Công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe bé

(3.69) - 30 đánh giá

Uống một ly trà hoa cúc giúp bạn thư giãn sau giờ làm và có giấc ngủ ngon hơn. Còn với trẻ, công dụng của trà hoa cúc là gì? Loại trà này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ.

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược được pha từ hoa cúc khô và nước nóng. Đây không phải là trà thực sự vì không có lá trà nào được dùng khi pha. Trà hoa cúc có thể được dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nhưng trà an toàn cho trẻ trên 1 tuổi, vì khi này bạn đã cho trẻ ăn nhiều món khác nhau nên nguy cơ bị dị ứng thực phẩm của trẻ thấp hơn. Còn trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên uống sữa mẹ, không được uống trà hoa cúc.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống trà. Nếu bác sĩ đồng ý, ban đầu bạn cũng nên cho trẻ uống từ từ với lượng nhỏ.

Lượng trà trẻ nên uống

Khi mới uống lần đầu, bạn có thể cho trẻ khoảng 15ml. Nếu trẻ có thể hấp thụ tốt, bạn có thể tăng lên thành 30ml mỗi khi trẻ quấy khóc, đau bụng hay những tình huống khác mà trà có thể giúp làm trẻ dịu lại.

Một nghiên cứu đã chỉ ra bạn nên cho trẻ dùng khoảng 150ml trà để có thể đạt được lợi ích tối ưu ở trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho con uống khoảng 60 – 90ml trà mỗi ngày để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Công dụng của trà hoa cúc với trẻ nhỏ

Dưới đây là những công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe bé:

  • Xoa dịu cơn đau bụng và quấy khóc: Nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có thể giúp kiểm soát cơn đau bụng ở trẻ. Thường xuyên uống trà này sẽ giúp trẻ giảm đi những cơn đau bụng mạn tính. Những trẻ thường hay quấy khóc có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi được uống trà.
  • Giúp trẻ ngủ ngon hơn: Trà hoa cúc là một chất giúp thư giãn tự nhiên và có thể dùng để cải thiện trường hợp trẻ ngủ không ngon.
  • Xoa dịu đường tiêu hóa: Nhiều chất được tìm thấy trong trà có thể giúp làm dịu hệ tiêu hóa, tối ưu sự hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa hình thành khí trong bụng và giảm các cơn co thắt dạ dày.
  • Chữa cảm lạnh: Trà giúp giảm sự khó chịu đường hô hấp trên do cảm lạnh và ho nhiều. Trẻ uống trà hoa cúc khi bị cảm lạnh sẽ dễ thở hơn và ngủ ngon hơn.
  • Giảm viêm: Chất chống oxy hóa trong trà giúp làm giảm viêm cho cơ thể. Trà có thể xoa dịu các vấn đề về da như bỏng nắng hay hăm tã. Trà còn giúp giảm sưng tấy và kích ứng nướu trẻ khi mọc răng.
  • Xoa dịu các bệnh về đường tiêu hóa: Trà có thể xoa dịu các bệnh đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và trào ngược dạ dày thực quản.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng trà hoa cúc và cũng nên lựa chọn nguồn cung cấp trà đáng tin cậy nhé.

Cách mua trà hoa cúc chất lượng cho bé

Bạn hãy tham khảo những cách sau để lựa trà chất lượng và an toàn hơn:

  • Chọn nơi bán tin cậy: Bạn chỉ nên mua trà được sản xuất từ công ty có uy tín và tiếng tăm. Điều này giúp bạn mua được trà nguyên chất và tránh hàng giả.
  • Chỉ mua trà đã đóng thành túi: Các gói trà được các công ty sản xuất và thường được chia thành các dạng túi nhỏ sẽ giúp trà ít bị nhiễm khuẩn dù bạn đã mở bao bì.
  • Không nên mua trà không được đóng gói: Nghiên cứu cho thấy trà bán trong các cửa hàng thảo dược thường bị nhiễm Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Chọn trà nguyên chất: Đảm bảo rằng bạn chỉ mua túi trà hoa cúc nguyên chất, không thêm các thành phần khác như bạc hà, lá trà hay thảo dược khác vì bạn không biết trẻ có bị dị ứng với các chất đó hay không.

Sau khi đã mua được trà đáng tin cậy, bạn cần đến cách chế biến trà cho trẻ.

Cách pha trà hoa cúc cho trẻ

Bạn hãy làm theo những bước sau nhé:

  • Bước 1: Đun sôi nước.
  • Bước 2: Đặt túi trà vào ly và rót nước sôi vào.
  • Bước 3: Để trà ngâm trong 10 phút.
  • Bước 4: Lấy túi trà ra và đợi trà nguội bớt.
  • Bước 5: Cho trẻ uống bằng muỗng hay dùng bình bú.

Dù trà hoa cúc rất có lợi nhưng bạn vẫn cần biết thêm về những tác dụng phụ của nó.

Tác dụng phụ của trà hoa cúc

Cũng giống như những thực phẩm khác, trà hoa cúc cũng có những tác dụng phụ khác như:

  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng có những triệu chứng gồm phát ban ngoài da, nôn ói, buồn nôn, sưng mặt hay mệt mỏi kéo dài. Dị ứng nghiêm trọng hơn có thể gây tình trạng sốc phản vệ với các triệu chứng khác. Bạn hãy đưa trẻ đi bác sĩ ngay khi có những biểu hiện trên.
  • Trà phản ứng với thuốc: Trà hoa cúc có thể phản ứng với nhiều thuốc như thuốc kháng nấm. Vì thế, nếu trẻ đang dùng thuốc nào đó, bạn hãy hỏi bác sĩ xem thuốc đó có phản ứng với trà không.
  • Trà phản ứng với những thức ăn khác: Trà có thể phản ứng với các thức ăn khác của trẻ như các loại thực vật cùng họ với hoa cúc như hướng dương.
  • Làm nặng thêm tình trạng bệnh: Nếu trẻ mắc các bệnh bẩm sinh thì trà có thể khiến bệnh trẻ nặng và phức tạp hơn. Ví dụ: nếu trẻ bị đái tháo đường tuýp 1, trà sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây hại cho trẻ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống trà nếu trẻ mắc phải các bệnh bẩm sinh để tránh biến chứng.

Trà hoa cúc có thể là một thức uống tại nhà thích hợp cho nhiều trường hợp và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, mua trà chất lượng và cho trẻ uống lượng vừa đủ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Tăng huyết áp

(86)
Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, rất thường gặp ở những người bị đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2. Dù chưa biết lý do vì sao có sự tương quan đáng ... [xem thêm]

Cột mốc phát triển khi bé bắt đầu tập đi

(93)
Giai đoạn tập đi không những mang lại niềm vui cho chính bé mà còn là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Việc tập đi cho con vô cùng quan trọng để hình thành dáng ... [xem thêm]

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

(40)
Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc ... [xem thêm]

9 lý do sau đây sẽ làm bạn muốn ngủ nhiều hơn!

(35)
Ngủ nhiều thêm một tiếng có thể tạo ra điều khác biệt gì trong cuộc sống không? Bạn có thể không tin nhưng thật ra là khá nhiều đấy. Nghiên cứu cho thấy ... [xem thêm]

Lãnh cảm ở phụ nữ: Làm sao để bạn ham muốn chuyện ấy?

(80)
Chứng lãnh cảm ở phụ nữ chẳng những khiến chuyện chăn gối trở thành nỗi ám ảnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. ... [xem thêm]

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là do chính bạn

(62)
Bệnh trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng đau đớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe hàng ngày. Thế nên, câu hỏi bệnh trào ... [xem thêm]

Muốn tương lai con tốt đẹp, hãy từ bỏ 8 sai lầm trong cách nuôi dạy con cái

(28)
Bố mẹ luôn mong muốn nuôi dạy con cái thành những đứa trẻ hạnh phúc và gặt hái thành công trong tương lai, nhưng đôi khi họ cũng gặp thất bại. Sai lầm ... [xem thêm]

Bạo hành phụ nữ trong gia đình: Đừng chần chừ tìm cách thoát ra!

(87)
Bạo hành phụ nữ trong gia đình không những gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe mà còn để lại nỗi ám ảnh dai dẳng suốt cuộc đời. Thế nhưng, tại sao không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN