13 tác dụng của sữa ong chúa bạn không nên bỏ lỡ

(4.36) - 77 đánh giá

Bạn đã từng nghe nói về tác dụng của sữa ong chúa với da mặt giúp cải thiện sạm nám hay vết thâm do sẹo mụn? Sữa ong chúa chẳng những có công dụng giúp bạn làm đẹp mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe rất tốt nữa đấy!

Sữa ong chúa là một chất dạng gelatin được ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng của ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có dạng như bơ, màu hơi ngà vàng và đặc biệt rất bổ dưỡng. Sữa ong chúa được chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.

Nguồn dinh dưỡng của sữa ong chúa phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa… Nhờ hỗn hợp này nên ong chúa có thể sống lâu hơn những con ong khác trong bầy đến 40 lần.

Nếu muốn phát huy tối đa tác dụng của sữa ong chúa, bạn cần biết cách bảo quản đúng để sữa ong chúa giữ nguyên chất lượng và bảo quản được lâu. Theo đó, bạn không nên đựng sữa ong chúa trong đồ vật bằng kim loại. Bạn hãy cất sữa ong chúa tươi trong chai lọ thủy tinh là tốt nhất. Bạn nên đậy kín lọ bảo quản và cất trong ngăn đá tủ lạnh, khi đó hạn dùng có thể lên tới 24 tháng. Nếu cất trong ngăn mát thì bạn nên sử dụng hết sữa ong chúa trong vòng 6 tháng.

Nhờ các thành phần dưỡng chất quý giá, tác dụng của sữa ong chúa có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến, giúp bạn làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa. Hãy cùng khám phá 13 tác dụng của sữa ong chúa để không bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng thiên nhiên này nhé!

1. Sữa ong chúa cung cấp nhiều dưỡng chất

Trong sữa ong chúa có nước, carbohydrate, protein và chất béo. Sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và các khoáng chất vi lượng. Thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được xác định, nhưng tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe chủ yếu xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt.

Một số vitamin trong thành phần của sữa ong chúa có thể kể đến như:

  • Thiamine (B1)
  • Riboflavin (B2)
  • Niacin (B3)
  • Axit pantothenic (B5)
  • Pyridoxin (B6)
  • Biotin (B7)
  • Inositol (B8)
  • Axit folic (B9)

2. Tác dụng của sữa ong chúa giúp ngăn ngừa lão hóa

Trong nhiều nghiên cứu, các axit amin, axit béo và các hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa mạnh. Các chất chống oxy hóa có trong sữa ong chúa giúp loại bỏ các gốc tự do làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm ở da như nếp nhăn, đốm đen, thâm sạm…

Tác dụng của sữa ong chúa còn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và các căn bệnh mãn tính khác xuất hiện cùng tuổi tác.

3. Sữa ong chúa làm giảm nguy cơ bệnh tim

Sữa ong chúa tác động tích cực đến mức cholesterol và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là bởi một số loại protein nhất định trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm cholesterol. Có nghiên cứu cho thấy ở những người dùng khoảng 3g sữa ong chúa mỗi ngày trong vòng 2 tháng, mức cholesterol toàn phần giảm 11% và cholesterol xấu LDL giảm 4%.

Sữa ong chúa có tác dụng điều trị các chứng xơ cứng động mạch, suy tim, đau thắt ngực và các trường hợp cao huyết áp. Không những thế, sữa ong chúa còn giúp duy trì khả năng đàn hồi của mạch máu, bảo vệ cơ tim và tăng khả năng co bóp của tim.

4. Tác dụng của sữa ong chúa làm giảm huyết áp

Sữa ong chúa giúp bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách làm giảm huyết áp. Các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm giảm huyết áp. Sữa ong chúa kết hợp với các chất khác có nguồn gốc từ ong cũng giúp giảm huyết áp đáng kể.

5. Sữa ong chúa điều hòa đường huyết

Sữa ong chúa hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin bằng cách giảm sự mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy độ nhạy insulin tăng lên và tác dụng bảo vệ ở mô tụy, gan và mô sinh sản được tăng cường ở những người bị béo phì hay tiểu đường có sử dụng sữa ong chúa.

Tác dụng của sữa ong chúa cũng giúp làm giảm 20% lượng đường trong máu lúc đói ở những người khỏe mạnh sử dụng bổ sung sữa ong chúa mỗi ngày.

6. Sữa ong chúa thúc đẩy lành vết thương

Sữa ong chúa có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và một số tình trạng viêm da khác. Nhờ đó, tác dụng của sữa ong chúa giúp kháng khuẩn, giữ vết thương sạch và không bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là bởi sữa ong chúa thúc đẩy sự tăng cường sản xuất collagen, một loại protein đóng vai trò cấu trúc quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương trên da.

7. Tác dụng của sữa ong chúa với da mặt

Hàm lượng protein và peptid trong sữa ong chúa giúp làm lành tế bào bị tổn thương và phục hồi tái tạo da mặt mịn màng. Sữa ong chúa cũng chứa thành phần chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Công dụng làm đẹp của sữa ong chúa còn giúp làm mờ các vết nám, sạm, thâm do mụn gây ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Duy trì mãi nét thanh xuân chỉ với sữa ong chúa

8. Tác dụng của sữa ong chúa điều trị khô mắt

Sữa ong chúa có thể điều trị tình trạng khô mắt mãn tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công dụng của sữa ong chúa có thể làm tăng sự tiết nước mắt từ các tuyến lệ trong mắt. Sữa ong chúa hầu như rất ít tác dụng phụ, do đó đây có thể được xem như một giải pháp ít rủi ro để điều trị tình trạng khô mắt mãn tính.

9. Tác dụng của sữa ong chúa đắp mặt

Sữa ong chúa giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên theo nhiều cơ chế khác nhau. Tác dụng của sữa ong chúa được kết hợp trong các sản phẩm chăm sóc da để hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng sữa ong chúa hỗ trợ sự gia tăng sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi các tổn thương liên quan đến bức xạ tia cực tím.

10. Sữa ong chúa giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác thường đi kèm với các tác dụng phụ tiêu cực, trong đó có thể kể đến như suy tim, viêm và các vấn đề về đường tiêu hóa. Sữa ong chúa làm giảm nhiều tác dụng phụ liên quan đến một số phương pháp điều trị ung thư.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sữa ong chúa bôi ngoài da có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc, tác dụng phụ điều trị ung thư gây ra loét trong đường tiêu hóa.

11. Tác dụng của sữa ong chúa hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Một công dụng của sữa ong chúa cũng rất tốt cho sức khỏe là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus. Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng quát.

12. Sữa ong chúa điều trị các triệu chứng mãn kinh

Sữa ong chúa cũng có công dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh ở phụ nữ. Mãn kinh gây suy giảm nội tiết tố, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Phụ nữ mãn kinh dễ xuất hiện các cơn đau, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và lo lắng.

Một nghiên cứu trên 42 phụ nữ mãn kinh nhận thấy rằng việc bổ sung 800 mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả giảm đau lưng và lo lắng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 cách đối phó với triệu chứng mãn kinh

13. Sữa ong chúa giúp cải thiện chức năng sinh lý

Sữa ong chúa giúp điều trị các hiện tượng yếu sinh lý ở nam và nữ do chứa hàm lượng đáng kể các kích thích tố sinh dục tự nhiên cùng nhiều hợp chất giúp tăng cường khả năng sinh lý. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng chữa chứng liệt dương ở nam giới và chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.

Tuy là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì không nên sử dụng sữa ong chúa để tránh gặp phải tác dụng phụ:

  • Bị ung thư vú
  • Huyết áp thấp
  • Dị ứng phấn hoa
  • Đau bụng đi ngoài
  • Mắc bệnh hen suyễn
  • Phụ nữ đang mang thai

Sữa ong chúa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và công dụng làm đẹp của sữa ong chúa rất đáng được cân nhắc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi nhờ đến sự hỗ trợ từ công dụng của sữa ong chúa.

Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa

Mặc dù sữa ong chúa có nhiều tác dụng nhưng bạn vẫn cần nên biết cách sử dụng để không phải gặp những tác dụng phụ. Tác dụng phụ của sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi mẩn, hen suyễn, khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong…

Dưới đây là những đối tượng nên và không nên sử dụng sữa ong chúa cũng như cách sử dụng để bạn không gặp phải những tác dụng phụ.

1. Đối tượng nên sử dụng sữa ong chúa

Những người bị yếu sinh lí, vô sinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người bị cao huyết áp, mỡ trong máu, người bị rụng tóc, hói đầu, trẻ em suy dinh dưỡng, người bị mụn, nám, tàn nhang, phong thấp, viêm khớp…

2. Đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa

Bạn không nên sử dụng sữa ong chúa nếu như bị huyết áp thấp, có đường huyết thấp, bị đau bụng đi ngoài, đang có bệnh truyền nhiễm hay đang sốt, người đang có thai hay trẻ em dưới 13 tuổi, cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng phấn hoa, đang điều trị ung thư vú…

3. Cách sử dụng sữa ong chúa

Bạn có thể sử dụng sữa ong chúa bằng những cách dưới đây:

• Ăn sữa ong chúa nguyên chất: Bạn có thể cho sữa ong chúa vào miệng rồi ngậm để sữa tan từ từ và giải phóng các chất dinh dưỡng. Người lớn nên ăn 1-2 lần mỗi ngày, với mỗi lần ăn là 1 thìa cà phê. Đối với trẻ em, sản phẩm này chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 15 tuổi trở lên có biểu hiện bị suy dinh dưỡng, còi cọc, ốm yếu. Sau khi bé cải thiện tình trạng thì không nên cho uống nữa. Bạn không nên cho trẻ trong độ tuổi dưới 13 dùng sản phẩm này vì sẽ kích thích bé dậy thì sớm, làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

• Thời điểm ăn sữa ong chúa tốt nhất: Bạn nên dùng sữa ong chúa trước khi ăn sáng khoảng 20-30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ. Bạn dùng sữa ong chúa vào buổi sáng lúc đói sẽ giúp hấp thụ nhiều năng lượng cũng như tối đa dưỡng chất và bạn ăn sữa ong chúa buổi tối thì sẽ ngủ ngon hơn, hạn chế bụng đói ban đêm.

• Pha với mật ong hoặc nước ép trái cây: Sữa ong chúa khá khó uống nên bạn có thể pha sản phẩm này với mật ong hoặc nước ép trái cây. Với mật ong, bạn có thể cho mỗi loại 1 thìa cà phê rồi hòa chung với 100ml nước ấm và uống. Còn với nước ép trái cây, bạn cho 1 thìa cà phê sữa ong chúa vào nước ép bất kỳ rồi khuấy lên và thưởng thức.

• Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột nghệ: Cách sử dụng sữa ong chúa đắp mặt được khá nhiều chị em lựa chọn. Bạn có thể lấy bột nghệ vàng trộn chung với sữa ong chúa và mật ong theo tỷ lệ 3:1:1. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và thoa lên khắp da mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn áp dụng cách này đều đặn 3 lần mỗi tuần để làm trắng da, hỗ trợ điều trị mụn.

Sữa ong chúa với thành phần nhiều dưỡng chất quan trọng sẽ là nguồn dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho cơ thể. Để sữa ong chúa phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cách bảo quản và sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ

(83)
Các ông bố bà mẹ thường tốn rất nhiều thời gian, công sức để chọn ra những thực phẩm bổ dưỡng cho con họ, nhất là những thực phẩm giúp phát triển ... [xem thêm]

7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40

(35)
Đàn ông thường tràn đầy sinh lực vào những năm 20 và 30 tuổi, nhưng khi bước sang 40 thì phong độ dường như lại không được như cũ. Liệu thời hoàng kim ... [xem thêm]

Diễn tiến và cách đẩy lùi những cơn đau nửa đầu

(45)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

Wax lông vùng kín nữ có nên không? 8 điều bạn cần cân nhắc

(43)
Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng trước quyết định wax lông vùng kín vì đây là nơi cực kỳ nhạy cảm, đừng để “cô bé” phải khóc thét nhé!Bikini ... [xem thêm]

Tuyển phòng khám vật lý trị liệu đúng chuẩn

(70)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

10 thức uống giúp bạn tăng cường miễn dịch

(27)
Các loại thức uống tăng cường miễn dịch vừa ngon miệng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và giúp phòng bệnh tự nhiên. Với những loại ... [xem thêm]

Bố mẹ chăm sóc bé vừa nhổ răng xong như thế nào?

(10)
Thậm chí người lớn sau khi nhổ răng xong cũng sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của con bạn, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN