Bạn đã biết cách rút ngắn kỳ kinh nguyệt của mình chưa?

(4.03) - 46 đánh giá

Có nhiều cách để rút ngắn kỳ kinh như dùng thuốc, quan hệ tình dục, dùng vitamin C… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này nhé.

Bạn phải làm thế nào khi chu kỳ “đèn đỏ” của mình lại trúng vào một dịp đặc biệt, kỳ nghỉ hay chuyến đi biển nào đó? Hủy kế hoạch ư? Không nhất thiết phải làm thế, vì bạn vẫn có cách để khiến chu kỳ kinh nguyệt kết thúc sớm hơn. Nếu bạn cảm thấy tò mò về điều này, hãy để Hello Bacsi bật mí cho bạn nhé!

Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mặc dù có một số phương pháp có thể áp dụng hàng tháng mà không gây vấn đề gì, nhưng cũng có một số phương pháp bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước và dùng với mức độ vừa phải.

1. Dùng thuốc tránh thai

Uống thuốc hoặc tiêm thuốc tránh thai đều có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có tác dụng giúp giảm đau bụng và rút ngắn số ngày “đèn đỏ” mỗi tháng. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai thì sẽ mất vài tháng chu kỳ kinh nguyệt của bạn mới rút ngắn trông thấy.

Một số loại thuốc ngừa thai có thể giúp bạn giảm số lần xuất hiện kinh nguyệt trong năm. Ví dụ như nếu được tiêm thuốc depo-provera, bạn có thể sẽ ngưng hành kinh sau năm đầu tiên tiêm thuốc. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc nào phù hợp nhất với bạn nhé.

2. Quan hệ tình dục

Đạt cực khoái dù bằng quan hệ tình dục hay tự sướng cũng là các giúp bạn bớt đau bụng và giảm hành kinh. Lý do là vì khoái cảm có thể tạo ra những cơn co bóp từ tử cung, giúp máu thoát ra từ tử cung nhanh hơn.

3. Tập thể dục thường xuyên

Duy trì một thói quen tập thể dục không chỉ khiến sức khỏe của bạn tốt hơn, mà còn giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Tập thể dục cũng có thể làm giảm số ngày hành kinh, giảm tích nước và từ đó giúp giảm vòng bụng và bớt đau bụng kinh.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất cho bản thân vì tập thể dục quá mức có thể làm giảm quá nhiều chất béo trong cơ thể, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) xuống mức không lành mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến các hormone và khiến bạn tắt kinh, tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bạn.

4. Dùng thuốc không kê toa

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) bao gồm aspirin, naproxen và ibuprofen có thể hữu ích trong việc làm giảm đau bụng kinh và lượng dịch thoát ra trong mỗi kỳ kinh. Các loại thuốc này có tác dụng giảm sự sản xuất quá mức hormone prostaglandin (prostaglandin là hormone thúc đẩy tử cung co bóp).

5. Dùng tampon

Tampon có tác dụng ngăn chặn kinh nguyệt chảy bên trong nhờ đó có thể rút ngắn số ngày hành kinh. Ngoài ra, băng vệ sinh tampon có khả năng thấm hút kinh nguyệt rất tốt.

6. Nạp thêm vitamin C

Một lượng lớn vitamin C có thể giúp bạn giảm nồng độ hormone progesterone. Điều này có thể giúp phá vỡ các màng trong tử cung nhanh hơn, qua đó rút ngắn thời kỳ hành kinh của bạn. Tuy nhiên, bạn nên chỉ dùng với lượng vừa đủ mà bác sĩ khuyến cáo vì lạm dụng vitamin C có thể gây ra các phản ứng phụ, bao gồm đau bụng, tiêu chảy và mất ngủ.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường kéo dài hơn một tuần, siêu nặng hoặc gây chuột rút, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng này để tìm ra giải pháp tốt nhất nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dị ứng thuốc như thế nào?

(77)
Bạn nên báo cáo bất kỳ phản ứng thuốc bất thường với bác sĩ. Họ sẽ muốn xác định nguyên nhân của các triệu chứng để chẩn đoán dị ứng thuốc.Theo ... [xem thêm]

10 điều bạn cần biết về bệnh ho gà

(52)
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng ... [xem thêm]

7 bài tập giúp giảm đau nhức khớp tay

(44)
Đau nhức khớp tay được xem là trở ngại lớn đối với hầu hết người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, thực hiện các động tác đơn giản tại nhà cũng giúp ... [xem thêm]

Bạn có biết ung thư phổi di căn lên não như thế nào?

(47)
Ung thư phổi di căn lên não chiếm khoảng 40% các trường hợp di căn của tế bào ung thư phổi. Đối với ung thư phổi, di căn được xem là giai đoạn 4 của ... [xem thêm]

Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

(55)
Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể ... [xem thêm]

Bí quyết lựa chọn mặt nạ dưỡng da phù hợp

(96)
Mặt nạ dưỡng da là một loại mỹ phẩm chăm sóc da vô cùng quen thuộc và không thể thiếu với phái đẹp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ... [xem thêm]

10 điều kiêng cữ sau sinh mà bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe

(85)
Xem ngay: Phân của bé đang mách bạn gì? Bạn mất khoảng 9 tháng mang thai và có lẽ sẽ cần bằng đó thời gian để cơ thể hồi phục lại sau sinh. Dù sinh ... [xem thêm]

Sự thay đổi cơ thể của các bạn nữ ở tuổi dậy thì

(84)
Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì là khoảng thời gian khi cơ thể của bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Tuổi dậy thì bắt đầu khi nào? Thông ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN