Bệnh ái kỷ là gì? 10 cách đối phó với người bệnh

(3.68) - 71 đánh giá

Chúng ta thường sử dụng từ “ái kỷ” để chỉ một người tự cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. Tuy nhiên, căn bệnh về tâm thần này có các biểu hiện phức tạp hơn rất nhiều. Trước khi được các chuyên gia can thiệp, bạn phải hiểu bệnh ái kỷ là gì và làm thế nào để có thể đối phó với người bị bệnh ái kỷ.

Để xác định ai đó có bị rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) hay không, cần có sự theo dõi và kiểm tra của các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Theo đó, người bị bệnh ái kỷ (rối loạn nhân cách ái kỷ) sẽ có rất nhiều biểu hiện khác thường về mặt tinh thần. Điển hình nhất là việc họ khao khát được người khác ngợi khen, liên tục phóng đại những thành tích của bản thân. Người ái kỷ rất khó duy trì các mối quan hệ và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích.

1. Nhìn nhận bản chất con người họ

Theo Healthline, người ái kỷ khá giỏi trong việc thu hút người khác. Bạn sẽ thấy bản thân bị hấp dẫn bởi sự hài hước, những ý tưởng lớn và lời hứa chắc chắn của họ. Điều này khiến họ sớm trở thành những người cộng sự đáng mến trong công việc.

Thực chất, bạn chỉ đang ở trên “sân khấu” của họ, dần dần bạn sẽ nhận ra có gì đó bất ổn. Nếu bạn bắt họ phải nói dối, thao túng hoặc xem thường người khác thì họ sẽ âm thầm làm tất cả điều đó với bạn, ở một mức độ nặng nề hơn.

Những mong muốn, nhu cầu của bạn đều không có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân ái kỷ. Sự kháng cự mãnh liệt sẽ diễn ra ngay sau đó nếu bạn cố tranh cãi với họ. Do đó, bước đầu tiên trong việc đối phó với người ái kỷ là chấp nhận con người của họ.

2. Không để bản thân bị cuốn hút vào những gì người ái kỷ nói

Khi một người ái kỷ bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với bạn, bạn sẽ gần như dành toàn bộ sự chú ý vào họ. Dù đó là sự chú ý tích cực hay tiêu cực, người bệnh cũng sẽ làm mọi thứ để duy trì nó.

Đồng thời, bạn sẽ sớm nhận thấy bản thân sa vào chiến thuật của họ. Nó thôi thúc bạn phải làm hài lòng họ. Bạn đang mong chờ một sự gián đoạn để có thể hấp dẫn lại họ? Điều đó sẽ không bao giờ đến. Dù bạn có tự điều chỉnh cuộc sống của mình như thế nào, người ái kỷ cũng vẫn sẽ luôn đòi hỏi bạn nỗ lực vì họ.

Đừng để họ xâm nhập vào ý thức của bạn. Hãy luôn nhớ rằng mỗi người đều có những ưu, nhược điểm và mong muốn riêng. Thường xuyên nhắc nhở bản thân về những điểm mạnh và những mục tiêu là cách để bạn không bị cuốn theo chỉ định của người ái kỷ.

3. Nói lên suy nghĩ của bản thân

Đôi khi bạn phớt lờ hoặc rời đi để chấm dứt các cuộc tranh cãi. Tuy vậy, cuộc sống đôi khi gắn bạn với các mối quan hệ bắt buộc. Bạn sẽ có thể làm gì nếu người bị ái kỷ là con cái, anh em, bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn?

Hãy lên tiếng! Bạn cần nói cho họ biết hành vi của họ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh như thế nào. Hãy nói một cách cụ thể và nhất quán về cách bạn mong đợi được đối xử. Song, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý khi nói lên suy nghĩ của mình. Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ thường không quan tâm hoặc vờ như không hiểu những gì người khác nói.

Thậm chí, họ không biết bệnh ái kỷ là gì và sẽ vặn vẹo lại bạn, cố chứng minh bạn đã sai khi nói vậy. Trong trường hợp này, bạn hãy cố gắng không thể hiện sự bối rối hoặc khó chịu của mình. Điều đó chỉ thúc giục họ tiếp tục tấn công tinh thần bạn.

4. Thiết lập ranh giới rõ ràng với người bị ái kỷ

Bạn có biết, một đặc điểm nổi bật của người mắc bệnh ái kỷ là gì không? Đó là sự tự chủ. Người bệnh có khả năng tự chủ rất cao, thậm chí xem thường sự tự chủ của người khác.

Theo đó, họ nghĩ mình có quyền rình mò những vật dụng cá nhân của người khác hoặc can thiệp vào các quyết định. Họ chủ động cho bạn lời khuyên (ngay cả khi bạn không cần) và ép bạn nói những điều riêng tư ở nơi công cộng.

Bệnh nhân cũng có ý thức về không gian cá nhân rất kém. Chính vì vậy, họ có xu hướng vượt qua rất nhiều ranh giới. Biểu hiện này khá tương đồng với kém văn hóa và bất lịch sự. Do đó, việc bạn cần làm là tự thiết lập cho mình những ranh giới. Điều này sẽ giúp đời tư của bạn không bị họ xâm nhập.

5. Cần giữ vững vị trí của mình

Ngay khi bạn bắt đầu lên tiếng và thiết lập các ranh giới, người bị ái kỷ cũng sẽ bắt đầu đưa ra các yêu cầu để đổi lại thứ bạn muốn. Ngoài ra, họ cũng sẽ cố gắng lôi kéo bạn, khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Một số người sẽ dựng nên những vở kịch bi thảm để bạn tin rằng họ rất đáng thương, họ xứng đáng nhận được sự thông cảm.

Hãy chuẩn bị tâm lý để có thể giữ vững vị trí của mình. Bệnh nhân ái kỷ là những người có khả năng lấn át rất tốt. Bạn lùi một bước, họ sẽ ngay lập tức bước tới một bước dài hơn.

6. Hãy nhớ rằng bạn không có lỗi

Bạn phải nhớ rằng người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về những tổn hại mà họ đã gây ra cho bạn. Thay vào đó, họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác.

Có thể bạn sẽ bị khả năng ăn nói của họ thuyết phục. Bạn sẽ chấp nhận bản thân bị đổ lỗi để giữ hòa khí. Đừng để việc này tiếp diễn. Bạn biết sự thật ai mới là người có lỗi, bạn không thể xem thường bản thân để cứu vãn cái tôi của họ.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các mối quan hệ lành mạnh

Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ này không ổn, đừng ngần ngại xây dựng hoặc kết nối với các mối quan hệ lành mạnh.

Người ái kỷ không bao giờ cảm thấy đủ đối với quỹ thời gian mà bạn đã dành cho họ. Tuy vậy, bạn sẽ bị cạn kiệt cảm xúc nếu cứ dành hết thời gian cho một người luôn tìm cách hạ bệ bạn.

Hãy nuôi dưỡng các mối quan hệ khác, liên hệ với gia đình thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể tham gia các lớp kỹ năng xã hội để mở rộng các mối quan hệ. Điều gì đó cho phép bạn gặp nhiều người hơn.

Một mối quan hệ lành mạnh sẽ biểu hiện ở sự đồng hành. Cả hai cùng lắng nghe, nỗ lực để hiểu nhau, đều chịu trách nhiệm, cùng thư giãn và được là chính mình. Dành quá nhiều thời gian với người ái kỷ sẽ khiến bạn quên mất một mối quan hệ lành mạnh là như thế nào.

8. Hành động ngay lập tức, không hứa hẹn

Muốn biết bệnh ái kỷ là gì, chúng ta hãy lưu ý những lời nói của người bệnh. Theo đó, người bị ái kỷ thường rất giỏi trong việc hứa hẹn. Họ liên tục hứa với bạn rằng sẽ làm những gì bạn muốn, rằng họ sẽ không bao giờ khiến bạn không vui. Nói chung, bệnh nhân thường hứa những điều để bạn cảm thấy họ sẽ tốt hơn. Họ có vẻ rất chân thành khi hứa hẹn với bạn. Tuy nhiên, đó mãi mãi chỉ là lời hứa.

Ngay khi người ái kỷ nhận được những gì họ muốn, động lực để hứa hẹn sẽ giảm đi đáng kể. Thực chất, bạn không thể mong đợi dạng bệnh nhân này sống có trách nhiệm hơn.

Tuyệt đối không trả đũa họ bằng cách trở thành một người giả dối, bạn sẽ càng khiến họ hứng thú hơn trong việc đùa giỡn với bạn. Hãy chắc chắn rằng những yêu cầu của bạn với họ là hợp lý. Mặt khác, bạn chỉ nên thực hiện các yêu cầu của họ khi họ đã hoàn thành yêu cầu của bạn.

9. Hiểu rằng một người ái kỷ cần sự giúp đỡ từ bác sĩ

Cũng như hầu hết chứng rối loạn nhân cách, bệnh nhân ái kỷ sẽ không hiểu rằng họ có vấn đề. Những nhận xét của bạn chỉ càng khiến họ nghĩ bạn không xứng đáng để họ tôn trọng. Do đó, họ cần sự tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần hơn bạn nghĩ.

Người ái kỷ thường cũng có các rối loạn khác như lạm dụng bia rượu, nghiện chất kích thích, rối loạn sức khỏe… Việc bạn cần làm là đề nghị họ gặp bác sĩ. Không dễ dàng để có thể thuyết phục họ nhưng bạn hãy cố gắng, đây là cách tốt nhất bạn có thể làm để cứu vãn cả hai.

Đồng thời, bạn cũng phải luôn nhớ rằng rối loạn nhân cách ái kỷ là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Bạn không việc gì phải chịu đựng hoặc phớt lờ các hành vi lạm dụng.

10. Ý thức được khi nào thì bạn cần được giúp đỡ

Thường xuyên ở bên cạnh một người có tính cách ái kỷ có thể gây tổn hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn.

Đặc biệt, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường như lo âu, buồn bực kéo dài hoặc các cảm giác tệ hại mà bạn không lý giải được. Bạn cần chăm sóc bản thân trước khi nghĩ đến tình trạng của người khác.

Đồng thời, bạn cần chấm dứt ngay mối quan hệ với người ái kỷ nếu như họ khiến bạn cảm thấy bị cô lập, bị kiểm soát, đe dọa và tệ hơn là lạm dụng tinh thần.

Người ái kỷ có vẻ ngoài không khác gì người bình thường. Thậm chí, họ còn có sức hút hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đã biết bệnh ái kỷ là gì và sự nguy hại của căn bệnh này, hãy tuần tự thực hiện theo các bước trên. Sức khỏe tinh thần của bạn là quan trọng nhất, đừng để nó bị hủy hoại bởi bất cứ ai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 câu hỏi giúp bạn hiểu bản thân hơn

(73)
Có khi nào bạn cảm thấy buồn vì xung quanh chẳng có ai hiểu cho mình? Thay vì mong chờ được ai khác thấu hiểu, bạn nên dành thời gian giải đáp những câu ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

Hiệu ứng placebo: Bạn có thể bị “đánh lừa” với giả dược

(71)
Bạn có thể từng được bác sĩ kê toa hoặc dược sĩ bán thuốc giả dược nhưng không hề hay biết. Đây là một giải pháp điều trị theo hiệu ứng placebo ... [xem thêm]

“Bóc trần” 5 thói quen xả stress sai lầm càng làm stress tăng cao

(94)
Khi căng thẳng, mỗi người sẽ tìm đến một số cách giải quyết khác nhau. Dưới đây là 5 thói quen sai lầm khi xả stress mà ai cũng có thể mắc phải.Có nhiều ... [xem thêm]

7 lý do khiến bạn không muốn quan hệ trước hôn nhân

(19)
Bạn nghĩ rằng ai yêu nhau cũng nên làm chuyện ấy để thể hiện tình cảm say đắm và lòng tin tưởng tuyệt đối? Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ trước hôn nhân ... [xem thêm]

7 dấu hiệu chứng tỏ anh ấy đang lừa dối bạn

(45)
Nếu người yêu bạn có một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy cẩn thận vì có thể anh ấy đang lừa dối bạn đấy!Tình yêu là một mối quan hệ rất ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng

(78)
Tâm thần phân liệt hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trong đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp ảo giác, ảo tưởng. Bệnh nhân cũng ... [xem thêm]

Khoan dung không khó

(11)
Nếu được chọn một hình ảnh để làm biểu tượng chung cho con người, có lẽ đó phải là hình ảnh của một vòng tròn không khép kín – thể hiện sự không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN