đó
Buồn nôn và nôn là do sự tương tác phức tạp giữa một vài hệ thống trong cơ thể bao gồm hệ thống thần kinh tự động, hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết và hệ tiêu hóa. Suy nghĩ và cảm xúc cũng đóng một vai trò quan trọng trong buồn nôn và nôn.
Buồn nôn và nôn mửa trong quá trình hóa trị
Có tới 70% trẻ em được hóa trị liệu sẽ bị buồn nôn tại một số thời điểm trong quá trình điều trị. Các triệu chứng khác nhau từ khó chịu nhẹ đến nôn mửa nghiêm trọng. Có 3 loại buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị liệu:
- Nôn cấp tính – xảy ra trong 24 giờ đầu sau hóa trị. Nó thường bắt đầu 1-2 giờ sau khi hóa trị và trở nên tốt hơn sau 4 – 6 giờ.
- Nôn trì hoãn – biểu hiện sau 24 giờ. Thông thường, nghiêm trọng nhất là khoảng 48-72 giờ sau khi hóa trị và sẽ tốt hơn trong vài ngày sau đó.
- Nôn tiền triệu (xảy ra trước) – xảy ra trước khi hóa trị và được kích hoạt bởi các yếu tố liên quan đến hóa trị. Đây là một phản ứng mắc phải và rất phổ biến ở những bệnh nhân đã bị buồn nôn và nôn dữ dội với các phương pháp điều trị trong trước đó.
Thuốc hóa trị có thể được phân loại theo nguy cơ hoặc khả năng gây buồn nôn và nôn:
- Cao (nguy cơ > 90%)
- Trung bình (nguy cơ 30-90%)
- Thấp (nguy cơ 10-30%)
- Tối thiểu (nguy cơ