Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ: Nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ

(4.5) - 40 đánh giá

Tật chân vòng kiềng không những gây mất thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì lẽ đó mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ hơn về tình trạng này để tìm ra giải pháp tốt nhất con.

Gõ từ khóa “chân vòng kiềng” lên công cụ tìm kiếm, bạn có thể sẽ hoa mắt với hàng trăm bài viết về chủ đề này. Lướt sơ qua vài trang, hẳn bạn sẽ thấy mơ hồ bởi có quá nhiều thông tin liên quan nhưng tính chính xác lại không đảm bảo.

Hiểu được điều đó, Chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những hiểu biết đúng nhất về dị tật này, những kiến thức cơ bản và các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Giải đáp dị tật chân vòng kiềng ở trẻ là gì

Chân vòng kiềng (còn gọi là chân cong, chân hình chữ O) là một dạng bất thường ở chân hay gặp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Theo đó, 2 đầu gối sẽ hướng ra xa nhau, thậm chí ngay cả khi áp 2 mắt cá chân sát bên thì vẫn có khoảng cách giữa hai đầu gối.

Cách để kiểm tra con bạn có gặp phải tình trạng này hay không cũng rất đơn giản, bố mẹ nào cũng có thể thực hiện tại nhà. Đầu tiên, hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá trong chạm vào nhau. Sau đó bạn đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ (tại vị trí lồi cầu trong xương đùi). Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm, điều này nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Trong trường hợp, khoảng cách đo lớn hơn 10cm, bạn không nên quá lo lắng mà cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thêm.

Trên thực tế, đa số những ca trẻ bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt. Dị tật này có thể là do tư thế sai của thai nhi trong bụng mẹ, khi trẻ lớn dần, chân sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần bất kỳ tác động nào. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân hoàn toàn không có tác dụng gì.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tật chân cong ở trẻ

Nhiều người lầm tưởng việc bế ẵm nách là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân cong ở trẻ. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không đúng.

Chân vòng kiềng được chia thành 2 loại: chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý. Như đã đề cập ở trên, chân cong sinh lý sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không cần có sự can thiệp nào (thường đến 2 tuổi). Trong khi chân cong do bệnh lý lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Yếu tố di truyền

“Chân vòng kiềng có di truyền không?” Câu trả lời là có, nếu bố hoặc mẹ trước đây bị tật chân cong thì bé cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Đây là đặc điểm di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Nếu xét về mặt thẩm mỹ, gia đình có thể đưa bé đến khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa cho bé. Song phải chờ bé lớn đến độ tuổi nhất định mới can thiệp bằng phương pháp này.

2. Tình trạng thừa cân ở trẻ

Tình trạng bố mẹ cho bé tập đi sớm quá (trước 7−9 tháng) hoặc con bị thừa cân cũng là yếu tố nguy cơ đưa đến loại dị tật này. Khi bé còn nhỏ, hệ xương vẫn chưa đủ sức để có thể nâng đỡ được toàn bộ sức nặng cơ thể, do vậy việc cho đi đứng sớm đặc biệt là những trẻ thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng chân cong.

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể đưa đến tình trạng trẻ có chân hình chữ O bao gồm: còi xương do thiếu hụt vitamin D kéo dài; bệnh tạo xương bất toàn hay còn gọi là xương thủy tinh hoặc bệnh giòn xương; loạn sản sụn (rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển) … Nếu cha mẹ thấy trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thưm khám và điều trị thích hợp.

Bạn nên làm gì khi phát hiện trẻ chân đi vòng kiềng?

Khi quan sát thấy bé có hiện tượng chân cong, bố mẹ nên thực hiện cách khám nói trên để xác định chân bé có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Nếu chân bé phát triển trong giới hạn bình thường, bố mẹ có thể yên tâm cho con vận động đồng thời theo dõi sự phát triển của bé cũng như tiến triển của chân vòng kiềng. Nếu khoảng cách giữa 2 gối khi đo lớn hơn 10cm, bố mẹ có thể mang bé đến khám tại các cơ sở y tế lớn và có uy tín để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và theo dõi tiến triển mỗi 3 − 6 tháng.

5 cách khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

1. Bạn cần nắm rõ kiến thức về tình trạng chân cong

Để giúp con khắc phục được tình trạng chân vòng kiềng, bản thân bố mẹ hơn ai hết phải nắm rõ các kiến thức liên quan đến vấn đề này. Theo đó, bạn có thể tìm kiếm những thông tin về cột mốc phát triển của bé cùng những biến đổi về sinh lý, bệnh lý nhằm xác định rõ chứng bệnh đang gặp phải ở trẻ, từ đó giảm thiểu nguy cơ dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Dù chân vòng kiềng có thể cải thiện theo thời gian nhưng bạn cũng nên biết thời điểm nào nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ví dụ:

  • Khi bé tỏ ra khó chịu về cơn đau với cường độ từ vừa phải đến nặng (chân vòng kiềng thường không gây đau)
  • Bé bắt đầu đi khập khiễng
  • Chỉ có một chân bị vòng kiềng
  • Chân con trở nên cong hơn trong một thời gian ngắn
  • Chú ý khi thấy chân vòng kiềng bắt đầu phát triển sau khi con 5 – 7 tuổi.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hạn chế tình trạng chân cong ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị dạng xương cũng như ngăn chặn khả năng tái phát của các cơn viêm làm phân hủy sụn khớp. Canxi, vitamin D, khoáng chất, các loại protein và vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bình thường của trẻ bị chân vòng kiềng. Bạn nên nghiên cứu kỹ các thực đơn cho trẻ để con vừa nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị tăng cân quá nhiều nhé.

3. Có biện pháp chữa trị sớm tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ

Cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ là cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm. Đây là hình thức thường được các bác sĩ nhi khoa sử dụng để quản lý sớm tình trạng dị tật này. Hầu hết các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng các chuyên gia trị liệu khuyến cáo rằng bạn nên đưa bé đi điều trị nhiều lần bằng các phương pháp tổng thể để phục hồi sớm.

Việc tìm đến các nhà vật lý trị liệu như xoa bóp trị liệu cũng rất hữu ích. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xoa bóp, nắn chỉnh chân vòng kiềng cho trẻ có thể mất một khoảng thời gian dài hơn nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên.

4. Bài tập cho người chân vòng kiềng là tăng cường sự dẻo dai cho đôi chân

Đây là một phương pháp toàn diện khác để kiểm soát tình trạng chân vòng kiềng của trẻ. Bài tập này giúp các cơ và các mô liên kết mềm của cơ thể gắn kết lại cấu trúc. Ngoài ra, bài tập còn gián tiếp cải thiện sức mạnh bên trong cơ thể và khôi phục lại tư thế đúng (thường bị thay đổi ở trẻ gặp phải tình trạng chân vòng kiềng). Bạn cũng có thể thử một sốbài tập dưới đây để tăng cường sự dẻo dai ở chân cho bé:

Bài tập 1

  • Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng để 2 chân lại gần nhau
  • Nhấc cùng lúc 2 chân lên và không được tách rời chúng ra.

Bài tập 2

  • Đặt bé nằm sấp, chân duỗi thẳng và giữ ở tư thế này một khoảng thời gian. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng các loại đồ chơi đầy màu sắc.
  • Để bé nằm ngửa và đặt đồ chơi xung quanh cho con tập đá. Bạn nên chọn những món đồ chơi mà khi bé chạm vào sẽ phát ra âm thanh. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú hơn.

Bài tập 3

  • Đặt bé nằm sấp
  • Gập chân lại và từ từ để gót chân chạm tới mông
  • Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.

Bạn phải hết sức cẩn thận và đừng gây áp lực cho bé. Những hoạt động vui nhộn này có thể giúp tăng cường sự khỏe mạnh cho các cơ ở chân. Bé sẽ thích thú hơn khi được chơi cùng bạn đấy.

5. Kiểm soát trọng lượng cơ thể là cách khắc phục tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chân vòng kiềng thường cho thấy xương và các mô liên kết đều chịu căng thẳng, áp lực do sự phân bố và khớp nối không đồng đều. Vì thế, đối với trẻ em việc thừa cân sẽ khiến xương của bé bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho bé tăng cân quá mức bằng việc khuyến khích con tập các thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt và thúc đẩy hoạt động thể dục bình thường.

Ngoài ra, trẻ béo phì có nguy cơ cao bị tổn thương khớp gây chân vòng kiềng. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nếu trong gia đình có người bị rối loạn xương.

Nếu tình trạng chân vòng kiềng không được khắc phục, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như bị viêm khớp, gặp khó chịu khi đi lại, cong đầu gối. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng hoặc nghi ngờ con gặp phải tình trạng này, bạn nên đưa con đi khám.

Bác sĩ sẽ làm gì khi bé có chân vòng kiềng?

Để khắc phục chân vòng kiềng, bác sĩ chỉnh hình hay chuyên viên vật lý trị liệu khi khám cho trẻ có thể:

  • Đo khoảng cách giữa 2 lồi cầu trong xương đùi ở tư thế nằm, sau đó cho bé đứng và đi, đồng thời quan sát biến dạng có tăng lên hay không
  • Tìm hiểu về tiền sử gia đình có ai bị chân cong hay không, tiền sử bệnh nhân có bị gãy xương chi dưới hay có mắc bệnh gì không
  • Quan sát biến dạng vòng kiềng có đối xứng hay không (cả hai chân hay chỉ một chân cong): biến dạng vòng kiềng này có tiến triển theo chiều hướng xấu đi hay không
  • Kiểm tra xem trẻ có bị thừa cân béo phì không hay chiều dài 2 chân có bằng nhau hay không
  • Nếu cần thiết, bác sĩ cho trẻ cho chụp X-quang để xác định góc lệch của chân.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về hiện tượng chân vòng kiềng là gì, cũng như các biện pháp khắc phục.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Nguy cơ mắc bệnh xương khớp do chứng bàn chân bẹt ở người lớn
  • Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc
  • Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không? Sự thật sẽ được bật mí!

(16)
Nhiều người lớn tuổi thường khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh nằm võng vì họ đã từng chăm con như vậy và không gặp vấn đề gì mà con lại được ngon ... [xem thêm]

Giải mã bí ẩn ăn hạt hướng dương có bị teo não không

(35)
Teo não là hội chứng mất các tế bào nơron thần kinh. Hội chứng này cũng đồng thời phá hủy mối liên kết giữa các tế bào khiến các hoạt động sống do ... [xem thêm]

Bố mẹ biết gì về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

(46)
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ hay gặp phải hội chứng quấy khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Nếu được trang bị kĩ những kiến thức về nguyên nhân ... [xem thêm]

Thai nhi 41 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(47)
Sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổiThai nhi 41 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này đã lớn bằng một quả mít, dài hơn 50 cm một chút và có thể nặng ... [xem thêm]

Lão hóa da tay: đã có cách điều trị mới!

(25)
Khi chăm sóc da, bạn thường chú ý đến vùng mặt, cổ, ngực… mà đôi khi bỏ qua đôi tay. Tuy nhiên, những dấu hiệu lão hóa lại thường xuất hiện đầu tiên ... [xem thêm]

Ngủ chảy nước miếng là bệnh gì? Làm sao để hết?

(29)
Mỗi khi thức dậy, bạn có thể thấy nước miếng dính ở các vùng gối, tai hay bên má. Ngủ chảy nước miếng (còn gọi là ngủ bị chảy dãi) làm không ít ... [xem thêm]

Triệu chứng của bệnh lậu và cách điều trị

(86)
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. ... [xem thêm]

Việc làm vườn mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

(32)
Làm vườn không chỉ tô điểm cho ngôi nhà của bạn thêm rạng rỡ mà còn có phép màu giúp bạn khỏe mạnh hơn. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN