Methemoglobin huyết

(3.84) - 22 đánh giá

Tìm hiểu chung

Methemoglobin huyết là bệnh gì?

Methemoglobin huyết là một rối loạn máu trong đó lượng oxy được chuyển đến các tế bào rất ít. Oxy được hemoglobin vận chuyển trong qua máu. Hemoglobin là protein được gắn vào các tế bào máu. Thông thường sau khi vận chuyển oxy, hemoglobin sẽ giải phóng oxy đến các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, một loại hemoglobin được gọi là methemoglobin mang oxy theo dòng máu nhưng không vận chuyển đến các tế bào. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều methemoglobin, nó có thể bắt đầu thay thế hemoglobin bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng không đủ oxy cho các tế bào. Có hai loại methemoglobin huyết: mắc phải và bẩm sinh.

Methemoglobin huyết bẩm sinh

Methemoglobin huyết bẩm sinh là tình trạng bạn mắc phải bệnh này từ khi mới sinh ra. Bệnh có thể gây rởi bởi khiếm khuyết di truyền từ bố mẹ. Khuyết tật này dẫn đến thiếu hụt một loại protein hoặc enzyme nào đó. Protein này có trách nhiệm chuyển đổi methemoglobin thành hemoglobin. Methemoglobin huyết bẩm sinh ít phổ biến hơn so với methemoglobin huyết mắc phải.

Có ba loại methemoglobin bẩm sinh:

Methemoglobin huyết loại 1

Loại 1 là dạng phổ biến nhất của methemoglobin huyết bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi nó được di truyền bởi cả bố lẫn mẹ, nhưng họ không có bệnh. Loại bệnh này chỉ ảnh hưởng đến các tế bào máu. Thông thường, triệu chứng duy nhất của bệnh là tím tái. Những người có loại 1 có thể có làn da xanh trong suốt đời mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Những người bệnh này có thể được điều trị vì lý do thẩm mỹ.
Bệnh hemoglobin M
Loại này là do đột biến di truyền gây ra và không nhất thiết phải được thừa hưởng gen từ cha mẹ. Những người có loại này không có triệu chứng và không cần điều trị.
Loại 2

Loại 2 còn được gọi là thiếu hụt cytochrome b5 reductase. Đây là dạng hiếm nhất của methemoglobin huyết bẩm sinh. Loại 2 ảnh hưởng đến tất cả các tế bào. Chỉ cần bố hoặc mẹ có gen bất thường và truyền cho con, bạn sẽ mắc phải loại này. Bệnh có thể gây ra các vấn đề phát triển nghiêm trọng và không lớn lên khỏe mạnh. Trẻ sinh ra với loại 2 thường chết trong năm đầu tiên.

Methemoglobin huyết mắc phải

Dạng này còn được gọi là methemoglobin huyết cấp tính. Methemoglobin huyết mắc phải là dạng bệnh phổ biến nhất. Nguyên nhân là do tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất hoặc thực phẩm nhất định. Những người mang một gen của methemoglobin huyết sẽ có nguy cơ phát triển loại mắc phải. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc phải tình trạng này không có vấn đề về bẩm sinh. Nếu methemoglobin huyết không được điều trị ngay lập tức, người bệnh có thể tử vong.
Methemoglobin huyết mắc phải ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dễ bị tình trạng này nhất do:

  • Benzocaine: benzocaine có trong các thuốc không kê đơn (OTC) có thể được sử dụng để làm dịu nướu răng của bé khi mọc răng. Vì vậy, bố mẹ và người chăm sóc không sử dụng các thuốc OTC chứa chất này cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Nước nhiễm bẩn: trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể phát triển methemoglobin huyết mắc phải từ nước giếng bẩn có lượng nitrat dư. Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của bé trộn lẫn với nitrat, dẫn đến tình trạng methemoglobin huyết. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn có hệ thống tiêu hóa phát triển đầy đủ, do đó họ không bị ngộ độc nitrat.
  • Thức ăn đặc: một số thực phẩm được chế biến tại nhà có thể có quá nhiều nitrat để cho trẻ trước 4 tháng tuổi ăn. Thực phẩm có thể có quá nhiều nitrat bao gồm: củ cải, cà rốt, đậu xanh, rau bó xôi, bí đao. Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tháng tuổi ăn thức ăn đặc.

Methemoglobin huyết mắc phải ở người lớn

Một số người bị methemoglobin huyết sau khi dùng các thuốc gây tê tại chỗ xịt lên da. Các loại thuốc gây tê bao gồm enzocain, lidocaine và prilocaine. Chúng có thể được sử dụng để:

  • Gây tê cổ họng trước khi kiểm tra phổi bằng soi phế quản hoặc kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên bằng nội soi.
  • Giảm đau trong các thủ thuật bao gồm cắt bao quy đầu, cấy ống thông cho hóa trị và đặt máy tạo nhịp tim.

Các loại thuốc khác gây ra tình trạng này gồm:

  • Dapsone (Aczone), có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng như mụn trứng cá, một loại viêm da gây ra mụn nước trên cánh tay và mông của bạn, nhiễm nấm phổi ở những người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Thuốc trị sốt rét.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của methemoglobin huyết là gì?

Các triệu chứng của methemoglobin huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng bệnh bạn mắc. Các triệu chứng chung của bệnh này gồm:

  • Da tím tái, hơi xanh, đặc biệt là ở môi và ngón tay.
  • Máu có màu nâu chocolate.

Khi nồng độ methemoglobin tăng, các triệu chứng tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi và thờ ơ
  • Nhầm lẫn hoặc bất ngờ
  • Mất ý thức

Biến chứng

Các biến chứng của methemoglobin huyết là gì?

Sử dụng các loại thuốc có chứa benzocain khi bạn có một trong các tình trạng sức khỏe sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng từ methemoglobin huyết:

  • Bệnh suyễn
  • Viêm phế quản
  • Khí phế thũng
  • Bệnh tim

Một số loại thuốc, bao gồm dapsone và benzocaine, gây ra một hiệu ứng phục hồi. Điều này có nghĩa là nếu bị methemoglobin huyết từ những loại thuốc này, bạn có thể điều trị thành công bằng thuốc xanh methylen và nồng độ methemoglobin của bạn sẽ tăng lên sau 4 đến 12 giờ.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán methemoglobin huyết?

Bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như:

  • Xét nghiệm máu toàn bộ
  • Xát nghiệm kiểm ttra enzyme
  • Xét nghiệm màu máu
  • Xét nghiệm mức nitrit và một số thuốc trong máu
  • Pulse oximeter: thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu
  • Xét nghiệm ADN

Những phương pháp nào dùng để điều trị methemoglobin huyết?

Methemoglobin huyết có thể là trường hợp khẩn cấp. Việc điều trị đầu tiên là truyền thuốc xanh methylen cho người bệnh. Thuốc này thường có hiệu quả nhanh chóng, nhưng không thể sử dụng thuốc này cho những người có loại methemoglobin huyết bẩm sinh.

Những người không phản ứng với xanh methylene có thể cần truyền máu. Những người bị loại 1 methemoglobin huyết di truyền có thể được điều trị bằng aspirin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát bệnh methemoglobin huyết hiệu quả?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau dây thần kinh liên sườn

(52)
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có thể chịu đựng cơn đau liên tục, nặng hơn khi thay đổi tư thế, ... [xem thêm]

Zona thần kinh

(34)
Zona thần kinh là một bệnh lý tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và khó chịu. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn có cách nhận ... [xem thêm]

Màu sắc nước tiểu bất thường

(17)
Tìm hiểu chungMàu sắc nước tiểu bất thường là gì?Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm nhờ loại sắc tố gọi là urochrome và ... [xem thêm]

Cúm H7N9

(38)
Tìm hiểu chungCúm H7N9 là bệnh gì?“H7N9” là cách gọi cho một chủng virus cúm được tìm thấy ở các loài chim, nhưng không thường lây sang người. Giống như ... [xem thêm]

MRI

(39)
Tìm hiểu chungMRI là gì?Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một xét nghiệm sử dụng lực nam châm mạnh, sóng radio và một máy tính để hiển thị hình ảnh chi tiết ... [xem thêm]

Buồn nôn

(72)
Tìm hiểu chungBuồn nôn là bệnh gì?Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của ... [xem thêm]

Bí tiểu

(56)
Tìm hiểu chungBí tiểu là gì?Bí tiểu là tình trạng bàng quang không rỗng hoàn toàn, thậm chí bàng quang chứa đầy nước tiểu và bạn thường cảm thấy cần đi ... [xem thêm]

Ung thư hạ hầu

(34)
Tìm hiểu chungUng thư hạ hầu là bệnh gì?Hạ hầu là phần dưới cùng của hầu (họng). Hầu là một ống rỗng dài khoảng 12,7 cm bắt đầu từ phía sau mũi, đi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN