Ung thư hậu môn

(3.55) - 56 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư hậu môn là bệnh gì?

Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư dạng biểu mô, u tế bào hắc tố, biểu mô tế bào vảy, và biểu mô dạng mụn cóc.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của ung thư hậu môn?

Triệu chứng của ung thư hậu môn bao gồm:

  • Chảy máu;
  • Ngứa;
  • Tiết dịch nhờn ở hậu môn.

Ngoài ra, đau trực tràng cũng có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư hậu môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra ung thư hậu môn?

Nguyên nhân gây ra ung thư hậu môn chưa được tìm ra cụ thể. Nếu bạn bị ung thư hậu môn, bạn có thể mắc phải các vấn đề về gen, dẫn đến việc gây đột biến các tế bào ở hậu môn. Các đột biến gen đó khiến tế bào khỏe mạnh biến thành tế bào ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải ung thư hậu môn?

Ung thư hậu môn là một căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn?

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn bao gồm:

  • Nhiễm HIV;
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn;
  • Quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Mụn cóc ở hậu môn do nhiễm virus Papilloma ở người (HPV).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư hậu môn?

Để chẩn đoán, bác sĩ dựa vào bệnh sử và kết quả sau khi khám trực tiếp của bệnh nhân. Trong đó, bác sĩ có thể thực hiện khám trực tràng bằng tay (DRE) và nội soi hậu môn. Nội soi hậu môn là phương pháp sử dụng một ống ngắn để kiểm tra vùng hậu môn.

Ngoài ra, phương pháp sinh thiết (quá trình lấy một tế bào hoặc mô để thử nghiệm) ở khu vực hậu môn cũng sẽ được thực hiện. Trong quá trình này, một mảnh mô được lấy ra và dùng kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư trong mô. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác bao gồm: siêu âm để kiểm tra độ sâu khối u, chụp cắt lớp CT, hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm ra mức độ lan rộng của ung thư.

Sau khi phân loại được quá trình tiến triển của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư hậu môn?

Ung thư hậu môn thường có thể được chữa khỏi. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước khối u, độ sâu khối u, và khối u có di căn thành hạch ở bẹn hay không. Phương pháp điều trị truyền thống chủ yếu là phẫu thuật để loại bỏ các khối u và các mô xung quanh hậu môn.

Việc trị bệnh ung thư hậu môn cần được phối hợp bởi một đội ngũ chuyên gia gồm bác sĩ ung thư (kê toa hóa trị), bác sĩ xạ trị ung thư (điều trị bằng xạ trị) và phẫu thuật viên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư hậu môn?

Bệnh ung thư hậu môn có thể được kiểm soát nếu bạn:

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị;
  • Thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục và ngủ đủ giấc;
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Chữa ung thư là một liệu trình dài hạn và nhiều thử thách. Do đó, bạn cũng nên thông báo với người thân để có thêm một bên hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn nhân cách

(80)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách là gì?Rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ... [xem thêm]

Tiền đái tháo đường

(67)
Tìm hiểu chungTiền đái tháo đường là bệnh gì?Tiền đái tháo đường là mức độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là ... [xem thêm]

Nổi hạch (sưng hạch)

(87)
Tìm hiểu chungNổi hạch (sưng hạch) là gì?Nổi hạch, hay còn gọi là sưng hạch, là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các ... [xem thêm]

Xuất tinh ngược dòng

(44)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Viêm dạ dày ruột

(13)
Bạn có thể nghe cụm từ “cúm dạ dày” nhưng vẫn chưa viết đó là bệnh gì. Thật ra, đây là một tên gọi khác của bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là một ... [xem thêm]

Rễ thần kinh cổ (Bệnh lý rễ tủy cổ)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là bệnh gì?Bệnh rễ thần kinh cổ, hay còn gọi là bệnh lý rễ tủy cổ, là những tổn thương của ... [xem thêm]

Hôi miệng

(56)
Khi phát hiện ra nguyên nhân gây hôi miệng và chữa trị sớm, bạn sẽ không còn quá lo lắng mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.Hôi miệng có thể là ... [xem thêm]

Màng tăng sinh trước võng mạc

(12)
Tìm hiểu chungMàng tăng sinh trước võng mạc là gì?Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN