Dựa vào tính cách của con để chọn cách nuôi dạy phù hợp

(4.19) - 66 đánh giá

Cách bạn kỷ luật trẻ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Tính cách, hành vi của trẻ được hình thành là do cách nuôi dạy con của bạn. Bạn thuộc týp người dạy con như thế nào? Nếu còn băn khoăn chưa có câu trả lời cho bản thân thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé.

Các nhà chuyên môn đã đưa ra 4 kiểu nuôi dạy con khác nhau. Những cách nuôi dạy con này chủ yếu tập trung vào 2 khía cạnh chính: một là sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và sự khác nhau về giới hạn của sự kỷ luật.

Cách nuôi dạy con đã thay đổi như thế nào?

Vào đầu những năm 1960, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã đưa ra 4 yếu tố cơ bản để xác định và phân loại các kiểu nuôi dạy trẻ là: ấm áp, kỷ luật, chịu khó trò chuyện, kỳ vọng và kiểm soát.

Ban đầu, bà chỉ xác định 3 kiểu nuôi dạy con cái là có căn cứ có quyền lực, độc tài và dễ dãi. Đến năm 1983, Maccoby và Martin xác định thêm kiểu thứ 4: kiểu nuôi dạy con không để tâm, cẩu thả.

4 kiểu nuôi dạy con cái

Mỗi kiểu nuôi dạy con đều có một đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm chính của từng kiểu. Qua đó, bạn có thể biết được mình đang nuôi dạy con theo hướng nào.

1. Kiểu nuôi dạy con có căn cứ, có thẩm quyền (Cá heo có thẩm quyền)

Đây là cách nuôi dạy con tốt nhất bởi nó cân bằng được các yếu tố. Ở kiểu nuôi dạy này, bố mẹ vẫn là người nắm quyền nhưng họ vẫn luôn khoan dung, giải đáp những thắc mắc, ngờ vực của trẻ đối với những điều mà họ yêu cầu chúng làm. Bố mẹ đưa ra những giới hạn và kỳ vọng cho con mình, nhưng vẫn luôn khuyến khích trẻ độc lập và cho trẻ tự quyết định. Ví dụ, trẻ về muộn vì kẹt xe. Nếu nuôi con theo kiểu có căn cứ, có thẩm quyền thì bạn sẽ không vội trừng phạt hay la mắng trẻ mà sẽ để bé giải thích lý do vì sao mà trẻ về muộn.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này thường có khả năng xã hội tốt, độc lập, có lòng tự trọng và tính trách nhiệm cao. Hơn thế nữa, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để thành công và có năng lực trong việc tự đưa ra quyết định hành động cho bản thân.

Đặc điểm

  • Một ngày của trẻ sẽ diễn ra như thế nào. Bạn lên kế hoạch cho việc ăn, ngủ hay các nguyên tắc cho con bạn trong gia đình.
  • Bạn cho trẻ biết các hậu quả sẽ phải chịu khi chúng vi phạm nội quy hay phá vỡ các nguyên tắc.
  • Bạn giao tiếp với trẻ một cách cởi mở và thân thiện. Con bạn có sẵn sàng chia sẻ với bạn bất cứ chuyện gì mà không sợ bị hình phạt nghiêm khắc hoặc sợ hãi về hậu quả mình gây ra.
  • Trẻ hiểu những kỳ vọng của bạn và lý do của những kỳ vọng này.

Kết quả

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này thường là những người có sự rộng lượng, lòng khoan dung, độc lập và tự tin. Trẻ cũng không ngại khó khăn và sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình.

2. Kiểu nuôi dạy con cái độc tài (Hổ độc tài)

Bố mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu độc tài luôn đưa ra những yêu cầu đối với đứa trẻ và bắt buộc con mình phải vâng lời. Khi trẻ phạm lỗi nhỏ hoặc không tuân theo, không thực hiện theo sự hướng dẫn của bố mẹ thì chúng sẽ bị phạt. Kiểu nuôi dạy con này còn được biết đến là sự quản lý những đứa trẻ theo một chế độ quân chủ.

Những bố mẹ độc tài thường rất nghiêm khắc, cứng rắn. Họ cố gắng kiểm soát và điều khiển cuộc sống của trẻ và điều này cũng vô tình làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Ví dụ, khi trẻ về muộn vì kẹt xe, nếu nuôi dạy con theo kiểu độc tài thì bạn sẽ phạt bé ngay mà không dành thời gian để trẻ giải thích bất cứ điều gì. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo kiểu này sẽ ít có kỹ năng xã hội hơn và trở thành người chỉ biết tuân thủ.

Đặc điểm

  • Bạn đưa ra một nội quy nghiêm khắc và tin chắc rằng sẽ không có vấn đề gì khi trẻ thực hiện.
  • Bạn cho trẻ rất ít sự lựa chọn và ít khi nào cho trẻ tự quyết định về những vấn đề trong cuộc sống.
  • Bạn không đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho những quy tắc mà bạn đặt ra.
  • Bạn sẽ sử dụng hình phạt nếu bé không tuân theo.
  • Bạn quá dè dặt trong việc thể hiện tình yêu thương và chăm sóc đối với con.

Kết quả

Những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường này thường là những học sinh ngoan và có kết quả học tập tốt. Tuy nhiên, sự độc lập và khả năng sáng tạo của trẻ sẽ bị giới hạn. Do đó, trẻ sẽ có xu hướng trở thành người phục tùng hoặc một kẻ nổi loạn.

3. Kiểu nuôi dạy con thoải mái, dễ dãi, tự do (Kangaroo cho phép)

Bố mẹ nuôi dạy con cái theo cách này thường có khuynh hướng chiều chuộng và cố gắng bảo vệ trẻ trước những tổn hại có thể thấy được trong cuộc sống. Bố mẹ sẽ không đưa ra yêu cầu, đòi hỏi gì ở con mình và luôn tràn đầy tình yêu thương.

Ví dụ, khi con đi học về muộn vì kẹt xe, nếu đang nuôi dạy con theo kiểu này thì bạn sẽ không bắt trẻ phải đưa ra lời giải thích. Bố mẹ thường chiều con và tránh xung đột với trẻ.

Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này thường có kỹ năng xã hội tốt. Tuy nhiên, trẻ thường gặp phải các vấn đề về hành vi và không có động lực trong cuộc sống.

Đặc điểm

  • Bạn luôn tránh xung đột với trẻ.
  • Bạn không đặt ra bất kỳ quy tắc hay luật lệ nào cả và luôn nhượng bộ trẻ.
  • Bạn muốn trở thành người bạn tốt nhất của con chứ không phải là bố mẹ.
  • Bạn thường mua chuộc con để chúng làm việc với những phần thưởng lớn.

Kết quả

Việc nuôi dạy con theo cách này thường có nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bé lớn lên trong môi trường này thường có xu hướng bị trầm cảm, không tự lập và nghiện rượu. Bên cạnh đó, trẻ cũng trở nên vô kỷ luật và thiếu tập trung trong học tập.

4. Kiểu nuôi dạy con cái không để tâm, cẩu thả (Gấu trúc lơ đễnh)

Đây là kiểu bố mẹ vô trách nhiệm và không có bất cứ yêu cầu đòi hỏi gì ở con mình. Sự gắn bó, quan tâm và kiểm soát con của những bậc cha mẹ này thường rất thấp. Lấy ví dụ kẹt xe ở trên, nếu là kiểu bố mẹ cẩu thả, vô trách nhiệm, thậm chí bạn còn không biết trẻ đã về khi nào vì bạn không có mặt ở nhà khi trẻ về.

Kiểu nuôi dạy con cái này thường có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Mối quan hệ gắn kết giữa bố mẹ với con cái thường rất mỏng manh.

Đặc điểm

  • Bạn không quan tâm đến các nhu cầu về thể chất, tình cảm hoặc các nhu cầu khác của con.
  • Nhà không còn là môi trường an toàn để trẻ có thể chia sẻ kinh nghiệm.
  • Bạn không biết điều gì đang xảy ra với bé.
  • Bạn thường xuyên đưa ra những lời bào chữa cho việc mình không có thời gian để bên con.
  • Bạn thường xuyên vắng nhà trong một thời gian dài.
  • Bạn không quan tâm đến cuộc sống của trẻ khi chúng ra ngoài.
  • Bạn không biết những người bạn và thầy cô giáo của con.

Kết quả

Những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường này thường gặp khó khăn trong việc kết bạn. Trẻ cũng thiếu kỷ luật và kỹ năng xã hội. Chúng có xu hướng mạnh mẽ hơn về mặt tình cảm và thường lớn trước tuổi.

Cách dạy con của bố có khác với mẹ?

Mẹ thường nuôi dạy con theo kiểu có căn cứ, thẩm quyền còn người bố thường có xu hướng dạy con theo kiểu độc đoán. Tại sao lại có sự khác nhau trong cách nuôi dạy con?

Nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở văn hóa, tính cách, nền tảng gia đình, tôn giáo và tình trạng kinh tế, xã hội.

  • Văn hóa của mỗi dân tộc có tác động rất lớn đến cách nuôi dạy con của bố mẹ. Chẳng hạn, bố mẹ người Mỹ thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tính tự lập, trong khi bố mẹ châu Á lại nhấn mạnh sự yêu thương lẫn nhau.
  • Những gì bạn đã trải qua khi còn bé cũng ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con của bạn sau này. Bạn có thể làm giống với những gì bố mẹ đã dạy bạn hoặc thay đổi để phù hợp hơn.
  • Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con.

Những hạn chế trong cách nuôi dạy con

Có một số hạn chế trong cách nuôi dạy con mà bạn nên biết.

  • Mối liên hệ giữa cách dạy và hành vi của trẻ chỉ đúng trong một vài trường hợp chứ không phải tất cả trường hợp. Mối liên hệ này đôi khi còn rất yếu. Chẳng hạn, những bố mẹ nuôi dạy con theo kiểu có căn cứ, có thẩm quyền lại khiến cho trẻ trở nên hung hăng, không vâng lời, trong khi nuôi dạy con dễ dãi, tự do lại giúp trẻ trở thành người tự tin và thành công.
  • Sự phát triển nhân cách và hành vi của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ. Điều quan trọng không phải là phân tích xem cách nuôi dạy con nào tốt hơn mà bạn hãy dựa vào tính cách của trẻ để xác định một cách nuôi dạy phù hợp nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?

(28)
Đau đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý thường gặp, chiếm đến 90% trẻ em ở tuổi học đường. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gì cho mẹ bầu khi sinh và sau sinh?

(18)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Vị trí mụn ẩn cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

(45)
Vị trí mụn ẩn ở trán hoặc ở những khu vực khác không chỉ thể hiện vấn đề của da mà còn là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác. Nhưng chỉ ... [xem thêm]

4 bài tập hô hấp cho giấc ngủ tốt hơn

(72)
Các bài tập hô hấp có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo âu và thư giãn trong lúc ngủ. Bốn cách luyện tập dưới đây sẽ giúp bạn làm chủ năng lượng ... [xem thêm]

7 tuần

(85)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần tuổi thứ bảy, một số bé có thể:Nhấc đầu lên 45 độ khi nằm sấp;Phát ra âm thanh khác ngoài ... [xem thêm]

Đau gân cẳng chân khi chạy, nguyên nhân và cách điều trị

(79)
Đau gân cẳng chân được xem là loại chấn thương phổ biến do việc vận động quá mức tại khu vực xương chày. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp hạn chế ... [xem thêm]

Săng giang mai và mối quan hệ với bệnh giang mai

(73)
Rất nhiều người còn mơ hồ về săng giang mai và không biết nó có liên quan gì với bệnh giang mai hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn ... [xem thêm]

23 tuần

(26)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 23, bé sẽ có thể:Ngồi không cần sự trợ giúp của bạn;Phát hiện những vật thể rất nhỏ và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN