Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

(3.71) - 62 đánh giá

Gai cột sống là một thuật ngữ y khoa dùng để đề cập đến hiện tượng thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của cột sống khi cơ thể bị lão hóa. Bệnh này gây ảnh hưởng đến các sụn và đĩa đệm ở cổ và lưng dưới. Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm và bệnh gai cột sống.

Hầu hết ở những người trên 60 tuổi đều bị gai cột sống, nhưng nhiều người không có triệu chứng của bệnh nên chỉ có thể phát hiện ra mình bị bệnh này khi chụp X-quang xương sống. Dưới 45 tuổi, nam giới dễ bị gai cột sống hơn phụ nữ. Sau tuổi 45, bệnh gai cột sống lại có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh này tăng dần theo độ tuổi. Cùng tìm hiểu về bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và phương pháp phải điều trị những bệnh này thế nào cho đúng?

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Tùy vào vị trí xuất hiện của gai trên đốt sống mà phân ra thành: Gai cột sống cổ, gai cột sống lưng. Người bệnh gai cột sống nặng không chỉ rất khó chịu vì các cơn đau mà đôi khi còn bị hạn chế vận động. Các gai cột sống cọ vào nhau hay cọ vào các dây thần kinh khiến bạn có thể bị đau vùng thắt lưng, vai, cổ, đau lan xuống cánh tay, chân…

Đôi khi một người bị gai cột sống nhưng không có biểu hiện gì trong suốt nhiều năm nên không cần phải điều trị.

Triệu chứng gai cột sống

Gai cột sống hình thành nơi đầu các đốt sống giao nhau có thể khiến bạn bị đau, dây thần kinh bị chèn ép

Hầu hết bệnh nhân bị gai cột sống thường không có triệu chứng. Bạn có thể không nhận ra mình đang có các gai cột sống cho đến khi bác sĩ xem kết quả chụp X-quang của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gai cột sống có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau, thậm chí là mất khả năng vận động. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí mà các gai xương xuất hiện, bao gồm:

  • Đầu gối: Gai xương đầu gối có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khi đi lại, co duỗi chân…
  • Xương sống: Gai đốt sống có thể chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh khiến bạn bị tê tủy sống, tê rễ dây thần kinh làm gia tăng nguy cơ dẫn đến yếu hoặc tê ở cánh tay hay chân.
  • Hông: Gai xương hông có thể khiến bạn cảm thấy đau khi di chuyển, xoay hông, đôi khi bạn sẽ có cảm giác đau ở đầu gối. Tùy thuộc vào vị trí của gai xương hông mà phạm vi chuyển động khớp hông của bạn có thể bị giới hạn.

Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau cổ, đau lưng, hông, chân hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp hoặc nếu bạn gặp khó khăn khi vận động.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Tổn thương khớp do thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về xương. Khi viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm các đầu xương, cơ thể bạn sẽ cố gắng sửa chữa điều này bằng cách tạo ra các gai xương gần khu vực bị hư hỏng.

Thông thường, gai cột sống hình thành sau khi sụn khớp hoặc dây chằng các đốt sống bị tổn thương do thoái hóa hay chấn thương. Đệm giữa các khớp xương và xương sống của bạn có thể bị mòn theo thời gian làm xương bị tổn thương. Điều này khiến bạn bị gai cột sống. Không chỉ có tình trạng chấn thương, thoái hóa theo thời gian, lao động nặng nhọc, tai nạn mà việc mắc các bệnh như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh gout, béo phì hay yếu tố di truyền (đĩa đệm yếu hơn so với người khác) cũng có thể khiến các khớp xương bị hư tổn.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

  • Viêm khớp cột sống mạn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, bề mặt trơn láng của sụn trở nên thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau, gây đau. Điều này thúc đẩy cơ thể kích hoạt một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên. Thế nhưng, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại là sự hình thành gai xương.
  • Sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% thành phần tạo nên sụn) và biến đổi một số chất khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa dẫn đến gai cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống và phản ứng của cơ thể trong quá trình sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự tích tụ canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống

Hình ảnh chụp X-quang có thể giúp chuyên gia chẩn đoán bệnh tốt hơn

Nếu có các triệu chứng gai cột sống kể trên, bạn nên gặp chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. Chuyên gia cơ xương khớp sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến khớp, trong khi kỹ thuật viên chỉnh hình sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thuộc hệ thống cơ xương. Họ sẽ tiến hành xem xét vùng bị đau, chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ… để có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Các xét nghiệm điện học: Các xét nghiệm này thường được tiến hành nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận của cơ thể như tay, chân. Thông qua đó, chuyên gia có thể phần nào đánh giá chính xác mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống. Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV) sẽ loại trừ nguyên nhân bạn bị chèn thần kinh ngoại vi như hội chứng ống cổ tay.
  • Chụp X-quang: Để xác định tình trạng xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương. Việc này giúp chuyên gia y tế có thể xác định được vị trí của những gai xương và mức độ ảnh hưởng của chúng.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp loại trừ nguyên nhân bạn bị đau cột sống là do các bệnh khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định đĩa sụn có bị tổn thương hay dây thần kinh cột sống có bị chèn ép hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phương pháp chẩn đoán này cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống, mức độ chèn ép dây thần kinh. Nhờ đó, chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị gai cột sống

Nếu gai cột sống khiến bạn bị đau, gây hạn chế vận động, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin IB…)
  • Natri Naproxen (Aleve…)

Lưu ý: Nếu dùng các loại thuốc này với liều lượng lớn hoặc trong một thời gian dài, chúng có thể gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Hầu hết bệnh nhân bị bệnh gai cột sống chèn ép dây thần kinh từ nhẹ đến trung bình đều có thể quản lý các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả bằng các phương pháp như:

  • Thuốc: Dùng các thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau trong khoảng 4 – 6 tuần.
  • Nghỉ ngơi: Lao động nặng nhọc hoặc vận động quá mức có thể khiến tình trạng viêm ở các khớp diễn ra dữ dội hơn. Do đó, bạn hãy nghỉ ngơi để các khớp được thư giãn.
  • Điều trị phục hồi chức năng: Tình trạng đau khớp, đau cột sống có thể giảm bớt sau 1 – 2 tuần tập vật lý trị liệu, tập thể dục, áp dụng liệu pháp chiropractic… Những phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ và lưng, cải thiện tư thế và có thể làm giảm lực tác động lên dây thần kinh. Tuy nhiên, dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh bị đau một cánh tay và chân thì cần được kiểm tra lâm sàng trước để xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này khi bắt đầu bất kỳ hình thức điều trị phục hồi chức năng nào.
  • Thuốc tiêm: Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng đau ở một số bệnh nhân. Kết quả thường chỉ là tạm thời nhưng bác sĩ có thể chỉ định tiêm lặp lại. Việc giảm đau bằng cách sử dụng thuốc tiêm có thể giúp bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh hơn.

Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ gai cột sống.

Cải thiện đau lưng do bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm nhờ sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Bà Võ Thị Liệu (sinh năm 1954, tên thường gọi là bà Liễu, hiện trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) rời Nghệ An vào Bình Dương trông cháu giúp con. Cuối năm 2017, bà bắt đầu bị đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân, đau đến mức bà không thể bế cháu, thậm chí có khi còn không đi đứng được. Con đưa bà đi khám, mua thuốc uống nhưng cải thiện không nhiều. Tưởng liệt, nhưng nhờ có sản phẩm từ thiên nhiên, bà đã có thể đi khom, rồi đi thẳng, bế cháu và phụ giúp việc nhà cho con dâu như chưa từng bị cơn đau nào hành hạ.

Hiện nay, bà Liễu đã có thể bồng cháu, làm việc nhà giúp con mà không sợ đau nhức

Năm 2009, các con trai lần lượt lập gia đình rồi sinh cháu. Bà liền vào Bình Dương trông cháu giúp con. Từ đó tới nay, bà đã trông tất cả 5 đứa cháu nội. Một hôm, khi đang bế cháu, bà cảm thấy lưng đau quá. Cơn đau tăng dần khiến bà không thể chịu được, phải mua thuốc giảm đau để uống. Uống mấy ngày mà tình trạng đau không thuyên giảm bao nhiêu, bà không thể làm được việc gì giúp con.

Thấy vậy, con đưa bà đi khám và được chẩn đoán bị bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và kê toa thuốc cho bà dùng. Uống 5 – 7 ngày thuốc, bà thấy tình trạng đau không thuyên giảm. Thế nên nghe ai mách gì bà cũng dùng thử, uống cả thuốc gia truyền, thuốc Nam, đi bấm huyệt… nhưng chỉ thấy giảm rất nhẹ. Điều này khiến bà Liễu mất lòng tin, không hy vọng sẽ phục hồi.

Thương mẹ bị đau, con trai bà Liễu lên mạng tìm hiểu thông tin về bệnh thì biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương (*) rất phù hợp với người bị bệnh gai cột sống, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm liền khuyên bà dùng thử.

Uống đúng liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm đến ngày thứ 10, bà Liễu thấy giảm đau. Sau 2 tháng uống Cốt Thoái Vương, bà Liễu đã có thể đi lại, trông cháu, làm mọi việc nhà giúp con dâu.

Đến nay, bà đã uống Cốt Thoái Vương hơn 2 tháng. Không còn bị đau lưng, bà ăn ngon ngủ ngon. Sáng nào, trước khi rời khỏi giường, bà cũng tập 3 động tác dưỡng sinh, bước xuống giường thì tập thêm 5 động tác nữa rồi đi bộ 10 vòng. Bà thực hiện đều đặn những động tác này để duy trì cân nặng ổn định ở mức 55 – 56kg nhằm giảm tải cho cột sống. Giờ đây, việc trông cháu đối với bà Liễu không có gì khó khăn.

Không chỉ có bà Liễu mà nhiều người đang gặp các vấn đề về xương khớp, bệnh gai cột sống, thoái hóa đốt sống dùng Cốt Thoái Vương cho hiệu quả tích cực như anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966, ở 221 Ngô Quyền, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) và anh Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1961, trú tại số nhà 15, ngách 112, đường Ỷ La, tổ dân phố Trung Kiên, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội).

Tại sao Cốt Thoái Vương được nhiều người đang gặp vấn đề về xương khớp, cột sống, đĩa đệm chọn?

Cốt Thoái Vương được nhiều người đang gặp vấn đề liên quan tới xương khớp như bệnh gai cột sống, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm chọn vì 6 yếu tố sau:

1. Thành phần từ 100% thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài.
2. Sản phẩm thảo dược nhưng tác dụng nhanh, có thể thấy ngay sau 1 – 2 tuần sử dụng và có thể giúp người dùng không phụ thuộc vào thuốc Tây sau một thời gian uống Cốt Thoái Vương.
3. Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong đó, nổi bật là omega-3 có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống oxy hóa, giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp.
4. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương… giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm cùng các vitamin nhóm B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
5. Tác dụng theo 2 cơ chế: Giảm triệu chứng và đi sâu vào căn nguyên hỗ trợ điều trị các bệnh đau lưng, đau vai gáy, đau chân liên quan tới bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
6. Được nghiên cứu lâm sàng đồng thời được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và đông đảo khách hàng tin dùng.

Nếu có những thắc mắc liên quan tới các bệnh gai cột sống, đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bạn hãy gọi vào tổng đài 1800 6104 (miễn cước cuộc gọi) hoặc số di động 090 220 7112 (Zalo/Viber) để được tư vấn cụ thể.

(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chảy máu chân răng, bạn phải làm sao?

(75)
Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, nướu răng… Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Có bao nhiêu xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu tán huyết?

(22)
Nhiều xét nghiệm khác nhau được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu tán huyết. Các xét nghiệm này có vai trò trong việc giúp xác định chẩn đoán, tìm nguyên ... [xem thêm]

10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng cả ngày dài

(36)
Nếu thường xuyên đối mặt với những áp lực công việc hoặc gia đình, bạn có thể bị mất ngủ vì quá căng thẳng. Liệu có bí quyết ngủ ngon dù căng ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn những điều thú vị về vết bầm thâm tím

(77)
Hầu hết nhiều người chỉ biết vết bầm xuất hiện khi bạn va chạm hay té ngã. Tuy nhiên, còn nhiều điều thú vị xoay quanh vết bầm tím mà bạn có thể sẽ ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận nếu con bạn có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng

(78)
Tìm hiểu chungSuy dinh dưỡng là bệnh gì?Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay

(42)
Mỗi khi thời tiết giao mùa, gia đình bạn sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm do nhiễm khuẩn. Việc xây dựng một chế độ ăn giàu ... [xem thêm]

5 tuyệt chiêu giảm căng thẳng cho mẹ ở cữ sau sinh

(65)
Thời gian 40 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian mà mẹ bầu ở cữ, đây cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi do toàn bộ năng lượng đã tiêu hao ... [xem thêm]

Mẹo chữa chứng ợ nóng không cần uống thuốc

(89)
Bạn có bao giờ trải qua cảm giác nóng rát ở phần dạ dày phía trên? Tình trạng đau đi kèm với cảm giác nóng rát xảy ra sau khi bạn ăn quá nhiều và biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN