Nhận biết triệu chứng sớm của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

(4.1) - 92 đánh giá

Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. May mắn thay, những tiến bộ về mặt y học đã giúp giảm tải số lượng người chết do bệnh này xuống mức thấp. Để đảm bảo việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần nhận biết được những triệu chứng sớm của bệnh và tìm hướng điều trị thích hợp.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Đây là bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch. Khi mắc bnh lupus, hệ miễn dịch sẽ bị rối loạn và quay lại tấn công các tế bào khỏe mạnh, gây tổn thương mô và các cơ quan.

Bệnh thường gây sưng (viêm) và một loạt triệu chứng khác trên người bệnh. Tùy vào mỗi bệnh nhân lupus ban đỏ, bệnh sẽ ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau. Một số người chỉ có vài triệu chứng nhẹ nhưng cũng có người gặp phải nhiều triệu chứng nặng hơn. Các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ thường bắt đầu trong độ tuổi 16-30.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lupus ban đỏ là gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các triệu chứng sớm của bệnh lupus ban đỏ

Các dấu hiệu ban đầu của lupus ban đỏ hệ thống tương tự như nhiều bệnh khác, nên người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Chúng bao gồm:

Mệt mỏi

Khoảng 90% người bệnh lupus đều trải qua cảm giác mệt mỏi. Giấc ngủ ngắn vào buổi chiều là một mẹo nhỏ giúp người bệnh giảm bớt mệt mỏi, nhưng nên chú ý đừng ngủ quá nhiều vào ban ngày d dẫn đến chứng mất ngủ vào ban đêm.

Mệt mỏi gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống và công việc của người bệnh. Song nếu cố gắng duy trì hoạt động và tuân thủ các thói quen hàng ngày, bạn sẽ đẩy được mức năng lượng của bản thân tăng lên.

Sốt không có nguyên nhân

Một trong những triệu chứng điển hình ban đầu của bệnh lupus ban đỏ hệ thống là sốt nhẹ mà không có lý do rõ ràng. Nhiệt độ cơ thể lúc này dao động từ 37-38oC.

Sốt nhẹ là triệu chứng của viêm, nhiễm trùng và là tín hiệu báo trước về một đợt bùng phát bệnh sắp xảy ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

Rụng tóc

Một triệu chứng điển hình khác của bệnh là rụng tóc. Đây là kết quả của viêm ảnh hưởng đến da đầu người bệnh. Ở một số bệnh nhân, ngoài tóc thì râu, lông mày, lông mi và các lông khác trên cơ thể cũng rụng từ từ. Tóc của bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất dễ gãy và trông rất xơ.

Điều trị lupus sẽ giúp các nang tóc trở lại bình thường và tăng trưởng tóc mới. Tuy nhiên, tóc mới sẽ vĩnh viễn không mọc lại tại các khu vực da đầu tổn thương do viêm quá nặng.

Phát ban trên da

Một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của lupus ban đỏ hệ thống là phát ban hình con bướm xuất hiện trên sống mũi và hai má. Khoảng 50% bệnh nhân lupus bị như vậy. Phát ban thường xảy ra đột ngột hoặc xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đôi khi chúng xuất hiện ngay trước khi bnh bùng phát như một tín hiệu báo trước.

Gặp vấn đề về phổi

Viêm phổi là triệu chứng thỉnh thoảng xuất hiện ở giai đoạn sớm bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Viêm phổi gây sưng kéo đến các mạch máu phổi, thậm chí ảnh hưởng lên cả cơ hoành người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói ở ngực khi cố gắng hít vào.

Theo thời gian, những ảnh hưởng này sẽ làm thu nhỏ kích thước của phổi, gây đau ngực liên tục và khó thở.

Viêm thận

Viêm thận lupus là tình trạng xảy ra khi thận của bạn bị viêm. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở những người bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Viêm làm cho thận khó lọc chất độc và chất thải từ máu hơn. Chúng thường bắt đầu trong vòng 5 năm kể từ khi bn bị bệnh lupus.

Các triệu chứng của viêm thn lupus bao gồm:

  • Sưng ở chân và bàn chân
  • Huyết áp cao
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu sẫm màu hơn
  • Phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ h thng, người bệnh cần theo dõi chức năng thận thường xuyên, vì viêm thận lupus không được điều trị sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối (ESRD).

Đau, sưng khớp

Viêm trong bệnh lupus ban đỏ h thng gây đau, cứng và sưng phù ở các khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Ban đầu, các triệu chứng có thể nhẹ nhưng sẽ nặng hơn theo thời gian.

Nếu dùng các thuốc giảm đau không kê đơn bình thường không giúp bạn giảm đau, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân gây ra cơn đau khớp và cho bạn hướng điều trị đúng nhất.

Gặp vấn đề về dạ dày và ruột

Khi bị lupus ban đỏ hệ thống, thỉnh thoảng người bệnh sẽ bị ợ nóng, trào ngược axit và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Các triệu chứng nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc kháng axit. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị trào ngược hoặc ợ nóng, hãy thử cắt giảm bữa ăn, tránh đồ uống có chứa caffeine và không nằm ngay sau khi ăn.

Gặp vấn đề về tuyến giáp

Gặp vấn đề về tuyến giáp không phải tình trng hiếm đối với những người bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuyến giáp giúp kiểm soát sự trao đổi chất cơ thể. Vì thế, khi tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như não, tim, thận và gan. Nó cũng dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, kèm theo đó là da và tóc khô.

Khô miệng và khô mắt

Khi bị lupus ban đỏ h thng, người bệnh sẽ cảm thấy khô miệng, mắt cũng trở nên khó chịu và khô. Đó là vì đã phát triển thêm bệnh sjogren (một bệnh rối loạn tự miễn dịch khác). Sjogren làm cho tuyến lệ ở mắt và tuyến nước bọt ở miệng bị trục trặc, khiến các tế bào lympho tích tụ trong các tuyến đó. Phụ nữ mắc đồng thời lupus và sjogren sẽ bị khô âm đạo và da.

Những triệu chứng khác

Danh sách triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ h thng còn rất dài như loét miệng, nổi hạch, đau cơ, đau ngực, loãng xương và trầm cảm. Các triệu chứng hiếm hơn là thiếu máu, chóng mặt và co giật.

May mắn thay, không phải bệnh nhân lupus nào cũng gặp phải tất cả các triệu chứng trên cùng một lúc. Thường thì khi một triệu chứng mới xuất hiện, triệu chứng cũ sẽ biến mất.

Mời bạn xem cách đối phó với lupus ban đỏ hệ thống trong bài: Những cách đối phó với bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quá trình chuyển giới diễn ra như thế nào?

(44)
Để có thể sống thật với chính mình, những người muốn chuyển giới phải trải qua quá trình chuyển giới rất phức tạp.Phẫu thuật chuyển giới là một ... [xem thêm]

6 vitamin không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường

(93)
Duy trì một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các loại vitamin thật sự là một thử thách đối với người tiểu đường. Vì vậy, bạn cần phải bổ ... [xem thêm]

7 cách làm ngũ cốc ăn sáng tại nhà giúp bạn thon thả hơn

(98)
Bạn ao ước có vóc dáng thon gọn nhưng vẫn muốn đảm bảo chất lượng mỗi bữa ăn? Vậy hãy thử học ngay cách làm ngũ cốc ăn sáng vừa bổ dưỡng lại ... [xem thêm]

Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em

(34)
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến ... [xem thêm]

Phẫu thuật thẩm mỹ: Những biến chứng và hậu quả khôn lường

(74)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 11 cách kiểm soát hiệu quả

(73)
Tình trạng ra mồ hôi tay sẽ khiến bạn có nhiều trải nghiệm xấu trong cuộc sống. Trong đó, rắc rối thường gặp nhất là những cái bắt tay ngượng ngùng. ... [xem thêm]

Bí quyết chăm sóc người bệnh đột quỵ dễ dàng hơn

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Thói quen nghe nhạc khi ngủ có lợi hay hại?

(33)
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, đặc biệt là có tác dụng tích cực đối với não bộ. Một vài lợi ích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN