Loãng xương – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

(3.55) - 99 đánh giá

Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu. Ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May mắn thay, bạn có thể làm một số bước để giảm nguy cơ loãng xương. Bằng cách đó, bạn có thể phòng tránh gãy xương do loãng xương, vốn là một nguyên nhân thường dẫn đến tàn tật .

Nếu bạn đã bị loãng xương, hiện đã có các loại thuốc mới để làm chậm hoặc thậm chí ngừng quá trình yếu đi của xương. Những loại thuốc này cũng có thể giảm bớt nguy cơ bị gãy xương.

Một số ghi nhớ nhanh

  • Tuổi tác không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất cho bệnh loãng xương. Lối sống, một số bệnh và thậm chí một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Một khảo sát đơn giản gọi là test đo mật độ xương có thể cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe xương của bạn.
  • Các loại thuốc mới có thể làm chậm và thậm chí ngừng hẳn sự tiến triển của yếu xương. Và có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương.

Loãng xương là tình trạng trong đó xương bị yếu. Xảy ra do sự mất đi khối lượng xương và sự thay đổi trong cấu trúc xương. Hình bên trái là xương bình thường, và hình bên phải là xương trong bệnh loãng xương.

Tổng quan

Loãng xương là gì?

Loãng xương là một tình trạng trong đó xương yếu đi “âm thầm” dẫn đến việc dễ bị gãy xương.

Xương là mô sống mà trong đó quá trình tái sinh diễn ra liên tục. Cụ thể hơn, cơ thể loại bỏ xương cũ (quá trình tiêu xương) và thay thế bằng xương mới (quá trình tạo xương). Vào giữa độ tuổi 30, hầu hết chúng ta bắt đầu dần dần mất đi nhiều xương hơn lượng xương có thể được thay thế. Kết quả là xương trở nên mỏng và yếu hơn về mặt cấu trúc.

Loãng xương là một quá trình “âm thầm” vì nó không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nó có thể làm bạn chú ý chỉ sau khi bạn bị gãy xương. Khi bạn bị loãng xương, xương có thể bị gãy sau một chấn thương nhỏ, chẳng hạn như một lần té ngã. Gãy xương thường gặp nhất ở cột sống, cổ tay và hông. Đặc biệt, gãy cột sống và gãy xương hông có thể dẫn đến những cơn đau và tàn tật mạn tính (dài hạn) và thậm chí là tử vong. Mục tiêu chính của điều trị loãng xương là ngăn ngừa gãy xương từ những giai đoạn sớm nhất .

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương xảy ra do sự mất khối lượng xương (đo đạc bằng mật độ xương) và những thay đổi trong cấu trúc xương. Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, nhưng một số khác thì không. Nhận thức được yếu tố nguy cơ của bản thân là rất quan trọng. Để bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn tình trạng này hoặc bắt đầu điều trị trước khi mọi chuyện trở nên xấu đi .

Yếu tố nguy cơ chính mà bạn không thể thay đổi bao gồm:

  • Tuổi tác (bắt đầu từ giữa những năm 30 và càng lớn tuổi càng dễ bị),
  • Người gốc châu Á hoặc da trắng.
  • Cấu trúc xương nhỏ.
  • Trong gia đình có người bị loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương.
  • Đã từng bị gãy xương do chấn thương nhẹ trước đó, đặc biệt là sau tuổi 50.

Yếu tố nguy cơ mà bạn có thể thay đổi bao gồm:

  • Hormone sinh dục thấp, chủ yếu là estrogen ở phụ nữ như trong thời kỳ mãn kinh.
  • Các rối loạn ăn uống như chán ăn (anorexia nervosa) và cuồng ăn không kiếm soát (bulimia).
  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu.
  • Mức canxi và vitamin D thấp, do khẩu phần ăn hoặc kém hấp thụ qua đường ruột.
  • Ít vận động hoặc không di chuyển do bệnh tật.
  • Một số loại thuốc, bao gồm:
    • thuốc glucocorticoid (còn gọi là corticosteroid), như prednisone (Deltasone, Orasone,…) hoặc prednisolone (Prelone)
    • sử dụng quá liều hormone tuyến giáp ở những bệnh nhân suy giáp
    • heparin, một loại thuốc thường dùng để làm làm loãng máu
    • một số phương pháp điều trị làm giảm hormone sinh dục. Chẳng hạn như anastrozole (Arimidex) và letrozole (Femara) để điều trị ung thư vú hoặc leuprorelin (Lupron) để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và những vấn đề sức khỏe khác
  • Những bệnh có thể ảnh hưởng đến xương
    • bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến cận giáp, bệnh Cushing,…)
    • viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis),…)

Những ai có thể bị bệnh loãng xương?

Loãng xương thường phổ biến hơn ở những phụ nữ lớn tuổi, chủ yếu là phụ nữ châu Á và da trắng. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở cả nam lẫn nữ, và trong tất cả các chủng tộc.

Người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương cao. Sau khi qua ngưỡng tuổi 50, sẽ có 1/2 phụ nữ và 1/6 đàn ông bị gãy xương ở một thời điểm nào đó Tại Mỹ, khoảng 4,5 triệu phụ nữ và 0,8 triệu đàn ông trên 50 tuổi bị loãng xương (số liệu năm 2005-2006). Những con số này thấp hơn so với ước tính cũ. Cho thấy rằng bệnh loãng xương đang giảm dần ở Mỹ và nó cũng phù hợp với xu hướng giảm tỷ lệ gãy xương hông gần đây.

Tuy vậy, có đến 22,7 triệu phụ nữ và 11,8 triệu đàn ông trên 50 tuổi có khối lượng xương thấp (được gọi là thiếu xương (osteopenia)). Những người có khối lượng xương thấp cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn. Nhưng nó không cao như người bị loãng xương. Nếu quá trình mất xương vẫn tiếp tục. Những người có tình trạng thiếu xương có thể trở thành loãng xương.

Khi các xương ở cột sống (các đốt sống) bị yếu đi trong bệnh loãng xương. Gãy xương có thể xảy ra, làm cho xương sụp xuống và ngắn hơn. Điều này có thể làm bệnh nhân giảm chiều cao và làm cột sống uốn cong về phía trước.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Loãng xương được chẩn đoán như thế nào?

Bạn có thể biết rằng mình bị loãng xương qua một khảo sát đơn giản là đo mật độ xương (hay đậm độ xương ). Đôi khi được gọi là BMD. BMD – lượng xương bạn có trong một diện tích nhất định – được đo tại các vùng khác nhau của cơ thể. Thông thường, các phép đo được thực hiện ở cột sống và hông của bạn. Cụ thể hơn là một phần của hông gọi là cổ xương đùi và đầu xương đùi. Phép đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X-ray absorptiometry, hay DEXA). Là kỹ thuật tốt nhất hiện nay dùng để đo mật độ xương.

Khảo sát này nhanh chóng và không đau. Nó tương tự như X-quang, nhưng sử dụng ít tia xạ hơn nhiều. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai không nên dùng khảo sát này để tránh nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Khảo sát DEXA sẽ cho ra kết quả là các con số so sánh giữa BMD của bạn với BMD của những người trẻ tuổi khỏe mạnh. Cũng như so sánh giữa bạn với những người có cùng độ tuổi. Con số này được gọi là T-score. Cụ thể như sau:

DEXA T-score Mật độ xương (BMD)
Lớn hơn hoặc bằng -1.0 Bình thường
Giữa -1,0 và -2,5 Thiếu xương
Nhỏ hơn hoặc bằng -2,5 Loãng xương

Nguy cơ gãy xương thường thấp hơn ở những người bị thiếu xương so với người bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mất xương, nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên.

Điều trị

Bệnh loãng xương được điều trị như thế nào?

Nếu bạn bị loãng xương, bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn sẽ tư vấn như sau:

  • Canxi. Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống hiện tại. Hoặc bạn có thể cần phải xem xét việc bổ sung canxi. Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ khuyến cáo 1.000 mg mỗi ngày cho hầu hết người lớn và 1.200 mg mỗi ngày cho phụ nữ trên 50 tuổi hoặc đàn ông trên 70 tuổi.
  • Vitamin D. Hãy có đủ vitamin D vì nó cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thức ăn của bạn. Liều dùng hàng ngày được đề nghị là 400-800 đơn vị quốc tế (International Unit, IU) cho người lớn dưới 50 tuổi. Và 800-1.000 IU cho người trên 50 tuổi (cũng theo Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ). Bạn có thể cần dùng liều lượng khác tùy vào mức vitamin D trong máu của bạn.
  • Hoạt động thể chất. Hãy tập thể dục hầu như mọi ngày, đặc biệt là những bài tập chịu trọng lượng như đi bộ.

Một số người có thể cần dùng các loại thuốc đặc hiệu để ngăn chặn và/hoặc điều trị loãng xương.

Bisphosphonates. Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc được gọi là bisphosphonates để ngăn chặn và điều trị loãng xương. Loại thuốc này (còn có tên gọi là thuốc “chống hấp thụ xương”) giúp làm chậm quá trình mất xương. Và nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Bảng dưới đây liệt kê một số tên thuốc, liều lượng và cách dùng của các thuốc đã được phê duyệt tại Mỹ.

Thuốc Bisphosphonate điều trị chứng loãng xương

Tên hóa học

Tên thương hiệu Cho phép sử dụng trong việc

Liều lượng và cách dùng

alendronate

Fosamax Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

Điều trị loãng xương ở nam giới

Điều trị loãng xương do sử dụng glucocorticoid

Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

Uống mỗi ngày 1 lần hoặc mỗi tuần 1 lần

risedronate

Actonel

Điều trị loãng xương ở nam giới

Uống mỗi ngày 1 lần hoặc mỗi tháng 1 lần

ibandronate

Boniva

Phòng và điều trị loãng xương do sử dụng glucocorticoid

Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

Tiêm vào tĩnh mạch mỗi tháng 1 lần hoặc 3 tháng 1 lần

zoledronic acid

Reclast

Giống như risedronate

Tiêm vào tĩnh mạch mỗi năm 1 lần

Với tất cả các loại thuốc này, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang dùng đủ canxi và vitamin D. Và nồng độ vitamin D trong cơ thể của bạn không thấp. (Bác sĩ có thể đo mức vitamin D của bạn bằng xét nghiệm máu). Alendronate, risedronate và ibandronate là những loại thuốc mà bạn phải uống khi đói (dạ dày trống) và chỉ uống với nước lọc, nếu không thuốc sẽ không được hấp thu tốt. Những loại thuốc này đôi khi có thể kích thích thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày). Do đó, bạn nên ngồi ít nhất là một giờ sau khi uống thuốc.

Những loại Bisphosphonates khác bao gồm clodronate (Bonefos), etidronate (Didronel), pamidronate (Aredia) và tiludronate (Skelid). Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khác nhưng không được FDA chấp thuận cho điều trị loãng xương. Ở một số nước khác, clodronate được chấp thuận để điều trị loãng xương. Thuốc bisphosphonates cũng được sử dụng để điều trị ung thư đã lan (di căn) đến xương. Liều sử dụng trong trường hợp này thường cao hơn so với bệnh loãng xương. Zoledronic acid được sử dụng trong điều trị ung thư đang lưu hành trên thị trường với tên khác (Zometa).

Có một số báo cáo về tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến bisphosphonates. Chúng bao gồm hoại tử xương hàm và gãy xương đùi không điển hình:

  • Hoại tử xương hàm. Nhiều báo cáo mô tả tổn thương xương hàm vĩnh viễn xảy ra sau khi sử dụng bisphosphonates. Chủ yếu là ở những người mắc bệnh răng miệng hoặc vừa đi chữa răng gần thời gian dùng thuốc. Hầu hết các trường hợp là ở những người dùng bisphosphonates liều cao tiêm qua đường tĩnh mạch để điều trị ung thư. Nguy cơ gặp tác dụng phụ này ở những bệnh nhân dùng bisphosphonates điều trị loãng xương (theo liều khuyến cáo) có vẻ là rất thấp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng bất cứ ai sử dụng bisphosphonate cũng nên giữ vệ sinh răng miệng tốt và đi khám răng thường xuyên.
  • Gãy xương đùi không điển hình. Một vài dạng gãy xương đùi không điển hình đã xảy ra ở một số ít người bệnh loãng xương sử dụng bisphosphonates lâu dài. Tuy nhiên, nguy cơ này là rất thấp. Nhất là khi so sánh với con số gãy xương mà bisphosphonates ngăn chặn.

Calcitonin (Calcimar, Miacalcin). Thuốc này là một loại hormone (nội tiết tố) sản xuất bởi tuyến giáp. Thường được dùng dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc tiêm dưới da. Thuốc được FDA chấp thuận cho việc điều trị loãng xương sau mãn kinh và giúp ngăn chặn gãy xương cột sống. Nó cũng hữu ích trong việc kiểm soát những cơn đau sau gãy xương cột sống do loãng xương.

Estrogen hoặc liệu pháp thay thế hormone. Điều trị bằng estrogen đơn độc hoặc kết hợp với một loại hormone khác, progestin. Đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương do loãng xương ở phụ nữ. Tuy nhiên, sự kết hợp estrogen và progestin có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, đột quỵ, đau tim và hình thành cục máu đông. Estrogen đơn độc cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ xem liệu pháp thay thế hormone có phù hợp với bạn hay không.

Thuốc điều biến cảm thụ thể estrogen chọn lọc. Những loại thuốc này, thường được gọi là SERMs (viết tắt của Selective estrogen receptor modulators). “Bắt chước” những hiệu ứng tốt mà estrogen đem lại cho xương mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ vẫn chưa được cải thiện. Thuốc raloxifene (Evista) làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống ở phụ nữ và được phép sử dụng chỉ ở những phụ nữ sau mãn kinh.

Teriparatide (Forteo). Teriparatide là một dạng của hormone tuyến cận giáp giúp kích thích sự hình thành xương. Thuốc này đã được cho phép sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương cao. Nó cũng được chấp thuận trong điều trị loãng xương do glucocorticoid. Thuốc được tiêm dưới da hàng ngày và có thể được dùng cho đến 2 năm. Nếu bạn đã từng được xạ trị hoặc có mức hormone tuyến cận giáp quá cao. Bạn không thể dùng thuốc này.

Strontium ranelate. Thuốc này được phê duyện để điều trị loãng xương sau mãn kinh ở một số nước trên thế giới, ngoài Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc ở dạng bột dùng để uống hằng ngày sau khi hòa tan trong nước. Vì nguy cơ hình thành cục máu đông. Thuốc này cần được sử dụng thận trọng ở những phụ nữ có nguy cơ đông máu hoặc đã từng bị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.

Denosumab (Prolia). Đây là thế hệ mới của thuốc ” chống hấp thụ xương “. Là kháng thể đơn dòng được dùng như một loại liệu pháp miễn dịch. Nó chống lại một loại protein liên quan đến chu trình sống của các tế bào hấp thụ xương. Điều trị này được phép sử dụng ở phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh và có nguy cơ bị gãy xương cao. Thuốc còn được dùng cho phụ nữ và nam giới có nguy cơ mất xương và gãy xương cao. Do liệu pháp làm giảm hormone dùng trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Khi sử dụng, thuốc sẽ được tiêm dưới da mỗi sáu tháng.

Thuốc này có thể làm nồng độ canxi giảm đi nhiều. Do đó mức canxi và vitamin D của bạn không được thấp khi bắt đầu điều trị. Việc sử dụng thuốc có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Và hiện cũng đã có một số rất ít báo cáo về hoại tử xương hàm liên quan đến denosumab.

Thuốc này cũng được chấp thuận trong điều trị ung thư liên quan đến xương, và được tiếp thị dưới một tên khác (XGEVA).

Phụ nữ trẻ và việc có thai

Phụ nữ trẻ có nguy cơ loãng xương và gãy xương cần xem xét cẩn thận các lựa chọn về thuốc nếu đang có kế hoạch mang thai. Hiện chưa đủ bằng chứng chứng minh các loại thuốc điều trị loãng xương nói trên là an toàn cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Bisphosphonates có thể lưu lại trong cơ thể một thời gian dài, ngay cả sau khi ngưng dùng thuốc. Nghiên cứu ở động vật cho thấy bisphosphonates đi qua nhau thai của người mẹ và đi vào thai nhi. Nguy cơ gây hại cho thai nhi ở người vẫn chưa được rõ. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai nên cân nhắc những lợi ích có thể trông đợi ​​của bisphosphonates so với những rủi ro mà nó có thể mang lại. Nếu bạn có thai trong khi dùng bisphosphonate. Bạn cần kiểm tra mức canxi trong máu vì nó có thể giảm thấp.

Phòng chống

Phòng chống loãng xương như thế nào?

Thay đổi lối sống có thể là cách tốt nhất để phòng ngừa loãng xương. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ canxi trong chế độ ăn của mình hoặc có bổ sung thêm (khoảng 1,000-1,200 mg / ngày, tùy theo độ tuổi).
  • Có đủ vitamin D (400-1,000 IU / ngày, tùy theo độ tuổi và mức vitamin D trong máu qua xét nghiệm).
  • Ngừng hút thuốc.
  • Tránh uống rượu quá mức: không uống nhiều hơn 2 hoặc 3 ly một ngày.
  • Thực hiện các bài tập thể dục chịu trọng lượng. Cố gắng tập ít nhất là 2.5 tiếng một tuần (30 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần hoặc 50 phút mỗi ngày 3 lần một tuần), hoặc tập nhiều theo khả năng của bạn. Các bài tập cải thiện khả năng thăng bằng. Như Thái cực quyền hoặc yoga có thể giúp ngăn ngừa té ngã.

Bạn cũng nên được điều trị tất cả những chứng bệnh có thể gây ra loãng xương. Nếu bạn đang dùng thuốc có thể gây ra loãng xương, hãy hỏi bác sĩ về khả năng giảm liều hoặc thay bằng thuốc khác. Đừng bao giờ thay đổi liều lượng hoặc ngưng dùng bất cứ loại thuốc nào mà không hỏi bác sĩ.

Nếu bạn có mật độ xương thấp và nguy cơ gãy xương cao. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để ngăn chặn quá trình xương yếu. Hiện đã có một số công cụ để ước lượng nguy cơ bị gãy xương do loãng xương trong 10 năm tới. Công cụ này được phát triển bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tên là FRAX www.shef.ac.uk/FRAX . Điểm số của nó có thể giúp quyết định phương hướng điều trị.

Bệnh loãng xương có thể tác động thế nào lên sức khỏe?

Hậu quả nghiêm trọng nhất lên sức khỏe của loãng xương là gãy xương. Đặc biệt hơn, gãy xương cột sống và gãy xương hông có thể dẫn đến đau mạn tính. Gây ra khuyết tật lâu dài, làm giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí tử vong. Mục tiêu chính của điều trị loãng xương là ngăn ngừa gãy xương.

Sống chung với bệnh loãng xương

Nếu bạn bị loãng xương, ngoài việc ngăn chặn sự mất thêm xương, việc ngăn ngừa gãy xương cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để làm giảm nguy cơ té ngã:

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi đi bộ. Nếu bạn đi không vững, hãy dùng một cây gậy (1, 3 hoặc 4 chân) hoặc khung tập đi.
  • Loại bỏ các mối nguy hiểm trong nhà. Hãy bỏ những tấm thảm vì chúng có thể làm bạn vấp té. Ngoài ra, hãy loại bỏ hoặc đảm bảo những sợi dây cáp lòng thòng không mắc vào chân bạn. Thêm đèn hay phương tiện chiếu sáng vào ban đêm ở các hành lang dẫn đến phòng tắm. Lắp các thanh vịn trong phòng tắm và thảm không trượt ​​gần bồn rửa mặt và bồn tắm.
  • Hãy yêu cầu giúp đỡ khi mang hoặc nâng các vật nặng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị ngã, hoặc thậm chí bị gãy xương cột sống (dù không té ngã).
  • Mang giày chắc chắn. Đây là điều hiển nhiên nhất là vào mùa đông hoặc khi trời mưa.

Những điểm cần nhớ

  • Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ canxi và vitamin D trong chế độ ăn.
  • Hoạt động thể chất và tập các bài tập chịu trọng lượng, như đi bộ, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Thay đổi những lối sống làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thực hiện chiến lược làm giảm nguy cơ té ngã.
Tập thể dục điều độ là rất quan trọng trong điều trị loãng xương

Vai trò của bệnh thấp khớp trong điều trị loãng xương

Như các bác sĩ là các chuyên gia trong chẩn đoán và điều trị các bệnh của các khớp, cơ bắp và xương, rheumatologists có thể giúp tìm ra nguyên nhân của bệnh loãng xương. Họ có thể cung cấp và giám sát các phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng này.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.rheumatology.org/practice/clinical/patients/diseases_and_conditions/osteoporosis.asp
  • https://yhoccongdong.com/thongtin/do-dam-do-xuong-(dexa-scan)/
    www.nof.org
    www.osteo.org
    www.shef.ac.uk/FRAX
    www.rheumatology.org/REF
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS.TS. Phạm Nguyên Quý - BS. Nguyễn Thụy Cẩm Hà
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Xét nghiệm HbA1c

    (42)
    Bài này sẽ đề cập đến ba vấn đề Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c Thế nào là giá trị HbA1c bình thường? Tầm quan ... [xem thêm]

    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

    (62)
    Bạn lo lắng rằng bạn, con bạn hoặc người mà bạn biết có thể bị tiểu đường? Có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc ... [xem thêm]

    Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

    (43)
    Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai. Thai phụ nên Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn Xét ... [xem thêm]

    Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục hoạt động như thế nào?

    (94)
    Máy đo đường huyết là một công cụ tuyệt vời nhưng bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ hơn mức đường máu của mình. Và thiết bị được gọi là hệ thống ... [xem thêm]

    Tuyến yên

    (100)
    Tuyến yên là gì? Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa ... [xem thêm]

    Tiểu đường và hút thuốc lá

    (75)
    Hút thuốc lá không tốt cho mọi người và đặc biệt với những người mắc tiểu đường. Nicotine trong thuốc lá làm mạch máu xơ cứng và hẹp lại, cản trở ... [xem thêm]

    Suy giáp

    (48)
    Tổng quan Suy giáp là gì? Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại ... [xem thêm]

    Những gì nên hỏi bác sĩ của bạn về insulin?

    (83)
    Bác sĩ đã kê đơn insulin để điều trị tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 của bạn chưa? Bạn sẽ muốn biết sử dụng nó khi nào và như thế nào, ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN