Bệnh trầm cảm ở phụ nữ, đừng tự làm khổ mình…

(3.51) - 45 đánh giá

Khi mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ, bạn sẽ rất cần có sự thấu hiểu của người thân để đi qua những ngày tháng khó khăn. Làm sao để bạn có thể vượt qua nỗi khổ tâm thầm lặng này một cách nhẹ nhàng nhất đây?

Kể từ ngày kết hôn, mang thai và sinh em bé, chị Hạnh dường như thấy cuộc đời mình như bị đảo lộn với chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Từ một cô gái dịu dàng, chị ngày càng trở nên gắt gỏng và cáu kỉnh đến mức cả chồng cũng chẳng muốn động vào mỗi khi nằm cạnh nhau. Chị hoang mang vô cùng vì lúc nào cũng ám ảnh bởi ý nghĩ muốn tự kết liễu cuộc đời mình…

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thật sự là một nỗi khổ tâm thầm lặng mà chỉ có những ai từng trải qua mới thấu hiểu!

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?

Mặc dù bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất mệt mỏi, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm ra cách điều trị hiệu quả nếu sớm nhận ra các dấu hiệu.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có bất kỳ dấu hiệu trầm cảm nào sau đây:

  • Đau nhức cơ thể
  • Mất hứng thú với những thứ bạn từng thích
  • Khó khăn khi tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ
  • Luôn cảm thấy buồn bã, tội lỗi hoặc tuyệt vọng
  • Thay đổi khẩu vị dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân đáng kể
  • Giấc ngủ bị xáo trộn, chẳng hạn như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác như thể cuộc sống không đáng sống hay có những dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát,
  • Mệt mỏi hay đau không giải thích được hoặc các triệu chứng thể chất khác mà không có nguyên nhân rõ ràng

Nếu không nhận ra những dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát, căn bệnh tâm lý phổ biến này có thể gây ra những kết cục thương tâm.

Các vấn đề sức khỏe đi kèm

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm lý khác cũng cần được điều trị:

• Lo âu: Phụ nữ bị trầm cảm thường có tâm lý lo âu.

• Rối loạn ăn uống: Đây là một vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với bênh trầm cảm ở phụ nữ với các dấu hiệu như cảm giác chán ăn và cuồng ăn.

• Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia: Một số phụ nữ bị trầm cảm cũng có xu hướng sử dụng hoặc phụ thuộc chất không lành mạnh. Tình trạng lạm dụng các chất gây nghiện này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ qua các giai đoạn

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ qua các giai đoạn sẽ có những thử thách khác nhau mà bạn cần biết cách đối mặt để có thể vượt qua dễ dàng hơn.

1. Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em tuổi dậy thì có thể là những biểu hiện như tập tành uống rượu bia, hút thuốc lá hay có những hành động liều lĩnh. Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm ở các bé gái. Tuy nhiên, tâm trạng thất thường liên quan đến sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì là bình thường. Bản thân những thay đổi này không gây nên trầm cảm.

Giai đoạn tuổi dậy thì thường liên quan đến những trải nghiệm khác có thể góp phần gây ra trầm cảm:

  • Xung đột với ba mẹ
  • Nổi loạn về cá tính và tình dục
  • Gia tăng áp lực phải có thành tích ở trường, các môn thể thao hoặc những lĩnh vực khác.

Sau giai đoạn dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Đó là bởi vì các bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai nên cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sớm hơn. Khoảng cách giới tính này vẫn tiếp tục trong các giai đoạn của cuộc đời của nữ giới và nam giới khi đã trưởng thành.

2. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi hormone đột ngột trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn phải đối diện với một số vấn đề khác có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm khi mang thai hay trước khi mang thai:

  • Sảy thai
  • Vô sinh
  • Có thai ngoài ý muốn
  • Không nhận được sự trợ giúp
  • Các xung đột trong mối quan hệ
  • Ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm
  • Sự thay đổi về lối sống, công việc hay một số nhân tố gây stress khác
  • Giai đoạn đầu của trầm cảm, trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

3. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy buồn bã, giận dữ, cáu kỉnh và khóc lóc sau khi sinh. Những cung bậc cảm xúc này còn được gọi là hội chứng buồn chán sau sinh. Đây là tình trạng bình thường và có xu hướng giảm dần trong vòng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu cảm xúc buồn chán ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài thì có thể là trầm cảm sau sinh. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Ý nghĩ tự sát
  • Suy nghĩ làm hại con bạn
  • Sinh hoạt hàng ngày bất ổn
  • Lo lắng hoặc cảm thấy tê liệt
  • Khó ngủ, ngay cả khi bé đang ngủ
  • Không có khả năng chăm sóc em bé
  • Khóc thường xuyên hơn bình thường
  • Cảm thấy tự ti hoặc dằn vặt mình như một người mẹ tồi

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị kịp thời. Có khoảng 10 – 15% phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

4. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Nguy cơ trầm cảm có thể tăng trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh, giai đoạn gọi là tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn mà nồng độ hormone có thể dao động thất thường. Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng trong thời kỳ mãn kinh sớm hoặc sau mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm đáng kể.

5. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Hầu hết phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh khó chịu nhưng không bị trầm cảm. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể làm tăng rủi ro dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ:

  • Mãn kinh sớm ở độ tuổi còn trẻ
  • Lo lắng hoặc có tiền sử trầm cảm
  • Cuộc sống có nhiều vấn đề căng thẳng
  • Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc ngủ không sâu
  • Mãn kinh do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
  • Tăng cân hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn mức bình thường

Yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ gấp 2 lần nam giới. Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Một số thay đổi tâm trạng và cảm giác bị trầm cảm có thể tồn tại cùng với sự thay đổi hormone (nội tiết tố) thông thường. Tuy nhiên, chỉ riêng sự thay đổi hormone thì không gây ra trầm cảm. Nguy cơ trầm cảm cao hơn do ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, đặc điểm di truyền và trải nghiêm cuộc sống cá nhân.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrom – PMS)có thể nhận biết bằng các dấu hiệu như đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã bất chợt.

Một số người sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và mệt mỏi đến mức gián đoạn cả học hành, công việc, mối quan hệ và nhiều vấn đề khác. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder – PMDD). Đây chính là một dạng trầm cảm cần được điều trị.

Mối liên hệ chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Giả thuyết đưa ra là những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các hormone khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Những đặc điểm di truyền, trải nghiệm sống và các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

Hoàn cảnh sống của phụ nữ

Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ không phải chỉ đơn giản là do sinh học. Hoàn cảnh sống và các yếu tố văn hóa cũng có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Mặc dù những tác nhân gây căng thẳng này cũng có thể gây bệnh trầm cảm ở nam giới, nhưng thường là ở mức độ thấp hơn.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm ở phụ nữ bao gồm:

• Quyền lực và địa vị bất bình đẳng: So với nam giới, phụ nữ có xu hướng gặp khó khăn về kinh tế hơn. Vì thế, phụ nữ thường lo lắng về tương lai cùng sự thiếu hụt của nguồn lực hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những vấn đề này có thể gây ra cảm giác tiêu cực, tự ti và cảm giác bất an.

• Tình trạng công việc quá tải: Phụ nữ dễ bị quá tải vì vừa phải đi làm ở công ty lại vừa phải lo vun vén chuyện nhà. Nhiều phụ nữ còn phải đối mặt với thử thách làm mẹ đơn thân nên làm nhiều công việc để kiếm đủ tiền. Ngoài ra, phụ nữ có thể chăm sóc con cái của họ trong khi cũng chăm sóc cho người thân bị bệnh hoặc người lớn tuổi.

• Lạm dụng tình dục hoặc thể chất: Phụ nữ bị lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với những người không bị lạm dụng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị lạm dụng tình dục nhiều hơn so với nam giới.

Bạn chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Bạn không thể cứ mãi trách móc người khác về những thất bại hay nỗi đau của mình. Bạn cần dũng cảm tiếp tục sống – Oprah Winfrey.

Là một người phụ nữ có những ký ức đau đớn về xâm hại tình dục khi còn là một bé gái 9 tuổi, Oprah Winfre đã mất rất nhiều thời gian để vượt qua bệnh trầm cảm. Phụ nữ chúng ta ai cũng có những mảnh ghép xám xịt trong cuộc đời mình, nhưng không phải ai cũng có thể xóa sạch mọi thứ để làm lại từ đầu. Hãy duy trì thói quen sống lành mạnh thay vì tự làm khổ mình với những ký ức buồn, bạn sẽ đi qua những ngày tháng chông chênh một cách nhẹ nhàng hơn!

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ho gà ở trẻ: Bạn đừng coi thường!

(16)
Ho gà là căn bệnh rất dễ lây lan đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tuy nhiên việc tiêm phòng vắc xin là một cách phổ biến và hiệu quả nhất có thể giúp con bạn ... [xem thêm]

Bất ngờ với 5 cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

(31)
Bạn sợ rằng qua tuổi dậy thì thì không thể tăng chiều cao. Đừng quá lo lắng nhé! Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vóc dáng của mình bằng việc áp dụng ... [xem thêm]

Bệnh dại có chữa được không?

(15)
Đã bao giờ bạn, hoặc người thân của bạn, bị chó dại cắn chưa? Lúc đó bạn xử lý vết cắn thế nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại? Liệu bệnh ... [xem thêm]

Bạn biết gì về căn bệnh nang gan hiếm gặp?

(88)
Nóng gan gây nổi mụn, ngứa ngáy da chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài cho thấy tình trạng tổn thương gan của bạn đang nằm trong mức báo động.Gan là ... [xem thêm]

Mắc bệnh gan: đừng bỏ qua hỗ trợ từ người thân!

(53)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Bé ngủ ngon hơn với hai phương pháp luyện ngủ của Hello Bacsi

(79)
Giấc ngủ rất quan trọng vì giúp một người hàn gắn các vết thương và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Với gia đình có con nhỏ, nếu trẻ có thể ngủ ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

[Chuyện lạ đó đây] 12 cách làm đẹp kinh dị nhất trên thế giới

(59)
Nếu đã quen thuộc với các loại mỹ phẩm, bạn hẳn sẽ kinh ngạc khi biết có người làm đẹp bằng cách để ốc sên bò lên mặt, rắn quấn lên người, ong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN