Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý

(4.45) - 32 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là hội chứng có ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, đặc biệt là natri.

ADH là chất được sản xuất một cách tự nhiên bởi vùng dưới đồi và tiết ra bởi tuyến yên. Hormone này điều khiển lượng nước cơ thể thải qua nước tiểu.

ADH ảnh hưởng đến thận và mạnh máu. Thận bị ảnh hưởng bởi ADH sẽ lưu giữ và chứa nhiều nước hơn, giảm bài tiết nước ra khỏi cơ thể. Do có rất ít lượng nước trong nước tiểu, nước tiểu sẽ bị cô đặc lại. Mạch máu dưới ảnh hưởng của ADH bị thu hẹp/co lại làm cho huyết áp cao và nước thâm nhập nhiều hơn vào các tế bào.

Quá nhiều ADH sẽ dẫn đến hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý. Cơ thể không thể thoát nước (gây giữ nước) và làm mức độ natri trong máu thấp đi.

Mức độ phổ biến của hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Đa số các bệnh nhân là do mắc bệnh ung thư phổi hoặc bệnh phổi mãn tính. Bên cạnh đó, bệnh tim mạch (chẳng hạn như huyết áp cao) cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý ban đầu không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, hội chứng này có thể gây ra:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chuột rút hay run tay và chân;
  • Tâm trạng chán nản, suy giảm trí nhớ;
  • Khó chịu;
  • Những thay đổi về tính cách như hung hăng, lú lẫn, ảo giác;
  • Co giật, trong một số trường hợp, có thể gây hôn mê.

Nếu với bất kỳ lý do nào làm mức độ natri trong huyết thanh giảm một cách nhanh chóng, mọi người sẽ có các triệu chứng nghiệm trọng hơn và có thể bị co giật.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Những triệu chứng này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu bạn nghi ngờ mình có hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý, hãy đi khám bác sĩ để xác định và được điều trị sớm. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy suy giảm trí nhớ và động kinh hoặc các bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày làm bạn cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?

Nguyên nhân gây hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý bao gồm nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp là do ảnh hưởng từ vùng dưới đồi của não bộ, nơi tạo ra các chức năng của hormone ADH. Một số loại khối u ác tính như ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính làm cơ thể sản xuất ADH nhiều hơn. Các bệnh về tim mạch như huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý?

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý liên quan đến lượng nước và mức độ natri trong cơ thể. Nếu một hoặc cả hai trong số đó bị mất cân bằng, nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Mức độ natri trong máu thấp
  • Có phẫu thuật hoặc đang điều trị u não;
  • Rối loạn tự miễn dịch, ung thư phổi hoặc các bệnh mãn tính khác;
  • Viêm màng não;
  • Các chấn thương ở đầu và chấn thương sọ não.

Bạn vẫn có thể mắc hội chứng này khi không có các yếu tố nguy cơ trên. Những yếu tố này chỉ có ý nghĩa tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Điều trị & chẩn đoán

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý?

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây ra nó (thuốc hoặc khối u).

Hạn chế uống nước để cho phép nồng độ natri trong huyết thanh tăng lên đến mức bình thường. Lượng nước tối đa mà mọi người được phép uống chỉ hơn lượng nước tiểu họ sản xuất một chút.

Một số người có thể cần một loại thuốc gọi là demeclocycline. Trong những tình huống khẩn cấp, bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide để giúp đào thải các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý?

Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng nhờ vào xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy cơ thể có quá nhiều nước so với lượng natri. Các nguyên nhân khác gây ra nồng độ natri thấp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), cần được loại trừ trước khi chẩn đoán hội chứng.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý :

  • Giới hạn lượng nước uống. Đây có thể là cách điều trị duy nhất bạn cần.
  • Biết được nguyên nhân gây ra hội chứng. Nếu các nguyên nhân cơ bản được xử lý, hội chứng sẽ tự hết.
  • Theo dõi nồng độ natri trong huyết thanh thường xuyên;
  • Không chủ quan cho rằng hội chứng chỉ do mức độ natri trong máu thấp. Bệnh cũng có thể do các rối loạn khác gây ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệt tứ chi

(33)
Tìm hiểu chungLiệt tứ chi là bệnh gì?Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, bạn sẽ mất khả năng cảm giác và ... [xem thêm]

Ung thư tử cung

(21)
Tìm hiểu chungUng thư tử cung là gì?Tử cung là cơ quan lưu giữ và nuôi lớn thai nhi, nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. ... [xem thêm]

Vảy phấn hồng

(93)
Tìm hiểu chungVảy phấn hồng là bệnh gì?Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có ... [xem thêm]

Cắt mí mắt

(50)
Tìm hiểu về phẫu thuật cắt mí mắtPhẫu thuật cắt mí mắt là gì?Khi chúng ta lớn tuổi, mí mắt sẽ giãn ra và các cơ hỗ trợ chúng yếu đi, dẫn đến tích ... [xem thêm]

Hội chứng Gilbert

(25)
Tìm hiểu chungHội chứng Gilbert là gì?Hội chứng Gilbert là một tình trạng vô hại thường gặp của gan, trong đó gan không xử lý bilirubin như bình thường. ... [xem thêm]

Babesia (nhiễm trùng do Babesia)

(30)
Tìm hiểu chungBabesia (nhiễm trùng do Babesia) là bệnh gì?Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền ... [xem thêm]

Kiết lỵ

(79)
Tuy được xếp vào nhóm bệnh phổ biến nhưng kiết lỵ là gì, nguy hiểm ra sao không phải là điều ai cũng biết. Điều này khiến người bệnh chậm trễ trong ... [xem thêm]

Hẹp van hai lá

(43)
Bệnh hẹp van hai lá là một trong những vấn đề thường gặp ở van hai lá trong tim. Tình trạng hẹp nặng ở van này ở người trưởng thành thường là hậu quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN