Chảy máu chân răng, bạn phải làm sao?

(4.3) - 75 đánh giá

Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, nướu răng… Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu xương khiến răng rụng đi.

Thỉnh thoảng bạn có thể nhận thấy nước súc miệng vừa nhổ ra sau khi đánh răng có màu đỏ của máu. Đôi khi bạn lại thấy một chút máu chảy ra từ lợi, bám quanh chân răng sau khi vừa sử dụng chỉ nha khoa. Tình trạng chảy máu chân rằng này có nghĩa là gì và có nghiêm trọng hay không?

Một số lý do gây chảy máu chân răng khá nghiêm trọng và cũng có những lý do mà bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Bệnh nướu răng là một nguyên nhân nghiêm trọng gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu thêm các lý do khác có thể khiến bạn bị chảy máu để phòng tránh nhé.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Bệnh chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu lợi là triệu chứng có thể thấy của các bệnh có tên gọi khác như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, u lợi… Tuy nhiên, nguyên nhân chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi. Bản chất của chảy máu lợi là do mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi. Vùng khe hở giữa nướu và răng là nơi cư trú hoàn hảo của những loại vi khuẩn gây hại.

Căn bệnh chảy máu chân răng thường xuất phát từ việc bạn đã chăm sóc răng miệng không đúng cách. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và trú ngụ trong mảng bám trên răng.

Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Nếu không chữa trị kịp thời, bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh răng miệng nghiêm trọng, có thể gây tiêu xương và khiến răng bạn lung lay rồi bị rụng đi.

Bạn thường nhận ra mình bị chảy máu lợi một cách bất ngờ, ví dụ như đang cắn một quả táo hay chỉ đơn giản là dùng chỉ nha khoa. Nhiều người cho rằng chảy máu nướu là việc bình thường nên không quan tâm, tuy nhiên dù chảy máu bởi nguyên nhân nào thì bạn cũng cần lưu ý.

Bạn cần nhớ rằng nướu răng khỏe mạnh sẽ không dễ bị chảy máu. Đặc điểm nhận diện nướu khỏe là có màu hồng nhạt và săn chắc. Trong khi đó nướu bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm, rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu kèm theo có mùi khó chịu.

Đa số người bệnh khi tự nhiên chảy máu chân răng sẽ thường nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì bạn cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị vì thiếu vitamin C chỉ là một trong số các nguyên nhân thường gặp.

Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém hay thiếu vitamin C thì các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, khô miệng hoặc do thay đổi nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh… Do vậy, bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt khám bệnh để tìm đúng nguyên nhân gây chảy máu và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Viêm chân răng là gì? Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Có không ít nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng. Điều này có thể phụ thuộc vào một số bệnh lý hoặc chảy máu nướu chỉ vì những thói quen xấu trong khi chăm sóc răng miệng của bạn gây nên.

1. Bệnh viêm nướu

Chảy máu lợi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng. Mảng bám trên răng của bạn tại đường viền nướu không được chải hoặc dùng chỉ nha khoa lấy đi hết, dẫn đến những vi khuẩn tồn đọng có thể lây nhiễm vào nướu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng viêm nướu.

Nướu bạn sẽ bị sưng, đau và đôi khi nướu bị chảy máu trong khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu kéo dài tình trạng này mà không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào thì có nguy cơ lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài rất xấu xí và gây rụng răng.

2. Thuốc làm chảy máu chân răng

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết một nguyên nhân có thể gây chảy máu nướu đó có thể là thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bạn bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong răng.

Bạn cần nói rõ với nha sĩ về tình trạng sử dụng các loại thuốc mỗi khi ghé phòng khám nha khoa để tránh nguy cơ thuốc làm chảy máu chân răng.

3. Thói quen dùng chỉ nha khoa

Đôi khi một sự thay đổi trong thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc chưa dùng chỉ nha khoa đúng cách cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng. Nếu bạn nghỉ một vài ngày không dùng chỉ nha khoa hay bạn tăng tỷ lệ dùng chỉ nha khoa nhiều hơn mỗi tuần thì bạn có thể bị chảy máu. Điều này có thể bỏ qua được nếu chỉ xảy ra một vài lần.

Nếu bạn bị chảy máu chân răng quá thường xuyên khi dùng chỉ hoặc xỉa răng bằng tăm thì bạn nên đến nha sĩ.

4. Bàn chải đánh răng thô cứng

Nhiều người đánh răng bị chảy máu do đổi bàn chải đánh răng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng thì bạn nên cố gắng tìm mua loại bàn chải tốt hơn. Đó là loại bàn chải có đầu lông mềm, cảm nhận khi đánh là rất nhẹ nhàng cho răng. Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến lợi và tự làm chảy máu chân răng.

5. Vệ sinh răng miệng kém

Đôi khi chính việc lơ là chăm sóc răng miệng có thể dẫn đến chảy máu chân răng. Bạn có thể vội vã khi đánh răng và đánh không đủ lâu cũng như bỏ qua việc đánh răng buổi tối.

Ngoài ra, thói quen không dùng chỉ nha khoa có thể khiến bạn khó lấy đi nhiều mảng bám có thể dẫn đến sưng và viêm nướu. Có nghiên cứu cho thấy rằng nướu khỏe mạnh có thể trở thành nướu bị bệnh chỉ sau một ngày mà bạn không lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách.

6. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Một số thành phần trong các loại thực phẩm chế biến mà bạn ăn hàng ngày có thể gây kích ứng nướu và khiến chúng chảy máu. Vì vậy, bạn nên nghĩ đến những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. Chảy máu chân răng phần lớn bắt nguồn từ việc thiếu hụt vitamin C, vitamin K, đây là những loại vitamin cần thiết giúp cho việc đông máu.

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả. Đặc biệt, bạn cần bổ sung thêm canxi, vitamin C và K, và magie để tăng cường sức khỏe răng miệng.

7. Hút thuốc lá quá nhiều

Những người thường xuyên hút thuốc thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Các chất có hại trong thuốc lá cũng làm cho người hút dễ mắc các bệnh về nướu lợi. Do đó, bạn cần xem lại thói quen hút thuốc của mình.

Thói quen hút thuốc lá nhiều không chỉ là nguyên nhân gây vấn đề miệng có mùi khó chịu mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về răng miệng, trong đó có bệnh viêm nha chu, gây mất răng sớm.

8. Căng thẳng gây chảy máu chân răng

Có lẽ nhiều người không biết rằng sự căng thẳng cũng đem lại hệ quả xấu cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn ở trạng thái kích động và lo lắng liên tục, nó có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị bệnh nướu răng. Sự căng thẳng có thể gây viêm trong mạch máu, làm phá vỡ các mô mềm trong miệng của bạn và ngăn chặn quá trình chữa lành.

9. Tình trạng răng mọc bị lệch

Tình trạng răng mọc lệch, không đúng vị trí, khớp cắn sai lệch cũng gây ra tình trạng viêm nướu hoặc làm bệnh ngày càng tiến triển trầm trọng hơn. Điều này được lý giải là vì răng mọc lệch có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn, dễ gây tổn thương và khiến nướu chảy máu.

Những hàm răng khấp khểnh còn là nơi dễ bị tích tụ lại thức ăn, mảng bám làm cho nướu dễ bị viêm và gây ra chảy máu chân răng. Do đó, bạn có thể cần đến các biện pháp chỉnh nha để cải thiện tình hình.

10. Thay đổi nội tiết tố ở nữ

Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường xuất hiện trong các giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ như khi dậy thì, khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi nội tiết tố là vấn đề khá phổ biến khiến bạn bị tăng nguy cơ chảy máu nướu.

Đối với nhiều người, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.

Cách chữa chảy máu chân răng

Cách chữa chảy máu chân răng đôi khi chỉ là bạn cần phải thay đổi một số thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi phát hiện chảy máu chân răng là bạn nên đi khám để tránh bị mất răng do quá chủ quan.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để có hàm răng khỏe, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách. Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ phải đánh răng 2 lần mỗi ngày là đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Khi đánh răng, bạn cần lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật như đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, dùng bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi dẫn đến chảy máu.

2. Bổ sung các chất cần thiết

Bạn nên bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và vitamin K để hạn chế gây chảy máu chân răng. Bạn có thể nhận được vitamin C từ các loại trái cây như cam, bưởi, chanh và vitamin K khi ăn chuối hay củ cải.

Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá cũng đều giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh nữa vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng.

3. Giảm căng thẳng để tránh chảy máu chân răng

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là tình trạng căng thẳng kéo dài. Do đó, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực, tránh bị căng thẳng để không bị chảy máu chân răng cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn có thể phân vân không biết khi chảy máu chân răng uống thuốc gì, tuy nhiên có thể chỉ là do bạn quá căng thẳng mà thôi. Bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp hơn nhé.

4. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Khi bạn từ bỏ hút thuốc lá thì bạn không chỉ phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Bạn nên cố gắng từ bỏ dần bằng cách nghĩ đến việc nhận được những lợi ích gần gũi với cuộc sống thường ngày làm động lực vì thấy ngay hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn, răng của bạn sẽ trắng sáng và chắc khỏe hơn hẳn.

Đặc biệt, khi bỏ thuốc lá thì bạn cũng dễ dàng tránh khỏi tình trạng đang ngồi cạnh ai đó mà răng bỗng nhiên chảy máu đỏ tươi khiến bạn mất điểm trong mắt họ. Đôi khi cách trị chảy máu chân răng chỉ đơn giản là từ bỏ một thói quen xấu!

5. Sử dụng thuốc điều trị

Bạn muốn biết thực sự thì chảy máu chân răng uống thuốc gì để mau khỏi bệnh nhất có thể? Các loại thuốc chữa chảy máu chân răng, viêm chân răng mà các bác sĩ kê toa thường gồm một số loại như: Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazole, Penicillin… Tùy theo tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng sao cho phù hợp.

Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ thường lấy vôi răng và giúp khôi phục lại nướu. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu vẫn không được tiến triển tốt thì bạn sẽ được kê thêm thuốc đặc trị cho bệnh viêm nướu.

Bạn có thể ngăn ngừa viêm nướu bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Bạn cũng cần đi khám răng định kỳ để phát hiện những dấu hiệu không tốt cho răng. Ngoài ra, bạn nên lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng đồng thời giảm thiểu những căng thẳng không đáng có hay các thói quen có hại cho răng để phòng tránh chảy máu chân răng nhé!

Vân Anh | HELLO BACSI

Xem thêm:

Viêm lợi có mủ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Câu trả lời giúp bạn bớt lo lắng

(86)
Bạch cầu tăng là bệnh gì? Bạch cầu tăng có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu!Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị đau đầu không cần dùng thuốc

(60)
Bạn không muốn uống thuốc hoặc không có sẵn thuốc mỗi khi đau đầu? Nếu những viên thuốc Panadol không phải là lựa chọn của bạn, hãy thử học cách bấm ... [xem thêm]

Đau xương cụt do rối loạn hay thoái hóa, bệnh lý mà phụ nữ sau sinh chớ nên bỏ qua

(62)
Đau xương cụt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở phụ nữ do quá trình sinh con cũng như các yếu tố khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn ... [xem thêm]

6 cách tăng chiều cao ở tuổi 15 để con không thua kém bè bạn

(41)
Độ tuổi 15 là tuổi mà trẻ dễ dàng phát triển chiều cao. Nếu bạn biết áp dụng những cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho con mình, trẻ sẽ có thể đạt ... [xem thêm]

Cách trang điểm tự nhiên giúp bạn đáng yêu hơn

(82)
Bạn ngại trang điểm cầu kỳ nhưng vẫn muốn che bớt khuyết điểm và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên mỗi khi hẹn hò? Cách trang điểm tự nhiên sẽ giúp bạn luôn ... [xem thêm]

6 lợi ích của vitamin B3 đối với sức khỏe bà bầu

(10)
Khoảng 60% bà bầu bị thiếu vitamin B3, tình trạng này rất đáng báo động bởi lợi ích của vitamin B3 là giảm nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.Trong thời ... [xem thêm]

Tác hại của việc đeo kính áp tròng quá lâu

(45)
Kính áp tròng có thể giải quyết mối lo cho những người cận thị cũng như nó có nhiều màu sắc mang tính thời trang. Tuy nhiên, đeo kính này quá lâu có thể ... [xem thêm]

Đau bụng khi mang thai tháng đầu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

(84)
Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng ở 4 tuần đầu mang thai có thể gây ra nhiều vấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN