Ung thư dương vật có chữa được không?

(3.79) - 30 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư dương vật là bệnh gì?

Ung thư dương vật là bệnh ung thư xảy ra ở dương vật với tỷ lệ người mắc và tử vong cao, thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và ở các quốc gia kém phát triển.

Bệnh liên quan đến bệnh sử can thiệp nới bao quy đầu chặt không hợp lý hoặc ở những người cắt bao quy đầu ở độ tuổi đã cao.

Ung thư dương vật được phân loại thành: ung thư biểu mô tế bào vảy (loại ung thư phổ biến nhất, chiếm 95% trường hợp), các bệnh ung thư dương vật khác bao gồm u hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy, u lympho và sacôm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư dương vật là gì?

Ở những người bị hẹp bao quy đầu, các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Bựa sinh dục (thường bắt đầu hình thành vài ngày đầu tiên ở trẻ sơ sinh ở bề mặt trong bao quy đầu)
  • Ngứa (phát ban)
  • Tổn thương có thể sờ thấy (đau hoặc không đau/khó chịu hiện diện trong nếp gấp bao quy đầu).
  • Những sự thay đổi về độ dày và màu sắc trên lớp da của dương vật
  • Xuất hiện bướu trên dương vật
  • Bao quy đầu tiết ra chất dịch có mùi hôi
  • Sưng dương vật
  • Nổi các bướu nhỏ dưới da ở vùng háng.

Người bệnh cao tuổi có các triệu chứng trên nhưng không khám sẽ khiến các khối u xâm lấn sâu hoặc loét, tụ lại thành chùm (dạng chuông).

Việc điều trị không hợp lý (ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh hay không cắt bao quy đầu) sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhọt độc hoặc bệnh than (do viêm quy đầu/loét hoại tử) chỉ sau một vài tuần nếu ung thư đã được chẩn đoán nhưng không có can thiệp hợp lý. Các triệu chứng tương tự xảy ra đối với người quan hệ tình dục không an toàn.
  • Di căn.

Ở những người không hẹp bao quy đầu, tình trạng chảy máu thường xảy ra khi dương vật cương cứng vào buổi sáng hoặc trong quá trình quan hệ tình dục.

Trên lâm sàng, ung thư dương vật ác tính do xâm lấn niệu đạo hiếm gặp ở nam giới. Các khối u phát sinh dọc theo chiều dài niệu đạo gây tắc nghẽn và tiểu ra máu, tiểu khó, rò rỉ nước tiểu…

Một số các triệu chứng lâm sàng khác bao gồm:

  • Loét hay hoại tử ở dương vật
  • Tổn thương dương vật
  • Hạch to
  • Dấu hiệu về thể chất (ví dụ như gan to) hoặc các triệu chứng (ví dụ như suy mòn, nhầm lẫn) có thể liên quan đến khối u di căn hoặc rối loạn chuyển hóa có liên quan như tăng canxi huyết

Tuy nhiên, phần lớn những người đàn ông gặp phải các triệu chứng kể trên chưa chắc đã mắc ung thư. Thay vào đó, đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh viêm nhiễm hoặc phản ứng do dị ứng. Mặc dù vậy, nếu bạn phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở trên hoặc những vùng gần dương vật, bạn nên đi kiểm tra ngay để biết chính xác vấn đề và được điều trị sớm nhất có thể.

Tất cả các bệnh nhân cần theo dõi càng sớm càng tốt để ngăn chặn bệnh từ sớm.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh sử về mụn cóc sinh dục, chấn thương dương vật hay nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đàn ông hẹp bao quy đầu nhưng chưa cắt
  • Niệu đạo hẹp.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra ung thư dương vật

Ung thư có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố liên quan bao gồm:

  • Hẹp bao quy đầu: bạn có thể ngăn chặn bệnh bằng cách cắt bao quy đầu cho trẻ từ lúc mới sinh.
  • Vệ sinh dương vật: đóng vai trò then chốt. Bệnh nhân hẹp bao quy đầu thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng bên trong dương vật, dẫn đến bựa tích tụ. Bên cạnh đó, bựa sinh dục có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư dương vật.
  • Đa tổn thương (viêm bao quy đầu tắc nghẽn).
  • Tiền sử tổn thương ác tính: như bệnh Bowen (Queyrat), bạch sản, bệnh Paget, bệnh Buschke-Lowenstein…

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Đây là loại ung thư phổ biến, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về bệnh này trên thế giới.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở bất kỳ chủng tộc nào. Tuy nhiên, ung thư này ít gặp ở các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu mà phổ biến hơn ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Vào thời kỳ trước năm 1999, bệnh ung thư dương vật ác tính có khi chiếm 10 – 20 % các ca ung thư ở nam giới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Độ tuổi: Tuổi trung bình ở những người mắc bệnh là 60, mặc dù ung thư dương vật có thể xuất hiện ở nam giới dưới 40 tuổi và tỷ lệ tăng dần theo tuổi tác, ví dụ như đàn ông dưới 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/100.000 trong khi đến 80 tuổi, tỷ lệ này tăng cao hơn 9 lần.
  • Vấn đề đô thị hóa: Do điều kiện kinh tế, ung thư này rất phổ biến trong cộng đồng thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những khu vực có nhiều người mắc HPV, HIV cao cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dương vật. Mặc dù cơ chế không rõ ràng, song có thể là do quan hệ tình dục không an toàn hay quan hệ với nhiều người dẫn đến có nhiều người mắc các loại virus này.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý.
  • Các yếu tố khác: thuốc lá (hút thuốc và nhai), xạ trị (với tia cực tím A, Psoralen).

Không có mối liên hệ giữa bệnh ung thư dương vật và xu hướng tình dục.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu sinh thiết từ tế bào dương vật hoặc các vùng khác (chẳng hạn như các hạch bạch huyết) để làm các kiểm tra trong phòng thí nghiệm và kết quả các xét nghiệm này sẽ cho biết trong khối u này có chứa tế bào ung thư hay không.

Bác sĩ sẽ đâm một chiếc kim rất mỏng vào bên trong những tế bào bạch huyết gần các vùng ảnh hưởng để hút các chất dịch. Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy liệu những khối u này có chứa tế bào ung thư hay không

Các kiểm tra hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT scan), siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp cho các bác sĩ quan sát những khối u hoặc các dấu hiệu bất thường cho thấy sự di căn của căn bệnh ung thư bên trong cơ thể bạn, đồng thời sàng lọc bệnh gan to hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh ung thư dương vật

Nếu bạn phát hiện ung thư ở những giai đoạn đầu thì quá trình điều trị có thể bao gồm:

Nếu như bạn phát hiện căn bệnh ung thư trong những giai đoạn sau, quá trình điều trị có thể sử dụng các biện pháp kể trên kết hợp với một số phương thức dưới đây:

Hầu hết các phương thức điều trị ung thư dương vật ở giai đoạn đầu sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của bạn nhưng phương pháp hóa trị và xạ trị thì lại ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục.

Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu để tìm ra những phương thức mới giúp điều trị ung thư dương vật trong giai đoạn đầu và cả những giai đoạn sau đó bằng cách làm thí nghiệm kiểm tra tác dụng của các loại thuốc mới. Các cuộc thử nghiệm này thường cung cấp cơ hội cho những bệnh nhân thử những loại thuốc chưa được sử dụng rộng rãi với sự tư vấn của các bác sĩ điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ngăn ngừa là cách điều trị bệnh tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

7 Lưu ý hạn chế tình trạng mụn ẩn dưới da

(42)
Mụn xuất hiện là do nang lông bị bít tắc bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn. Trong một số trường hợp, mụn ẩn dưới da sẽ hình thành dưới bề mặt da ... [xem thêm]

Vaccine đậu mùa

(36)
Vaccine đậu mùa là gì và nó có tác dụng như thế nào? Vaccine đậu mùa đã được sử dụng cho đến những năm đầu của thập niên 1970 để quét sạch bệnh ... [xem thêm]

Chất thay thế đường

(30)
Chất thay thế đường là gì? Chất thay thế đường là những hợp chất hóa học hay hợp chất tự nhiên có khả năng tạo ngọt mạnh hơn nhưng chứa ít năng ... [xem thêm]

5 lợi ích của việc tập Pilates mà bạn không nên bỏ qua

(66)
Tại Việt Nam, khái niệm về tập Pilates có thể còn khá xa lạ, nhưng ở nước ngoài, đây là một dạng tập luyện được hầu hết các ngôi sao biết tới để ... [xem thêm]

Lãnh cảm ở phụ nữ: Làm sao để bạn ham muốn chuyện ấy?

(80)
Chứng lãnh cảm ở phụ nữ chẳng những khiến chuyện chăn gối trở thành nỗi ám ảnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. ... [xem thêm]

Mách bạn cách lên thời gian biểu theo đồng hồ sinh học

(47)
Đồng hồ sinh học của bạn có thể hiểu đơn giản là xu hướng thức khuya hay dậy sớm, chính thói quen ngủ này cũng sẽ quyết định lịch trình ngày hôm sau. ... [xem thêm]

7 điều người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới muốn bạn biết

(80)
Nhiều người không hiểu về chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Điều này dẫn đến sự kỳ thị không đáng có đối với người bệnh. Các chuyên gia ... [xem thêm]

Yếu sinh lý nên bồi bổ thực phẩm gì?

(71)
Trước áp lực cuộc sống hằng ngày, khả năng tình dục của nam giới ngày càng bị ảnh hưởng và có nguy cơ giảm sút đáng kể. Do đó, làm sao để bổ thận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN