Vì sao lại có hiện tượng nôn ra máu sau khi uống rượu?

(4) - 71 đánh giá

Nôn ra máu sau khi uống rượu chính là lời cảnh báo bạn nên từ bỏ việc sử dụng thức uống có cồn ngay. Nguyên nhân gây nôn ra máu có thể xuất phát từ dạ dày.

Bất cứ ai đã từng nôn ra máu sau khi uống rượu đều lo lắng và sợ hãi về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Nhiều người mới uống rượu có thể sợ hãi cũng như từ bỏ uống rượu thậm chí là có ác cảm với thức uống này. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn hãy tham khảo thông tin sau:

Triệu chứng đi kèm nôn ra máu sau khi uống rượu

Triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của chảy máu. Triệu chứng ban đầu bao gồm nóng rát dạ dày, ngực và cổ họng, co thắt hay đau quặn bụng, nôn ói và đau tức thượng vị. Ngoài ra, sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như chóng mặt, mệt mỏi, đau nhiều ở ngực, bụng hay sau lưng, khó thở và nôn ra máu lượng nhiều, ngất hay rối loạn huyết động.

Khi nào cần đến bệnh viện?

  • Nôn ra máu lượng nhiều
  • Đi cầu ra máu lượng nhiều (hay phân đen, sẫm màu như bã cà phê)
  • Đau dữ dội không giảm
  • Ngất hay choáng
  • Nôn ra máu liên tục
  • Sốt
  • Những người uống thuốc chống đông máu như Coumadin, Plavix, Pradaxa.

Nguyên nhân nôn ra máu sau khi uống rượu

1. Tổn thương ống tiêu hóa

Dồn hết sức khi nôn và gia tăng áp lực trong ổ bụng, ngực, thực quản có thể gây tổn thương ống tiêu hóa. Vị trí tổn thương thường gặp là thực quản, khiến những chất chứa trong dạ dày sẽ thoát vào lồng ngực, tạo ra tình trạng viêm nghiêm trọng, nhiễm trùng và tử vong nếu không có can thiệp y khoa kịp thời.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực đột ngột và nghiêm trọng, cơn đau lan ra sau lưng, vã mồ hôi, khó thở hay đau bụng. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật để sửa lại chỗ rách và loại bỏ sạch chất nôn và máu trong khoang ngực.

2. Xơ gan

Xơ gan là hậu quả của việc uống nhiều rượu trong thời gian dài, bệnh tự miễn hay các bệnh di truyền. Gan bị xơ sẹo và gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa đến một mức độ nào đó sẽ vỡ ra và gây chảy máu ồ ạt. Triệu chứng gồm nôn ra máu sau khi uống rượu, ngất xỉu và đi cầu ra máu hay phân đen.

Khi xơ gan tiến triển sẽ không có cách nào giúp gan hồi phục được, nhưng ngưng uống rượu và các thuốc ảnh hưởng gan là điều cần thiết. Aspirin và thuốc NSAIDs không nên dùng trên bệnh nhân xơ gan.

Chế độ ăn ít muối và hạn chế đạm có lợi trên các bệnh nhân xơ gan. Bác sĩ có thể can thiệp mạch máu để giảm áp lực mạch máu và ngăn ngừa chảy máu tái phát.

3. Uống quá nhiều rượu

Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây kích thích dạ dày và lớp niêm mạc ruột, tạo ra tổn thương và phá hủy lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày. Để tránh tình trạng nôn ra máu sau khi uống rượu, bạn nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống thích hợp, duy trì đủ nước và dùng thuốc kháng axit.

4. Viêm loét dạ dày

Vì sao bạn lại nôn ra máu sau khi uống rượu? Đó là do viêm loét dạ dày! Rượu sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa và gây chảy máu. Uống rượu quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị viêm. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, dạ dày dần trở nên lở loét đi kèm nhiều tình trạng bệnh khác. Bạn có thể vừa nôn ra máu cũng như đi vệ sinh ra máu. Nếu vết loét ăn vào mạch máu, bạn sẽ nôn ra máu với số lượng nhiều và ồ ạt.

Triệu chứng loét dạ dày thường gặp gồm đau bụng thượng vị hay khó chịu vùng ngực dưới. Những cơn đau này đôi khi khiến bạn thức dậy vào sáng sớm. Máu trong phân có màu đỏ tươi hoặc đen.

Bạn cần tránh uống rượu và sử dụng thuốc kháng axit, PPI (thuốc ức chế bơm proton) hay ức chế H2 nhằm giảm tiết axit từ dạ dày. Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần phải nội soi cấp cứu cầm máu.

Chế độ ăn và lối sống lành mạnh rất cần thiết. Bạn hãy tránh các thực phẩm chua, đồ uống có gas, các thuốc tăng axit dạ dày, không được uống rượu cũng như hút thuốc lá.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây kích thích và chảy máu, khiến người sử dụng nôn ra máu sau khi uống rượu. Những thuốc này còn làm giảm sự tiết chất nhầy bảo vệ và tác động trực tiếp lên niêm mạc hoặc thậm chí ức chế sự cầm máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

(52)
Dùng vitamin quá liều khi mang thai dẫn đến nhiều biểu hiện không tốt cho thai phụ như táo bón, tiêu chảy… Bạn cần nắm rõ liều lượng để sử dụng an ... [xem thêm]

Giúp bạn lên kế hoạch tập thể dục giảm cân trong vòng 1 tháng

(44)
Kế hoạch tập thể dục giảm cân của bạn thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì thực hiện đến cùng những mục tiêu đã đề ra. ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chứng đổ mồ hôi lạnh

(86)
Chứng đổ mồ hôi lạnh đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng máu, hạ đường huyết hay đau tim. Bạn cần tìm được ... [xem thêm]

7 điều bạn cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt

(25)
Mỗi khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn lo lắng và tìm cách hạ sốt. Cha mẹ luôn muốn tìm hiểu những kiến thức tốt nhất về bệnh sốt ở trẻ nhưng sẽ có 7 ... [xem thêm]

Buổi sáng dễ dàng cho người bệnh thấp khớp với bài tập giãn cơ

(61)
Buổi sáng luôn là thời điểm các cơn đau nhức hoành hành, gây mệt mỏi cho người bệnh thấp khớp. Những bài tập giãn cơ đơn giản sau sẽ giúp bạn xua tan ... [xem thêm]

Detox toàn thân: Bạn đừng quên tập thể dục!

(11)
Detox toàn thân là một quá trình cần thiết để làm sạch cơ thể từ bên trong và giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Chúng ta có thể detox bằng một số loại đồ ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

(54)
Mặc dù nhiệt miệng thường hiếm gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên nếu bé lỡ mắc phải tình trạng này cũng gây ra không ít phiền toái. Mẹ hãy cùng Chúng ... [xem thêm]

Bạn có vô tình làm tổn thương gan?

(12)
Nóng gan gây nổi mụn, ngứa ngáy da chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài cho thấy tình trạng tổn thương gan của bạn đang nằm trong mức báo động.Gan là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN