Bị đau vùng xương chậu liên quan đến bệnh gì?

(4.24) - 73 đánh giá

Đau vùng xương chậu không chỉ là vấn đề về sức khỏe của phụ nữ. Theo các thống kê hiện nay, cũng có không ít các cánh mày râu đang mắc phải vấn đề này. Vậy đau vùng xương chậu là biển hiện lâm sàng của căn bệnh nào? Tham khảo bài viết sau cùng Chúng tôi để có câu trả lời chi tiết bạn nhé!

Đau vùng xương chậu có những triệu chứng nào?

Đau vùng xương chậu xuất hiện do những rối loạn liên quan đến các cơ quan quanh vùng chậu: các cơ quan sinh sản (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo), bàng quang, trực tràng hoặc ruột thừa. Tuy nhiên, đau vùng xương chậu thỉnh thoảng có thể bị gây ra bởi các cơ quan ngoài vùng chậu như thành bụng, ruột, thận, ống niệu hoặc phần dưới động mạch chủ.

Đau khung chậu được gọi là mãn tính khi tồn tại ít nhất từ 6 tháng trở lên. Những cơn đau này thường không có điểm đau cụ thể mà vị trí đau thường lan tỏa toàn vùng khung chậu. Đau khung chậu mãn tính có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ nhưng trong phần lớn các trường hợp, là triệu chứng của một số các bệnh khác, thậm chí, ở ngoài khung chậu.

Bên cạnh đó, những yếu tố tâm lý như stress hoặc căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau (bao gồm đau vùng chậu), tuy nhiên khả năng xảy ra là rất hiếm. Thông thường, cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông. Cơn đau có thể buốt nhói, liên tục, hoặc giống như chuột rút (như triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt) và đôi khi còn tăng dần cường độ đau hoặc xảy ra theo từng đợt. Bạn có thể bị đau đột ngột và dữ dội, hoặc đau âm ỉ nhưng liên tục, hoặc cả hai. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ, xảy ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình rụng trứng.

Vùng xương chậu có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Cơn đau có thể kèm theo sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa. Nếu đột nhiên xuất hiện một cơn đau vùng chậu nghiêm trọng, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế hoặc cấp cứu. Hãy đảm bảo bác sĩ sẽ kiểm tra và khám vùng chậu của bạn.

Bị đau vùng xương chậu liên quan đến bệnh gì?

#1. Đối với nữ giới:

  • Viêm ruột thừa
  • Tiền kinh nguyệt
  • Rụng trứng, đau bụng kinh
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Thai ngoài tử cung
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung

Để hiểu hơn về các loại bệnh trên, bạn có thể tham khảo bài viết 12 nguyên nhân gây đau xương chậu ở phụ nữ

#2. Đối với nam giới:

  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Bệnh lây qua đường tình dục
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Thoát vị
  • Hội chứng ruột kích thích

Tham khảo bài viết Khám phá mới: Đau vùng xương chậu ở nam giới để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé.

Làm thế nào để tránh đau vùng xương chậu?

Để tránh bị đau vùng xương chậu, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc giảm stress, thuốc tránh thai,…
  • Điều trị nội tiết tố: Hormone có thể giúp giảm đau liên quan đến lạc nội mạc tử cung và kinh nguyệt.
  • Thay đổi lối sống. Một số cơn đau của phụ nữ sẽ được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tư thế ngồi và tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Làm ấm cơ thể: Ngồi trong bồn nước ấm, sử dụng các miếng đệm sưởi ấm cho vùng bụng sẽ làm tăng lưu lượng máu, có thể giúp giảm bớt cơn đau của bạn.
  • Bổ sung các loại dưỡng chất, vitamin cho cơ thể: Trong một số trường hợp, đau xương vùng chậu mãn tính có liên quan đến lượng vitamin và khoáng chất quan trọng trong máu thấp hơn bình thường. Khi đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại Vitamin D , vitamin E và magiê. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn uống bất kỳ loại thuốc nào.
  • Thư giãn: Thiền, yoga và thậm chí các bài tập thở sâu có thể làm giảm căng thẳng và giúp xoa dịu cơn đau.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm đau vùng xương chậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, bao gồm việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Luôn thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Nhanh tay đăng ký để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài Tại Đây.

Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

Hotline: 028 3939 3930

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã biết gì về phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ?

(20)
Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ thực sự không phải là một thủ thuật đơn lẻ. Đó là một thuật ngữ được sử dụng cho một loạt các ca phẫu thuật ... [xem thêm]

5 thành phần dưỡng ẩm tốt nhất cho da nhạy cảm

(75)
Làn da nhạy cảm cần sự quan tâm đặc biệt hơn loại da khác. Dưới đây là 5 chất dưỡng ẩm cho da nhạy cảm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.Làn da nhạy ... [xem thêm]

10 thói quen vệ sinh tốt cho trẻ tuổi teen

(62)
Vệ sinh cá nhân là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người đối với chính cơ thể mình. Với trẻ tuổi teen, việc thực hiện trách nhiệm và bổn phận này ... [xem thêm]

Tế bào gốc cải thiện làn da của bạn như thế nào?

(17)
Hiện nay, tế bào gốc tủy răng được sử dụng rất phổ biến trong các liệu trình thẩm mỹ, với loại tế bào gốc này, làn da của bạn sẽ được thay mới, ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

10 cách giữ tim khỏe mạnh nếu bị bệnh tiểu đường

(17)
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Do đó, nguyên liệu bạn sử dụng và cách bạn chế biến chúng có thể tạo ra nhiều sự thay ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

(94)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng tắc nghẽn đường thở mạn tính và không hồi phục, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN