Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng cấp độ 1

(4.31) - 97 đánh giá

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất nhưng vẫn có thể khiến bé yêu gặp nhiều khó chịu, dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn hoặc sút cân.

Bệnh tay, chân miệng là một dạng bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus từ chi Enterovirus gây ra. Những virus này có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay chưa rửa, bề mặt bị nhiễm khuẩn hoặc khi bé tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu về các cấp độ của bệnh tay chân miệng hoặc cụ thể hơn là bệnh tay chân miệng cấp độ 1.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có mấy cấp độ?

Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng, mời bạn cùng tìm hiểu các cấp độ của căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ này:

– Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Đây là cấp độ đầu tiên của quá trình mắc bệnh. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện những nốt bọng nước ở miệng, tay chân, mông. Các nốt bọng nước này có thể vỗ ra hình thành nên các vết loét gây đau đớn.

– Bệnh tay chân miệng cấp độ 2: Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 sẽ được phân làm 2 loại gồm: cấp độ 2a và cấp độ 2b, chi tiết cụ thể của chúng như sau:

Tay chân miệng cấp độ 2a: Khi bước vào giai đoạn 2a, trẻ nhỏ có triệu chứng giật mình nhưng tần suất các cơn giật mình không quá 2 lần trong mỗi 30 phút cũng như không dễ được ghi nhận lúc bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, bé còn có thể quấy khóc, sốt trên 2 ngày, sốt trên 39°C kèm theo tình trạng lừ đừ, nôn, khó ngủ.

Tay chân miệng cấp độ 2b: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cấp độ 2b có đôi chút phức tạp vì sẽ cần phân ra thành 2 nhóm nhỏ khác:

  • Nhóm 1: Triệu chứng của nhóm 1 gồm: bé từng giật mình từ 2 lần trở lên trong mỗi 30 phút, bác sĩ ghi nhận tình trạng giật mình, trẻ tỏ ra mơ màng, mạch đập nhanh và không thể hạ sốt.
  • Nhóm 2: Triệu chứng của nhóm 2 gồm: run chân tay, đi hoặc ngồi không vững, lác mắt, nhãn cầu rung giật, tứ chi yếu hoặc thậm chí liệt, giọng nói thay đổi và sặc mỗi khi nuốt.

– Bệnh tay chân miệng cấp độ 3: Khi bệnh tiến đến cấp độ 3, trẻ bị tay chân miệng sẽ có những dấu hiệu gồm: ra nhiều mồ hôi, bé bị lạnh toàn thân hoặc nhiệt độ các khu vực má, tay chân thấp hơn những nơi khác, mạch đập nhanh trên 170 lần mỗi phút, thở dốc, huyết áp tăng.

– Bệnh tay chân miệng cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất với những tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tím tái toàn thân, sốc, khó thở, ngưng thở, chỉ số huyết áp bất thường.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 hoặc cao hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh như viêm màng não. Chúng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu đáng chú ý như trên, bạn hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có cần đi viện?

Đối với bệnh tay chân miệng cấp độ 1, bố mẹ có thể tự chăm sóc bé ở nhà mà không cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để giúp con yêu mau chóng lành bệnh. Cuối cùng, cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để kịp thời điều trị nhằm tránh trường hợp xấu xảy đến.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nhiễm trùng từ bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ biến mất mà không cần điều trị trong khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp điều trị nhất định để giúp giảm bớt các triệu chứng cho đến khi bệnh hoàn toàn biến mất:

  • Kê toa thuốc uống và thuốc bôi để làm dịu mụn nước và phát ban
  • Kê toa thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, để giảm đau đầu
  • Kê toa thuốc dưới dạng xi rô hoặc lozengesto cho bé dùng để giảm đau họng.

Thực tế là một số phương pháp hỗ trợ tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhằm giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho bé:

  • Cho bé nhấm nháp một chút kem mềm, không quá lạnh
  • Uống nhiều nước
  • Tránh cho bé ăn thức ăn cay, nóng hoặc mặn
  • Tránh trái cây họ cam quýt nhằm hạn chế nguy cơ kích ứng mụn nước
  • Hạn chế ăn trứng, thực phẩm giàu đạm để tránh làm tăng thân nhiệt.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Khi mắc bệnh, cơ thể chúng ta có khả năng tự tạo ra những kháng thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng nếu bệnh tình của con không thuyên giảm sau 10 ngày và bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra chuyên sâu.

Phương Uyên/HELLOBACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua

(59)
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ ... [xem thêm]

Giảm cân bằng ăn chay làm sao cho hiệu quả?

(73)
Giảm cân bằng cách ăn chay không chỉ giúp vóc dáng thon gọn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn. Khi giảm cân bằng ăn chay, bạn cần phải lưu ý điều gì?Ngày nay ... [xem thêm]

Wonder weeks: Tuần lễ bé bỗng dưng khó ở

(10)
Các nhà nghiên cứu người Hà Lan đã đưa ra thuật ngữ wonder weeks để mô tả quá trình trẻ sơ sinh phát triển trí tuệ trong 20 tháng đầu đời.Wonder weeks còn ... [xem thêm]

Những thực phẩm nhất định bạn không nên bỏ qua khi bị viêm dạ dày

(44)
Bệnh viêm dạ dày khiến bạn khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, ăn đúng thực phẩm cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hẳn bất kỳ vấn đề ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chứng co giật do động kinh

(51)
Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bệnh có thể ảnh ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

(15)
Thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bạn đã biết nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa cho bé yêu chưa?Sắt là vi ... [xem thêm]

7 mẹo nhỏ giúp con yêu xóa đi nỗi sợ nha sĩ

(28)
Mỗi lần dẫn con đi khám răng, con cứ đòi về hay không chịu hợp tác với nha sĩ? Đây là nỗi sợ nha sĩ phổ biến ở trẻ. Bạn có thể vượt qua điều này ... [xem thêm]

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh uống nước?

(61)
Các chuyên gia tin rằng khoảng thời gian tốt nhất cho bé uống nước là sau khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn đừng lo rằng bé sẽ bị thiếu nước khi thời tiết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN