Bệnh lậu và cách điều trị bệnh lậu

(4.34) - 15 đánh giá

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 78 triệu trường hợp mắc bệnh lậu được chẩn đoán mỗi năm. Bệnh lậu thường gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.

Nguy hiểm là vậy nhưng cách điều trị bệnh lậu lại vô cùng đơn giản. Nếu người bệnh chịu khó tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tầm soát bệnh thường xuyên thì sẽ không có gì đáng lo ngại.

Bệnh lậu được điều trị như thế nào?

Cách điều trị bệnh lậu đa phần là dùng thuốc kháng sinh. Chúng không chỉ giúp trị dứt điểm bệnh mà còn giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra, miễn là chúng được dùng đúng liều và đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình điều trị bệnh lậu sẽ bắt đầu ngay khi có kết quả xét nghiệm mắc bệnh.

Trước đây, để điều trị bệnh lậu, chỉ cần tiêm penicillin. Tuy nhiên, do tỷ lệ nhiễm trùng (và tái nhiễm trùng) liên tục cao, nên hiện nay bệnh lậu đã trở nên kháng với gần như mọi loại kháng sinh chính và chỉ còn một số ít thuốc còn hiệu quả.

Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ chỉ khuyến cáo hai loại thuốc, đó là ceftriaxone và azithromycin để điều trị cho người mắc bệnh lậu lần đầu tiên.

Cách điều trị bệnh lậu ở người lớn

Bệnh lậu xuất hiện ở cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo, họng và mắt thường được điều trị bằng một liều duy nhất ceftriaxone và azithromycin. Ceftriaxone sẽ sử dụng qua đường tiêm bắp, trong khi azithromycin được dùng bằng đường uống.

Các kháng sinh khác dùng để thay thế 2 thuốc này chỉ được sử dụng khi ceftriaxone và azithromycin không có sẵn hoặc bệnh nhân bị dị ứng với 2 loại kháng sinh này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh lậu ở nam giới

Phác đồ điều trị bệnh lậu

Lậu ở cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo hoặc cổ họng:

  • Sử dụng một liều duy nhất 1g azithromycin đường uống cộng với tiêm bắp 250mg ceftriaxone.
  • Nếu ceftriaxone không có sẵn: Sử dụng một liều duy nhất 400mg cefixime và 1g azithromycin đường uống.
  • Đối với những người bị dị ứng với ceftriaxone:
  • Uống 320mg gemifloxacin cộng với 2g azithromycin trong hai ngày liên tiếp
  • Hoặc tiêm bắp 240mg gentamicin cộng với uống 2g azithromycin trong hai ngày liên tiếp
    • Đối với những người dị ứng với azithromycin: Tiêm bắp một liều duy nhất 250mg ceftriaxone cộng với uống 200mg doxycycline trong 7 ngày liên tiếp.

    Lậu ở mắt dẫn đến viêm kết mạc:

    • Tiêm bắp một liều duy nhất 1g ceftriaxone và 1g azithromycin đường uống.

    Ngoài việc được điều trị, bạn tình của bạn cũng cần xét nghiệm bệnh lậu nếu cần. Điều này là để bảo vệ không chỉ sức khỏe của người ấy mà cả cho bạn. Cho dù bạn tình của bạn đã được điều trị bệnh lậu hay chưa thì vẫn nên thực hiện xét nghiệm theo dõi bệnh thường xuyên.

    Cách điều trị biến chứng của bệnh lậu

    Nhiễm khuẩn lậu cầu lan tỏa (DGI) là biến chứng nghiêm trọng do bệnh lậu không được điều trị. Nó thường được gọi với tên khác là hội chứng viêm khớp và da, vì sự lây lan của vi khuẩn qua đường máu đến các khớp và da.

    Trong một số trường hợp, bệnh còn dẫn đến viêm màng não (viêm màng bao quanh não và tủy sống) và viêm nội tâm mạc (viêm van tim).

    Nếu được chẩn đoán mắc DGI, bạn sẽ cần phải nhập viện để điều trị. Thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ lây lan của vi khuẩn lậu.

    Viêm khớp

    Đối với những người bị viêm khớp do ảnh hưởng của lậu cầu, điều trị ban đầu bao gồm:

    • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g ceftriaxone mỗi 24 giờ
    • Một liều duy nhất 1g azithromycin đường uống
    • Nếu người bệnh bị dị ứng với ceftriaxone, cách điều trị thay thế là tiêm tĩnh mạch 1g cefotaxime và 1g ceftizoxime mỗi 8 giờ

    Điều trị giai đoạn đầu sẽ tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện trong ít nhất 24-48 giờ. Trong giai đoạn hai, nếu tình trạng đã được cải thiện, người mắc bệnh lậu sẽ được chuyển sang dùng kháng sinh đường uống. Tổng thời gian điều trị nên kéo dài ít nhất 1 tuần.

    Viêm màng não và viêm nội tâm mạc

    Đối với những người bị viêm màng não do lậu cầu và viêm nội tâm mạc do lậu cầu, cách điều trị ban đầu là:

    • Tiêm tĩnh mạch 1-2g ceftriaxone mỗi 12-24 giờ
    • Sử dụng 1 liều duy nhất 1g azithromycin bằng đường uống.

    Tổng thời gian điều trị viêm màng não nên kéo dài ít nhất 10 ngày, trong khi tổng thời gian điều trị viêm nội tâm mạc nên kéo dài ít nhất 4 tuần.

    Cách điều trị bệnh lậu cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

    Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh lậu khi mang thai, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây nhiễm sang thai nhi.

    Bệnh lậu sơ sinh có thể ngăn ngừa được bằng cách điều trị cho người mẹ. Nếu trẻ sơ sinh phát triển các triệu chứng bệnh lậu, việc điều trị sẽ được chỉ định dựa trên cân nặng của trẻ và các biến chứng cụ thể của bệnh.

    Việc điều trị bệnh lậu cho phụ nữ mang thai không khác gì so với điều trị cho phụ nữ không mang thai và thường không gây hại cho thai nhi.

    Thuốc mỡ kháng sinh (erythromycin 0,5%) sẽ được dùng cho mắt của em bé khi sinh để ngăn ngừa ophthalmia neonatorum (bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn lậu truyền sang em bé khi sinh). Sau khi sinh, trẻ em thường được bôi loại thuốc mỡ này như một biện pháp phòng ngừa.

    Nếu người mẹ chưa được điều trị hoặc chẩn đoán muộn bệnh lậu thì dù các triệu chứng có xuất hiện hay không, trẻ sơ sinh vẫn phải bổ sung thêm kháng sinh. Làm như vậy để giúp xóa nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường hô hấp và DGI.

    Cách sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh

    Khi không có triệu chứng:

    • Tiêm bắp một liều duy nhất 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ.

    Khi trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm cầu khuẩn:

    • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ.

    Trẻ bị DGI và không có viêm màng não:

    • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ trong 7 ngày.
    • Hoặc tiêm bắp 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ và cứ cách 12 giờ tiêm một lần trong 7 ngày

    Trẻ bị DGI kèm với viêm màng não:

    • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ trong 10 đến 14 ngày.
    • Hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ và cách 12 giờ tiêm một lần trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ bầu cần lưu ý bệnh lậu khi mang thai

    Tác dụng phụ khi điều trị bệnh lậu

    Tác dụng phụ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh khi điều trị lậu bằng kháng sinh. Tất cả các loại kháng sinh đều gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn tự nhiên sống trong ruột hoặc âm đạo của con người. Điển hình như tiêu chảy, nhiễm nấm âm đạo, khó chịu đường tiêu hóa… đều là tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh. Các tác dụng phụ khác có thể khác nhau tùy thuộc vào loại kháng sinh được sử dụng.

    Ceftriaxone gây ra các triệu chứng:

    • Đau dạ dày
    • Phát ban
    • Phản ứng dị ứng
    • Tổn thương thận

    Azithromycin gây ra các triệu chứng:

    • Đau dạ dày
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy

    Trên đây là các thông tin về cách điều trị bệnh lậu ở người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Hello Bacsi hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ cho bạn trong việc điều trị.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn hạt điều vừa vui miệng vừa bổ dưỡng

    (91)
    Bà bầu ăn hạt điều được đánh giá cao về mức độ dinh dưỡng, an toàn và hạn chế nguy cơ bị dị ứng nhiều hơn so với đậu phộng.Khi mang thai, bạn sẽ ... [xem thêm]

    Tại sao đàn ông thích xem phim người lớn?

    (15)
    Đừng vội tỏ ra khó chịu hay bực bội khi tình cờ phát hiện đàn ông xem phim người lớn, bạn có thể đang nghi oan cho anh đấy!Đấng mày râu luôn là đối ... [xem thêm]

    Tác dụng tuyệt vời của quả kiwi cho mẹ và bé

    (83)
    Ngoài hương vị thơm ngon tự nhiên, quả kiwi còn có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.Phụ nữ thường thèm ăn trong thời kỳ mang thai và phần lớn các mẹ ... [xem thêm]

    Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    (97)
    Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

    Người bệnh huyết áp cần biết gì về tinh bột và chất xơ?

    (59)
    Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

    Giải đáp thắc mắc về tác dụng phụ của thuốc gây mê với trẻ

    (80)
    Gây mê là quá trình sử dụng thuốc để ngăn ngừa cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Dù nhiều chuyên gia khuyên đây là thủ thuật an toàn nhưng ... [xem thêm]

    Củ dền có tác dụng gì đối với sức khỏe của trẻ nhỏ?

    (35)
    Nấu củ dền cho bé ăn dặm là điều mà nhiều mẹ bỉm hay làm. Tuy nhiên, ít bà mẹ nào thật sự hiểu rõ củ dền có tác dụng gì đối với sức khỏe trẻ ... [xem thêm]

    Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ: Nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ

    (40)
    Tật chân vòng kiềng không những gây mất thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì lẽ đó mà các bậc ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN