Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, do đó thai sẽ nhỏ hơn so với bình thường.
Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Hội chứng thai chậm phát triển là gì?
Nếu thai lâu tăng trưởng hơn so với dự kiến và kết quả siêu âm cho thấy trọng lượng của thai thấp hơn 10% so với bình thường thì bác sĩ sẽ chẩn đoán thai bị mắc hội chứng chậm phát triển (IUGR).
Có nhiều lý do khiến thai tăng trưởng chậm. Trong nhiều trường hợp, thai mắc hội chứng chậm phát triển là do bố mẹ nhỏ con. Cũng có trường hợp, thai trông có vẻ nhỏ khi siêu âm nhưng lại có kích thước bình thường khi sinh.
Bác sĩ chẩn đoán thai chậm phát triển như thế nào?
Bác sĩ sẽ đánh giá kích thước tử cung cũng như đo bụng để kiểm tra sự phát triển của thai trong kỳ khám thai ở tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu bụng nhỏ hơn bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định kích thước và trọng lượng của thai.
Nếu bạn đang ở trong nửa đầu của thai kỳ và đây là lần siêu âm đầu tiên thì việc thai nhỏ hơn bình thường có thể là do sự sai lệch chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ xảy ra nếu bạn nhớ ngày đầu tiên chu kỳ vừa rồi không chính xác hoặc rụng trứng muộn hơn bình thường trong chu kỳ cuối cùng.
Sau lần siêu âm đầu tiên, bạn sẽ được siêu âm tiếp trong vài tuần nữa để kiểm tra sự tăng trưởng của thai. Nếu lần siêu âm thứ hai cho kết quả thai nhỏ hơn bình thường thì bác sĩ sẽ chẩn đoán thai mắc hội chứng phát triển chậm.
Những nguyên nhân gây ra hội chứng thai chậm phát triển
Thai nhi sẽ không phát triển bình thường nếu không nhận được khí oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Một số khiếm khuyết di truyền cũng có thể cản trở sự phát triển của bào thai. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thai chậm phát triển:
- Những bất thường trong nhau thai và cơ quan cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi trong tử cung. Nhau thai có thể không hoạt động bình thường nếu nó quá nhỏ hoặc bắt đầu tách ra khỏi tử cung (nhau bong non). Nếu vị trí của nhau thai quá thấp trong tử cung, điều này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc hội chứng thai chậm phát triển;
- Mẹ bầu mắc các bệnh như huyết áp mạn tính hoặc tiền sản giật (đặc biệt nếu tiền sản giật nghiêm trọng và được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc bệnh nhân có cả chứng cao huyết áp mạn tính), bệnh thận hoặc tim, một số bệnh dị ứng như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, tiểu đường loại 2, rối loạn đông máu, hội chứng kháng thể kháng phospholipid hoặc bệnh phổi nghiêm trọng;
- Những bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh về cấu trúc, chẳng hạn như một phần của não bị mất hoặc các khuyết tật ở thận hoặc thành bụng;
- Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai;
- Mẹ bầu hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy;
- Một số bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu lây nhiễm cho thai nhi như toxoplasmosis, CMV, giang mai hoặc rubella;
- Mẹ bầu uống một số loại thuốc như một số thuốc chống co giật.
Ngoài ra, phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai, không tăng cân trong suốt thời kỳ mang thai và phụ nữ bận rộn thường có thai nhi nhỏ hơn bình thường.
Nếu bạn có bất kỳ nguyên nhân nào được liệt kê bên trên thì cần phải siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai. Ngoài ra, nếu lần mang thai trước mẹ bầu bị thai chết lưu hoặc thai chậm phát triển thì cũng cần siêu âm lại trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc đầu tam cá nguyệt thứ 3 để kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi.
Nếu xét nghiệm đa điểm cho thấy mức độ AFP trong máu cao mà không có lý do rõ ràng, bác sĩ sẽ tiếp tục cho bạn làm siêu âm để phát hiện thai có bị chậm phát triển hay không.
Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về thai kỳ để có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!