Paracetamol

(3.89) - 57 đánh giá

Ở nhiều quốc gia khác, thuốc paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen. Vậy tác dụng của paracetamol là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tác dụng

Tác dụng của paracetamol là gì?

Công dụng của paracetamol (acetaminophen) là giúp giảm đau và hạ sốt.

Bạn có thể quan tâm: Cho trẻ dùng thuốc paracetamol, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol được dùng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt… Thuốc có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn như viêm sưng khớp cơ. Paracetamol 500mg là hàm lượng thông thường được sử dụng.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng nào?

Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng phổ biến như sau:

  • Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg
  • Gel, dạng uống: 500mg
  • Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml)
  • Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

Liều dùng paracetamol cho người lớn như thế nào?

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung là 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung là 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng paracetamol để giảm đau

Thuốc được dùng dưới dạng uống hoặc đặt hậu môn:

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần.
  • Trẻ trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa 5 liều trong 24 giờ)

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi: Liều khởi đầu: 30 mg/kg (Theo nghiên cứu, liều lượng này có hiệu quả hơn trong việc giảm sốt so với liều duy trì 15 mg/kg và không có sự khác biệt về độ dung nạp lâm sàng).
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg trong 6-8 giờ.

*Tham khảo thêm thông tin về liều dùng cho trẻ em ở cuối bài

Thời điểm phát huy tác dụng

Tác dụng giảm đau của paracetamol có hiệu quả trong 30-60 phút sau khi dùng. Ảnh hưởng của thuốc kéo dài trong 3-4 giờ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc paracetamol như thế nào?

Thuốc paracetamol dạng lỏng: Bạn có thể đo liều bằng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, hãy hỏi dược sĩ. Bạn có thể phải lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Thuốc paracetamol dạng viên nén nhai: Bạn phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.

Thuốc paracetamol dạng tan rã: Hãy đảm bảo tay bạn khô khi cầm thuốc. Đặt viên thuốc trên lưỡi và thuốc sẽ bắt đầu tan ngay. Bạn lưu ý không nuốt toàn bộ viên, để thuốc hòa tan trong miệng mà không nhai.

Thuốc paracetamol dạng sủi: Bạn hãy hòa tan một gói thuốc trong ít nhất 118ml nước. Khuấy hỗn hợp này và uống hết ngay. Để đảm bảo bạn uống đủ liều, hãy thêm một ít nước vào ly thuốc bạn vừa uống xong, khuấy nhẹ nhàng và uống ngay.

Thuốc paracetamol đặt hậu môn: Thuốc chỉ dùng cho trực tràng và tuyệt đối không được uống. Bạn nên rửa tay trước và sau khi đặt viên thuốc vào hậu môn. Hãy cố gắng làm rỗng ruột và bàng quang ngay trước khi sử dụng thuốc đặt hậu môn paracetamol. Tháo vỏ bọc bên ngoài thuốc trước khi đặt, tránh cầm viên thuốc đặt trên tay bạn quá lâu nếu không thuốc sẽ tan ra trên tay. Để có kết quả tốt nhất, bạn nằm xuống và chèn đầu thuốc vào hậu môn. Giữ viên thuốc trong vài phút. Thuốc sẽ tan nhanh chóng sau khi chèn vào hậu môn và bạn sẽ cảm thấy ít hoặc không có cảm giác khó chịu khi giữ nó. Bạn nên tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc.

Xét nghiệm glucose trong nước tiểu có thể cho kết quả sai trong khi bạn dùng paracetamol. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị đái tháo được và nhận thấy có sự thay đổi về lượng đường trong quá trình điều trị.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều?

Hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất nếu bạn nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.

Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều paracetamol bao gồm ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, đổ mồ hôi, nhầm lẫn hoặc yếu. Các triệu chứng sau có thể bao gồm đau vùng thượng vị, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc mắt trắng. Ngoài ra, việc sử dụng liều cao có thể dẫn đến ngộ độc paracetamol.

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc?

Vì thuốc paracetamol thường chỉ được sử dụng khi cần thiết, bạn có thể không cần một lịch trình dùng thuốc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc thường xuyên, sử dụng liều bị quên ngay khi bạn nhớ. Nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã bỏ lỡ và sử dụng liều tiếp theo.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của paracetamol là gì?

Gọi số cấp cứu 115 ngay hoặc đến ngay trạm y tế gần nhất để kiểm tra nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng dị ứng paracetamol: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét
  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).
Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của paracetamol. Những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Thận trọng/Lưu ý

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc paracetamol

Không sử dụng paracetamol nếu bạn bị dị ứng paracetamol (acetaminophen). Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để xem liệu paracetamol có an toàn hay không nếu bạn đang gặp các vấn đề sau đây:
  • Bệnh gan
  • Tiền sử nghiện rượu.

Trước khi dùng thuốc, hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Các chuyên gia vẫn không biết liệu thuốc paracetamol có gây hại cho thai nhi không. Trước khi sử dụng paracetamol, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai.

Những điều nên tránh khi sử dụng thuốc paracetamol

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Hoạt chất paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược mà bạn không biết, do đó nếu sử dụng một số thuốc cùng nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều paracetamol.

Vì vậy, bạn nên đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol hay APAP không. Bạn tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này. Rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Thuốc này có thể truyền vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ đang bú sữa mẹ. Không sử dụng paracetamol khi không có chỉ định của bác sĩ nếu bạn cho con bú.

Tương tác thuốc

Paracetamol có thể tương tác với thuốc nào?

Một số thuốc xảy ra tương tác khi kết hợp cùng với paracetamol:
  • Amitriptyline
  • Amlodipine
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Atorvastatin
  • Caffeine
  • Clopidogrel
  • Codeine
  • Diazepam
  • Diclofenac
  • Furosemide
  • Gabapentin
  • Ibuprofen
  • Lansoprazole
  • Levofloxacin
  • Levothyroxine
  • Metformin
  • Naproxen
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Prednisolone
  • Pregabalin
  • Ramipril
  • Ranitidine
  • Sertraline
  • Simvastatin

Paracetamol tương tác với rượu (Ethanol)/thức ăn

Rượu (Ethanol): Tương tác nghiêm trọng

Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc paracetamol (hoặc các thuốc chứa hoạt chất paracetamol) cùng với rượu (Ethanol). Điều này có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau khớp hoặc sưng, mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức, chảy máu hay bầm tím, xuất hiện phát ban, ngứa da, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, vàng da hoặc mắt trắng.

Paracetamol và sự ảnh hưởng từ tình trạng sức khỏe

Nghiện rượu: Tương tác nghiêm trọng

Người nghiện rượu mãn tính có thể có nguy cơ cao bị nhiễm độc gan khi điều trị với paracetamol (APAP). Nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen. Cần xem xét thận trọng việc sử dụng thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân uống rượu từ 3 lần trở lên mỗi ngày.

Bệnh về gan: Tương tác nghiêm trọng

Paracetamol chủ yếu được chuyển hóa trong gan thành các dạng không hoạt động. Tuy nhiên, số lượng nhỏ các dạng này được chuyển đổi theo các con đường nhỏ hơn thành các chất chuyển hóa, điều này có thể gây độc gan hoặc làm xuất hiện chứng bệnh Methemoglobinemia.

Bệnh nhân bị suy gan có thể có nguy cơ tăng độc tính do tăng hoạt động của các đường chuyển hóa nhỏ.

Tương tự, sử dụng thuốc này quá mức hoặc thường xuyên có thể làm ứ đọng các enzyme gan thiết yếu và dẫn đến sự trao đổi chất tăng lên theo các con đường nhỏ. Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng thuốc.

Liều dùng tối đa không được vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày (4g/ngày đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên). Bạn nên đọc tất cả các nhãn thuốc theo toa và không kê toa để đảm bảo chúng không chứa hoạt chất này, hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu bạn thấy không chắc chắn.

Phenylketonuria (PKU): Tương tác vừa phải

Một số sản phẩm thuốc dạng uống và dạng kết hợp, đặc biệt là viên nén để nhai, có chứa chất làm ngọt nhân tạo – Aspartame. Aspartame được chuyển thành phenylalanine trong đường tiêu hóa sau khi ăn. Các chế phẩm sủi bọt và nhai cũng có thể chứa phenylalanine. Bạn nên xem xét hàm lượng aspartam/phenylalanine nếu là đối tượng cần phải hạn chế sử dụng phenylalanine (phenylketonurics).

Bảo quản

Bảo quản thuốc paracetamol như thế nào?

Bạn có thể bảo quản paracetamol ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm. Các thuốc đặt hậu môn có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cidofovir

(46)
Tác dụngTác dụng của cidofovir là gì?Thuốc này được dùng kết hợp với probenecid để điều trị một số bệnh nhiễm trùng mắt do virus ở những người bị ... [xem thêm]

Thuốc Chlorophyll® 50 mg

(91)
Tên gốc: clorophylTên biệt dược: Chlorophyll® 50 mgPhân nhóm: thuốc khử mùiTác dụngTác dụng của thuốc Chlorophyll® 50 mg là gì?Thuốc Chlorophyll® 50 mg thường ... [xem thêm]

Thuốc glucosamine

(10)
Glucosamine là một thành phần thường thấy trong các chế phẩm dùng hỗ trợ điều trị bệnh lý cơ xương khớp, chủ yếu ở dạng muối như glucosamine sulfat, ... [xem thêm]

Thuốc magnesium gluconate

(53)
Tên gốc: magnesium gluconateTên biệt dược: Magonate®, Magtrate®Phân nhóm: chất điện giảiTác dụngTác dụng của thuốc magnesium gluconate là gì?Thuốc magnesium ... [xem thêm]

Thuốc mafenide

(20)
Tên gốc: mafenideTên biệt dược: Sulfamylon®Phân nhóm: thuốc kháng sinh dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc mafenide là gì?Thuốc mafenide có tác dụng ngăn ... [xem thêm]

Tobramicina IBI

(15)
Tên gốc: tobramycinePhân nhóm: thuốc kháng sinh – AminoglycosideTên biệt dược: Tobramicina IBITác dụngTác dụng của thuốc Tobramicina IBI là gì?Tobramicina IBI là thuốc ... [xem thêm]

Thuốc fesoterodine

(73)
Thuốc gốc: fesoterodineTên biệt dược: Toviaz®Thuốc này thuộc nhóm thuốc trị các rối loạn ở bàng quang và tuyến tiền liệt.Tác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Esonix

(16)
Thành phần: esomeprazole 20mgPhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: EsonixTác dụngTác dụng của thuốc Esonix là gì?Thuốc Esonix ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN