Bố mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ học bơi vào mùa hè?

(4.43) - 69 đánh giá

Hè là thời điểm mà cha mẹ thường ghi danh cho trẻ học bơi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại hay bỏ qua những lưu ý quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho bé.

Bơi lội không chỉ là một kỹ năng sống cần thiết mà còn là một hoạt động thể chất tuyệt vời giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe, phòng tránh được tình trạng đuối nước. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trong bài viết này, Chúng tôi đề cập đến những lưu ý khi cho trẻ đi học bơi mà các bậc phụ huynh thường hay bỏ qua cùng những bí quyết trong việc tự dạy trẻ học bơi.

Những lưu ý khi cho trẻ đi học bơi vào mùa hè

Nhiều phụ huynh cho con học bơi ở một hồ bơi nào đó chỉ đơn giản vì hồ ở gần nhà, tiện đường đưa đón, được người quen giới thiệu… Bạn có biết việc này có thể làm cho con bạn không thực sự được học bơi tại một hồ bơi chất lượng, thiếu an toàn, giáo viên dạy bơi không có đủ kỹ năng giảng dạy…

1. Những lưu ý trong việc chọn hồ bơi cho con

Trước khi ghi danh cho con đi học bơi ở một hồ bơi hay trung tâm thể dục thể thao nào đó, bạn nên:

  • Tham quan hồ bơi, nơi mà bạn định đăng ký cho con học và tìm hiểu về lịch vệ sinh của hồ bơi: Vấn đề vệ sinh bể bơi là vô cùng quan trọng, điều này đảm bảo sức khỏe cho bé. Hồ bơi cần phải sạch sẽ, nước hồ trong, được làm vệ sinh đúng thường xuyên. Ngoài ra, cả khu vực xung quanh hồ cũng cần được giữ sạch sẽ, thùng rác có nắp đậy phải được lắp ở những vị trí dễ thấy. Khu vực nhà về sinh và phòng thay đồ phải sạch sẽ, sàn không đọng nước, vòi sen không bị rỉ sét hay đóng cặn bẩn, nước trong và sạch.
  • Tìm hiểu mỗi phiên trực tại bể bơi có bao nhiêu nhân viên cứu hộ, giám sát. Hãy chắc chắn rằng lượng nhân viên cứu hộ ở khu vực dành cho trẻ em luôn đảm bảo yêu cầu cứu hộ nếu có sự có xảy ra.
  • Phao cứu sinh: Quanh hồ bơi có trang bị phao cứu sinh đầy đủ và các phao có chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
  • Giáo viên dạy bơi: Hãy tìm hiểu giáo viên nào sẽ dạy bơi cho con bạn và trao đổi với họ để biết số lượng học viên mà họ phải phụ trách trong một ca dạy. Việc phải dạy quá nhiều trẻ trong cùng một ca thường khiến giáo viên không thể bao quát hết các học viên, ảnh hưởng đến việc tiếp thu của trẻ. Trong một ca dạy, mỗi giáo viên chỉ nên phụ trách khoảng 6 – 8 học viên mà thôi.
  • Cùng con tìm hiểu về quy định của hồ bơi, giải thích cho trẻ hiểu những quy định này là nhằm bảo đảm an toàn cho mọi người trong hồ bơi và nhắc trẻ luôn luôn tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn.
  • Nhắc nhở con tuân thủ các quy định của giáo viên dạy bơi, người quản lý hồ bơi, nhân viên cứu hộ…

2. Những lưu ý khi cho con đi học bơi

Trước khi đăng ký cho con học bơi, bạn cần:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa trước khi con tham gia lớp học bơi nếu bé có các vấn đề về sức khỏe.
  • Nếu bé bị nhiễm trùng, chẳng hạn như tình trạng phát ban hay các vấn đề liên quan đến bệnh tai – mũi – họng, đau mắt đỏ, tiêu chảy… bạn không nên cho bé đến hồ bơi. Bạn hãy để bé ở nhà cho đến khi con lành bệnh và hết nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
  • Không để con ăn quá no trước khi đi học bơi: Việc ăn quá no trước khi bơi dễ khiến trẻ bị ói khi vận động dưới nước nhiều. Do đó, bạn nên cho con ăn khoảng 1 giờ trước khi bơi để con có đủ năng lượng hoạt động.
  • Mang theo nước uống: Hãy tập cho con thói quen luôn mang theo một chai nước khi đi ra ngoài, đi chơi, tập luyện thể thao. Việc uống đủ nước khi tập luyện giúp bé tránh bị chuột rút.

Khi cho con đi học bơi, bạn nên chú ý điều này: Không cho con thay đồ hay tắm mà không vào phòng thay đồ. Nhiều người cho rằng con còn nhỏ chưa biết gì nên vô tư cho con thay đồ trước mặt mọi người. Điều này là không nên vì như thế bé sẽ không ý thức được rằng có những bộ phận của cơ thể không nên phô bày cho người khác thấy. Việc này giúp bé ý thức hơn về cơ thể, hạn chế tình trạng xâm hại.

Ngoài ra, khi cho trẻ học bơi, bạn cần theo quan sát con, tránh trường hợp những người lạ cố ý tiếp cận con với ý đồ xấu và can thiệp kịp thời. Thêm một lưu ý nữa là bạn không nên để con vào khu thay đồ một mình.

Bí quyết trong việc tự dạy con học bơi

Nếu bạn bơi thành thạo và muốn tự dạy con học bơi để đảm bảo an toàn cho con, bạn nên tuân theo các gợi ý sau:

1. Nếu con bạn chưa biết bơi, hãy dạy con cách làm thế nào để nổi

Nếu con bạn chưa biết bơi, bạn nên hướng dẫn con thực hành các động tác bơi trên bờ một cách thành thạo. Sau khi con đã tập nhuần nhuyễn các động tác này, bạn mới nên cho con xuống hồ bơi.

Khi cho trẻ xuống hồ bơi, bạn nên dạy con cách làm thế nào để có thể nổi trên mặt nước. Bạn hãy nhắc nhở con nếu bị rơi xuống nước phải luôn giữ bình tĩnh, đạp chân, quạt tay và cố gắng tìm cách để có thể ngẩng cao đầu trên mặt nước cho đến khi được cứu.

2. Khi con bạn đã biết nổi trên mặt nước, hãy dạy con cách đạp chân, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng

Sau khi con biết nổi trên mặt nước một cách thành thạo, bạn nên dạy tiếp các kỹ năng này cho trẻ:

  • Dạy trẻ cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng (thổi bong bóng): Việc này giúp trẻ thở dễ dàng khi bơi, quen với việc thở khi ở dưới nước và tránh uống nước.
  • Học cách đạp chân luân phiên để giữ cho cơ thể luôn nổi.

Tốt nhất, bạn nên dạy trẻ cách quạt chân ở rìa của hồ bơi, để con có thể dễ dàng ngẩng cao đầu trên mặt nước.

3. Đừng dạy con bạn bơi với phao, bè hoặc các vật nổi dễ bị xì hơi

Những chiếc phao có thể bị rách, xì hơi bất cứ lúc nào khiến con bạn có nguy cơ bị chìm xuống. Trong khi đó, các tấm xốp giữ được hình dạng ban đầu và độ nổi của chúng. Do đó, bạn nên dùng phao bơi bằng xốp thay vì phao bơm hơi để đảm bảo an toàn cho con.

4. Trẻ em nên tập bơi ở đầu nông của bể bơi trước

Một khi con bạn cảm thấy thoải mái với việc thở ra bằng miệng và quạt chân trong nước, bạn nên dạy con học những kỹ năng mới ở đầu nông của hồ bơi. Hãy thử dạy con:

  • Tập chìm trong nước và có gắng nín thở từ 5 – 10 giây.
  • Chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nổi trên mặt nước rồi tự bơi mà không cần sự trợ giúp.
  • Lướt đi bằng cách lợi dụng lực đẩy khi đạp mạnh vào thành hồ bơi để bơi sang phía bên kia của hồ.

Dạy trẻ biết cách phối hợp các động tác đạp chân, quạt tay, bằng cách cách giữ hoặc nâng đỡ để con nổi trên mặt nước. Tiếp theo, bạn hướng dẫn con quạt tay, đạp chân và lướt đi.

5. Nếu bé đã biết nín thở dưới nước, nổi một cách thành thạo, bạn nên dạy con các kỹ năng sau

  • Bơi dưới mặt nước: Hãy dạy con bơi xuống đáy hồ và sau đó cố gắng bơi sang bên kia bể bơi. Nếu con không đủ hơi, bé có thể trồi lên mặt nước để thở và tiếp tục bơi xuống.
  • Bạn có thể thả chìa khóa hay một vật dễ chìm xuống đáy hồ bơi và yêu cầu con bơi xuống để lấy.
  • Sử dụng các động tác bơi đã học để trồi lên.

6. Một khi con bạn có thể phối hợp đạp chân và quạt tay thành thạo, hãy dạy trẻ cách bơi ếch và bơi ngửa

Khi dạy con bơi, hãy khuyến khích trẻ phối hợp tay và chân thật nhịp nhàng. Ngoài ra, đối với những kiểu bơi mà con phải úp mặt xuống (như bơi ếch, bơi sải…), hãy hướng dẫn con cách thở mỗi khi ngước mặt lên.

Đối với kiểu bơi ngửa, hãy nhắc bé rằng con có thể thở bình thường vì mặt con luôn nằm trên mặt nước. Khi trẻ bơi đến thành hồ, hãy chỉ cho con cách cuộn người lại, đạp vào thành hồ để đảo chiều bơi và tiến về phía trước, trong lúc đó, hãy hít một hơi thật sâu rồi tiếp tục bơi. Có một lưu ý là khi dạy trẻ cách cuộn người, hãy thử để chúng đá từ mép nước theo hướng từ dưới lên trên. Điều này buộc con phải đạp chân và quạt tay để bơi.

Kể cả khi con bạn đã bơi một cách thành thạo, bạn vẫn nên nhắc nhở con tuân thủ các quy tắc an toàn ở hồ bơi, không bơi một mình và đặt biệt không bơi nơi vắng vẻ.

Quan Lan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe bé

(30)
Uống một ly trà hoa cúc giúp bạn thư giãn sau giờ làm và có giấc ngủ ngon hơn. Còn với trẻ, công dụng của trà hoa cúc là gì? Loại trà này cũng mang lại ... [xem thêm]

Giảm cân khi mang thai thế nào để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé?

(93)
Việc phải giảm cân khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ bầu bị thừa cân và cần kiểm soát cân nặng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và các ... [xem thêm]

6 bí quyết giúp con phát triển thế mạnh của bản thân

(57)
Làm thế nào để con phát triển thế mạnh của bản thân là vấn đề khiến không ít các bậc cha mẹ đau đầu. Có không ít cha mẹ bày tỏ sự lo lắng hay thất ... [xem thêm]

Những điều nên biết về những cơn đột quỵ ở thân não

(30)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Những quan niệm sai lầm về hiến tạng

(33)
Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

8 biện pháp tự nhiên chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên

(38)
Tình trạng rối loạn lo âu ở tuổi vị thành niên là một vấn đề đáng quan tâm vì việc này ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ. Làm cha mẹ, ... [xem thêm]

Ung thư dương vật có chữa được không?

(30)
Tìm hiểu chungUng thư dương vật là bệnh gì?Ung thư dương vật là bệnh ung thư xảy ra ở dương vật với tỷ lệ người mắc và tử vong cao, thường xảy ra ở ... [xem thêm]

Thuốc hạ sốt và những điều bạn cần biết

(90)
Khi bị sốt, chúng ta luôn tìm cách làm giảm sốt nhanh chóng và hiệu quả. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt được bán rộng rãi, làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN