Bạn biết gì về chứng răng mọc lệch?

(3.58) - 29 đánh giá

Răng mọc lệch là trạng thái răng mọc không thẳng hàng. Khi gặi phải tình trạng này, bạn có thể gặp những vấn đề răng miệng nghiêm trọng, chẳng hạn như răng mọc chen chúc, cắn chéo, hô, móm hay hở khớp răng cửa. Hàm răng sẽ không thể hoạt động đúng chức năng nếu chúng không thẳng hàng. Do đó, bạn nên tìm hiểu về cách chữa trị những vấn đề này để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như hệ tiêu hóa của mình.

Thế nào là răng mọc lệch?

Khớp răng là thuật ngữ để chỉ tính thẳng hàng của răng. Răng phải khớp với nhau và không tạo ra sự chen lấn hay khoảng trống nào cũng như không có răng nào bị xoay hay vặn. Hàm răng trên nên chồng lên răng hàm dưới một ít để khớp hai hàm lại với nhau.

Răng mọc lệch có nhiều loại và loại nào cũng gây ra nhiều vấn đề khó chịu. Nếu hàm răng trên không thẳng hàng, bạn sẽ cắn phải môi và má trong. Ngược lại nếu hàm dưới không đều, bạn sẽ cắn vào lưỡi. Răng mọc lệch có thể bao gồm:

  • Hô (theo chiều ngang): răng hàm trên thường chỉa ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây hô, có thể do hàm dưới nhỏ, do bạn dùng núm vú giả từ nhỏ hay mút ngón tay cái. Những thói quen này sẽ làm hàm trên chìa ra ngoài, thậm chí thay đổi hình dạng vòm miệng trên;
  • Răng thưa hoặc chen chúc: nếu có quá ít hoặc quá nhiều lỗ trống ở răng, bạn sẽ có nguy cơ răng thưa hoặc đầy răng. Tình trạng răng đầy có thể làm răng vĩnh viễn bị chèn ép, gây mọc lệch;
  • Đường giữa bị lệch: xảy ra khi đường chính giữa của các răng cửa hàm trên không thẳng hàng với điểm chính giữa của các răng cửa hàm dưới;
  • Hở khớp răng cửa: mặc dù hai hàm khớp nhau nhưng khi các răng cửa trên không chạm các răng cửa dưới sẽ tạo khoảng hở khi cắn 2 hàm lại, điều này có thể xuất hiện ở cả 2 bên miệng;
  • Cắn chìa (hô theo chiều dọc): đối với một người bị hô, răng cửa hàm trên sẽ dài vượt quá răng cửa hàm dưới. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cắn răng cửa hàm dưới vào vòm miệng;
  • Cắn ngược (móm): xảy ra khi răng hàm dưới đưa ra xa so với răng hàm trên hoặc răng hàm trên đưa sâu vào trong;
  • Cắn chéo (cắn má, lưỡi): khi hai hàm khớp lại với nhau thì một số hay tất cả răng hàm trên sẽ khớp vào sai vị trí ở hàm dưới;
  • Xoay: xảy ra khi răng xoay khác vị trí bình thường;
  • Đảo vị: xảy ra khi răng mọc ở vị trí khác so với bình thường.

Nguyên nhân khiến răng mọc lệch

Răng mọc lệch thường mang yếu tố di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Bên cạnh đó, một vài tình trạng hay thói quen có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của hàm, bao gồm: sứt môi và hở hàm ếch, dùng nhiều núm vú giả và bú bình sau 3 tuổi, mút ngón tay cái, những chấn thương gây lệch hàm, khối u ở miệng hay hàm, răng có hình dạng bất thường, răng bị nén bất thường. Ngoài ra chăm sóc răng miệng kém cũng dẫn đến sự lộn xộn ở khớp răng, thân răng hay tắc nghẽn đường thở.

Triệu chứng của răng mọc lệch

Tùy vào từng loại răng mọc lệch mà các triệu chứng có thể khó nhận thấy hoặc có thể biểu hiện rất nghiêm trọng. Các triệu chứng điển hình của răng mọc lệch bao gồm:

  • Sự liên kết giữa hai hàm răng không khớp;
  • Sự thay đổi trong hình dạng khuôn mặt;
  • Thường xuyên cắn phải má trong hoặc lưỡi;
  • Khó khăn khi nhai hay cắn, bao gồm cả sự xuất hiện của tật nói ngọng;
  • Thở bằng miệng thay vì bằng mũi.

Chẩn đoán và phân loại răng mọc lệch

Răng mọc lệch thường được chẩn đoán qua các đợt kiểm tra răng miệng định kỳ. Nha sĩ sẽ kiểm tra và có thể sử dụng X-quang để xác định răng bạn có sắp xếp đúng hay không. Nếu phát hiện răng mọc lệch, bác sĩ sẽ phân loại chúng theo loại lệch và mức độ nghiêm trọng. Có 3 loại răng mọc lệch chính như sau:

  • Răng mọc lệch loại 1: được chẩn đoán khi răng hàm trên mọc chồng lên răng hàm dưới. Ở loại này, bạn vẫn có thể cắn bình thường và sự chồng chéo còn nhẹ. Răng mọc lệch loại 1 là loại răng mọc lệch phổ biến nhất;
  • Răng mọc lệch loại 2: được chẩn đoán khi chứng cắn quá mức xuất hiện. Tình trạng này còn được biết đến là sự thụt hàm (hay lùi hàm) có nghĩa là răng và hàm trên chồng lên răng và hàm dưới một cách rõ ràng;
  • Răng mọc lệch loại 3: được chẩn đoán khi bệnh nhân bị móm nặng. Tình trạng này có nghĩa là hàm dưới nhô ra, khiến răng dưới chồng lên răng và hàm trên.

Điều trị răng mọc lệch như thế nào?

Hầu hết những người bị răng mọc lệch nhẹ sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đến nha sĩ chỉnh hình nếu như tình trạng nặng hơn. Tùy vào loại răng mọc lệch, nha sĩ có thể đề xuất nhiều phương pháp điều trị bao gồm: niềng răng để sửa lại vị trí răng, nhổ răng để giảm bớt răng, định hình lại, nối lại hay bọc răng, phẫu thuật để định hình lại hoặc làm ngắn hàm, dùng khung và tấm lợi để cố định xương hàm.

Các phương pháp điều trị cho chứng rối loạn có thể gây ra nhiều biến chứng bao gồm:

  • Sâu răng;
  • Đau nhức hay khó chịu;
  • Kích ứng miệng do việc sử dụng các dụng cụ như niềng răng;
  • Khó khăn trong việc nhai hay nói trong suốt thời gian điều trị.

Làm cách nào để ngăn ngừa răng mọc lệch?

Ngăn ngừa răng mọc lệch có thể sẽ khó khăn vì đa số các trường hợp mọc lệch đều do di truyền. Tuy nhiên, cha mẹ có con nhỏ có thể giới hạn việc cho con ngậm núm vú giả hay bú bình để giúp giảm thiểu những thay đổi trong sự phát triển hàm. Phát hiện sớm răng mọc lệch sẽ giúp giảm thời gian và độ nghiêm trọng của quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị chứng răng mọc lệch ở trẻ em và người lớn điển hình mang lại kết quả trong việc sửa lại các vấn đề răng miệng. Điều trị sớm khi còn nhỏ sẽ giảm thời gian điều trị và giảm bớt chi phí. Người lớn cũng có thể có kết quả tốt, tuy nhiên việc điều trị ở người lớn có thể sẽ kéo dài hơn và tốn kém hơn. Bạn càng điều trị sớm chứng răng mọc lệch, kết quả mang lại sẽ càng cao đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sữa đậu đỏ: Món uống bổ dưỡng bạn không thể bỏ qua

(76)
Sữa đậu đỏ có vị ngọt tự nhiên mà lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bạn không ngờ tới. Bạn có thể tìm hiểu cách tự làm loại sữa này ở nhà ... [xem thêm]

8 cách chữa đau họng bằng phương pháp tự nhiên

(48)
Đau họng là triệu chứng liên quan đến việc cổ họng bị đau, ngứa hoặc kích thích. Cơn đau họng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn cố nuốt thức ăn ... [xem thêm]

Phẫu thuật nâng mông: Những điều bạn nên biết

(80)
Phẫu thuật nâng mông giúp nâng và làm săn chắc da mông. Bác sĩ sẽ loại bỏ da thừa và định vị lại các mô xung quanh để tạo ra cặp mông săn chắc, trẻ ... [xem thêm]

10 hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng ở trẻ

(14)
Tiêm chủng ở trẻ là việc vô cùng quan trọng, nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa dành đủ sự quan tâm cho nó vì những sai lầm phổ biến sau.Mục đích của việc ... [xem thêm]

Dầu cá giúp trị bệnh tim mạch: Đúng hay sai?

(27)
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, a-xít béo omega-3 có trong các loại dầu cá, bao gồm cá hồi, cá ngừ và cá mòi không mang lại nhiều lợi ích cho ... [xem thêm]

Ăn gì để sinh con gái theo như ý muốn?

(32)
Ăn gì để sinh con gái là câu hỏi mà không ít các cặp vợ chồng băn khoăn khi có mong muốn chào đón một cô công chúa nhỏ đến với gia đình. Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con mê game và internet?

(62)
Thiếu niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thứ làm cho chúng bị xao lãng và quên đi những mục tiêu quan trọng cho tương lai. Trong thế giới truyền thông ... [xem thêm]

3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

(22)
Bạn phiền muộn vì buồn tiểu thường xuyên? Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN