Bạn nên làm gì khi bị đau răng khôn?

(3.58) - 39 đánh giá

Để tránh những biến chứng cũng như tình trạng khó chịu khi bị đau răng khôn, hãy thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Thông thường răng khôn sẽ mọc khi bạn ở độ tuổi từ 17–21. Trong quá trình mọc, răng khôn sẽ đâm xuyên qua nướu để xuất hiện bên trong miệng bạn. Điều này có thể khiến mang lại cảm giác đau đớn cho bạn trong cả quá trình mọc răng.

Bên cạnh đó, do những chiếc răng khác đã phát triển toàn diện, cộng với việc xương hàm của bạn đã thay đổi rất nhiều so với tổ tiên, những chiếc răng khôn thường không có đủ không gian để mọc. Sự thiếu hụt không gian này dẫn đến việc răng khôn có thể mọc từ nhiều góc cạnh khác nhau, dễ gây đau đớn và ảnh hưởng đến các loại răng khác hoặc bị mắc kẹt và không thể mọc một cách đầy đủ và hoàn thiện.

Khi điều này xảy ra, răng khôn có khả năng va chạm cao với những chiếc răng khác. Trong tình trạng này, nướu bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân là do phần nướu bị hở ra để răng khôn mọc nhưng răng khôn lại không thể hoàn tất quá trình mọc. Thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt trong những kẽ hở này và dẫn đến một số chứng bệnh chẳng hạn như bệnh về nướu, nhiễm trùng, bệnh áp xe răng và u nang.

Đọc thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Những chiếc răng khôn chưa hoàn tất quá trình mọc có thể mang lại cảm giác đau đớn cũng như khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn. Không những thế, việc nhổ bỏ răng khôn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng trên. Sau đây là một số cách giảm đau khi mọc răng khôn mà bạn có thể làm ngay tại nhà.

1. Dùng gel gây tê

Gel gây tê miệng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn ở nướu. Các loại gel này được bày bán ở nhiều cửa hàng thuốc tư nhân và bạn có thể mua mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ. Các loại gel này chứa một loại thành phần hoạt tính có tên benzocaine, từ đó giúp gây tê khu vực bạn sử dụng thuốc.

Hầu hết mọi loại gel sử dụng cho miệng đều có thể được thoa trực tiếp lên vùng nướu bị ảnh hưởng bởi răng khôn xuyên suốt trong ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có in trên bao bìa của sản phẩm trước khi sử dụng nhé. Bên cạnh đó cũng nên xem xét nếu như bạn có dị ứng với các thành phần hay không để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của mình.

2. Uống thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen là một loại thuốc giảm đau bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này theo liều lượng hợp lý được in trên bao bì sản phẩm, Ibuprofen có thể giúp xóa bỏ cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, Ibuprofen còn có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của răng khôn. Ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) khác có thể giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện điều trị.

3. Chườm đá lạnh

Chườm một túi nước đá lên chỗ đau có thể giúp bạn giảm thiểu viêm nhiễm, từ đó giúp giảm đau. Sử dụng túi chườm đá cũng có thể giúp gây tê.

Bạn có thể sử dụng túi chườm đá bọc khăn và chườm lên phần da bên ngoài vị trí bị đau trong vòng 15 phút. Bạn có thể liên tục chườm túi đá cho đến khi cơn đau giảm dần, tuy nhiên bạn nên nhớ sau 15 phút chườm đá bạn nên tạm ngưng 15 phút trước khi tiếp tục chườm.

4. Súc miệng nước muối

Nước muối có tính chất khử trùng tự nhiên. Theo như một nghiên cứu thực hiện năm 2010 cho biết rằng việc súc miệng bằng nước muối có khả năng giúp giảm thiểu vi khuẩn. Đôi khi, cơn đau xung quanh nướu của răng khôn hình thành do sự tích tự vi khuẩn ở khu vực này.

Vì thế, súc miệng nước muối giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, giảm nhiễm trùng và xua tan sự khó chịu. Để làm nước muối, bạn có thể pha một vài muỗng muối vào một ly nước đun sôi. Sau khi nước đã nguội bớt, bạn có thể sử dụng nước này để súc miệng. Sau khi súc miệng xong, bạn nhổ ra nhé.

5. Nhai hành tây

Một nghiên cứu cho biết rằng trong hành tây có chứa chất kháng viêm cũng như các thành phần kháng khuẩn. Việc này có nghĩa rằng khi bạn tiêu thụ hành tây bạn sẽ nhận được một số lợi ích trong việc giảm sưng cũng như chống nhiễm khuẩn.

Bạn có thể sử dụng hành tây để giúp giảm đau tại nhà bằng cách:

  • Cắt hành thành từng miếng nhỏ
  • Nhai hành tây ở bên răng khôn đang bị đau
  • Tiếp tục nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt, sau đó nhả bỏ xác hành

Các bước trên giúp các dung dịch có chứa trong hành có thể thấm vào nướu giúp giảm viêm nhiễm cũng như diệt khuẩn.

6. Đặt túi trà vào chỗ đau

Theo nghiên cứu, chất tanin chứa trong các túi trà có tính kháng khuẩn cũng như kháng viêm. Điều này có nghĩa rằng sử dụng túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.

Để sử dụng túi trà, sau khi pha trà, bạn nên đặt tách trà của mình vào tủ lạnh cùng với túi trà. Sau khi trà đã lạnh, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.

Khi mọc răng khôn, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc tổn hại đến nướu của bạn. Những điều bạn có thể làm bao gồm:

• Giữ vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng để giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng.

• Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp rửa trôi thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn ra khỏi răng và nướu.

• Hạn chế thức ăn nhiều đường: Thức ăn chứa nhiều đường có thể mắc kẹt trong nướu của bạn trong quá trình răng khôn mọc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Có thể bạn quan tâm: 16 thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng khôn

Đau răng khôn có thể đem lại nhiều bất lợi cũng như ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bạn có thể áp dụng những phương pháp trên để giúp kiềm hãm cơn đau cũng như ngăn chặn nhiễm trùng, viêm nhiễm phát triển. Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ là phương pháp tức thời, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra, đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng cấp độ 1

(97)
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất nhưng vẫn có thể khiến bé yêu gặp nhiều khó chịu, dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn hoặc sút cân.Bệnh ... [xem thêm]

7 sự thật đáng sợ mà bạn nên biết nếu là một “cú đêm”

(67)
Bạn thích online khuya để chat với bạn bè, lướt web, xem phim… Bạn cũng tham công tiếc việc nên mãi hơn 12 giờ mới ngủ? Dường như bạn cảm thấy mình thoải ... [xem thêm]

Chăm sóc gan với các loại rau củ cực tốt giúp thanh lọc cơ thể

(89)
Gan là bộ phận giúp thanh lọc và thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn cần cung cấp cho mình những loại thực phẩm tốt cho gan được chia sẻ trong ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai

(60)
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được người dân trong cả nước tin tưởng và đánh giá cao. Vì vậy, mỗi ngày số ... [xem thêm]

Giới thiệu chung về bảo hiểm phi nhân thọ

(98)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

Mẹo vặt giúp làm mờ sẹo hiệu quả tại nhà

(31)
Nếu biết cách làm mờ sẹo tại nhà, bạn sẽ xua tan nỗi lo về những vết sẹo cứng đầu để lấy lại sự tự tin cùng vẻ đẹp của làn da. Nếu những vết ... [xem thêm]

5 siêu thực phẩm có lợi cho tim

(14)
Đưa năm loại thực phẩm có lợi cho tim sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để có được hương vị tuyệt hảo và sức khỏe ngày một dồi dào.Không gì ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cục máu đông

(44)
Bạn đã bao giờ bị đứt tay chưa? Vết thương sẽ chảy máu rồi sau đó đông lại thành các cục máu đông giúp cầm máu. Khi vết thương đã lành, chúng sẽ vỡ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN