Bạn biết gì về phẫu thuật biến dạng ngón chân cái?

(4.35) - 29 đánh giá

Ngón chân của bạn có dấu hiệu đau nhức, biến dạng và thậm chí có máu tụ dưới móng? Bạn có thể đang bị gãy xương ngón chân. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên vấn đề này, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Gãy ngón chân là gì?

Gãy ngón chân là một chấn thương khá phổ biến, xảy ra khi bạn vô tình làm rơi một vật nặng xuống bàn chân hoặc vấp ngón chân mạnh vào một bề mặt cứng như tường, chân bàn…

Thông thường, một ngón chân bị gãy có thể lành lại nhờ cố định với ngón chân bên cạnh. Tuy nhiên, nếu gãy xương nghiêm trọng, đặc biệt khi gãy xương ở ngón chân cái, bạn cần phải bó bột hoặc cần phẫu thuật để can thiệp định hình lại cấu trúc xương.

Gãy xương ngón chân bao lâu lành?

Hầu hết trường hợp gãy ngón chân đều lành lại trong vòng 4–6 tuần. Đôi khi vị trí gãy xương có thể bị nhiễm trùng hoặc làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp (viêm xương khớp) ở đó sau này.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy ngón chân

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy xương ngón chân bao gồm:

  • Đau đớn
  • Sưng tấy
  • Thay đổi màu sắc vùng da bị thương

Cảm giác đau nhói ở ngón chân là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xương có thể đã bị gãy. Bạn cũng có thể nghe được tiếng xương gãy ngay tại thời điểm chấn thương xảy ra. Sau đó, hiện tượng sưng tấy, đỏ nóng da sẽ xuất hiện.

Khi gãy xương, vùng da gần vị trí bị thương có thể bầm tím hoặc thay đổi màu sắc. Bạn cũng gặp khó khăn khi đi, đứng hoặc đặt một vật gì đó lên trên bàn chân. Xương gãy cũng có khi gây trật khớp ngón chân, khiến chúng không còn nằm ở vị trí như bình thường.

Nguyên nha

Nguyên nhân gãy ngón chân là gì?

Chấn thương này thường xảy ra khi bạn làm rơi một vật nặng xuống chân hoặc vấp ngón chân vào một bề mặt cứng. Do đó, đi chân đất (chân trần) là một yếu tố rủi ro lớn, đặc biệt khi di chuyển trong bóng tối hoặc ở nơi không quen thuộc.

Nếu bạn phải vận chuyển những đồ vật nặng mà không mang giày bảo vệ chân, chẳng hạn như một đôi ủng dày, nguy cơ bị chấn thương gây gãy xương sẽ cao hơn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy ngón chân?

Khi kiểm tra bàn chân, bác sĩ sẽ quan sát khu vực có dấu hiệu đau khi ấn vào ở ngón chân bạn. Vùng da xung quanh vết thương cũng được kiểm tra xem có còn nguyên vẹn hay không, đảm bảo lưu lượng máu cung cấp đến ngón chân và tín hiệu thần kinh không bị ảnh hưởng.

Nếu cảm thấy có khả năng cao là ngón chân đã bị gãy, bạn sẽ được chỉ định đi chụp X-quang bàn chân từ nhiều góc độ khác nhau.

Gãy ngón chân phải làm sao?

1. Sử dụng thuốc

Cơn đau khi xảy ra chấn thương có thể kiểm soát nhờ một số thuốc giảm đau phổ biến như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol. Nếu cơn đau do gãy xương khiến bạn không chịu nổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn.

2. Nắn xương

Nếu các mảnh xương bị trật đi khỏi vị trí đúng, bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại về đúng vị trí. Việc này có thể được thực hiện mà không cần phải rạch mở da. Ngón chân của bạn sẽ được làm tê bằng nước đá hoặc thuốc gây tê.

3. Cố định bất động

Để xương lành lại, ngón chân phải được cố định để các tế bào xương phát triển liền lại với nhau.

  • Cố định ngón chân bị gãy với ngón bên cạnh. Nếu gãy xương nhẹ ở một ngón chân bất kỳ, bác sĩ có thể băng và cố định ngón chân đó vào ngón chân bên cạnh. Các ngón chân không bị thương có vai trò như thanh nẹp để giữ ngón chân bị gãy ở nguyên một vị trí. Bác sĩ sẽ đặt một ít gạc hoặc vải ở giữa các ngón chân trước khi băng cố định lại để tránh gây kích ứng da.
  • Mang một đế giày cứng. Bác sĩ có thể cho bạn mang một đôi giày có đế cứng và phần trên có cái dây vải buộc các ngón chân lại.
  • Bó bột. Trường hợp gãy xương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải bó bột ngón chân bạn.

4. Phẫu thuật

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và sử dụng ghim, tấm nẹp hay ốc vít để cố định vị trí của xương cho đến khi lành lại.

5. Các biện pháp tại nhà

Chườm lạnh và nâng cao chân bị chấn thương có thể giúp giảm bớt sưng và đau. Nếu sử dụng nước đá để chườm, hãy quấn vào trong một lớp khăn và không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da chấn thương. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút, sau đó nghỉ ít nhất 20 phút trước khi chườm tiếp lần sau.

Biến chứng

Gãy ngón chân có thể dẫn đến những biến chứng nào?

Các biến chứng bạn có thể gặp phải là:

Phòng ngừa

Bạn có thể phòng ngừa gãy ngón chân như thế nào?

Chấn thương và tai nạn có thể xảy ra bất ngờ, không thể phòng tránh hoàn toàn. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gãy xương ở ngón chân nhờ một số cách như:

Chăm sóc chấn thương đúng cách cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy xương ngón chân có vẻ như bị gãy, sưng và đau kéo dài.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Nhận biết triệu chứng sớm của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

(92)
Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. May mắn thay, những tiến bộ về mặt y học đã giúp giảm tải số lượng người ... [xem thêm]

Đừng chủ quan khi bạn bị viêm họng cấp!

(74)
Bệnh viêm họng cấp là vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến, có thể xảy ra quanh năm. Tình trạng này có thể mau chóng biến mất trong thời gian ngắn nhưng ... [xem thêm]

Bị ù tai có nguy hiểm không? Mách bạn cách chữa ù tai hiệu quả

(40)
Ù tai là cảm giác nghe thấy âm thanh phát ra từ trong tai. Những âm thanh ấy trở nên rõ hơn khi người bị ù tai ở trong không gian yên tĩnh hoặc về ban đêm. Ù ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách luộc gà ngon nhất

(19)
Gà luộc là món ăn không chỉ thân thuộc mà còn vô cùng dinh dưỡng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách luộc gà ngon nhất để vừa đẹp mắt vừa có hàm ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh hắc lào: Biểu hiện dễ nhận biết nhất

(47)
Hắc lào là dạng bệnh da liễu phổ biến, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm. Bệnh do nấm tinea gây ra tình trạng ban đỏ hình tròn, ngứa ngáy và có vảy ở ... [xem thêm]

13 tác dụng của sữa ong chúa bạn không nên bỏ lỡ

(77)
Bạn đã từng nghe nói về tác dụng của sữa ong chúa với da mặt giúp cải thiện sạm nám hay vết thâm do sẹo mụn? Sữa ong chúa chẳng những có công dụng giúp ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng thai chậm phát triển?

(79)
Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, do đó thai sẽ nhỏ hơn so với bình thường. ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh nhiễm trùng máu

(57)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng toàn thân và có khả năng gây tử vong cao. Bệnh dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN