Mẹ có nên cho bé ăn nhiều mì ăn liền không?

(3.54) - 86 đánh giá

Mì gói (mì ăn liền) rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình người Việt vì sự tiện dụng cũng như mùi vị hấp dẫn của chúng. Đối với trẻ em, mì tôm lại là một mối tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Mì ăn liền được xếp vào một trong các món ăn yêu thích của trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ vẫn vô tư cho con ăn mì nhưng chưa hề biết được lượng dinh dưỡng thực sự bên trong mỗi gói mì là bao nhiêu và liệu chúng có gây nguy hại gì đến sức khỏe của trẻ hay không. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra đáp án cho vấn đề trên.

Mì ăn liền liệu có bổ dưỡng không?

Mì ăn liền được xem là món khoái khẩu của trẻ. Nhiều khi trẻ có thể ăn hơn một gói mì mà vẫn được bố mẹ đồng ý chỉ đơn giản là vì muốn chứng kiến niềm vui và hạnh phúc mà những gói mì mang lại cho bé. Và sự thật là đây. Mì ăn liền không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thay vào đó chúng đưa vào cơ thể trẻ một lượng các hóa chất độc hại có thể cản trở sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ. Mì ăn liền làm từ bột tinh chế được chế biến rất nhiều, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Sự thật về cách chế biến mì ăn liền

Mì ăn liền thường được chiên đi chiên lại nhiều lần trong dầu nhờ đó chúng ta có thể để được lâu hơn. Trong sợi mì vì thế mà cũng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Hầu hết dầu thường được sử dụng trong chế biến mì ăn liền là dầu cọ và chúng có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ. Nhiều loại mì ăn liền, chủ yếu là trong các gói gia vị, chứa vượt quá lượng natri hàng ngày cho trẻ nhỏ nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim, gan và thận. Mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate nhưng không phải là chất có lợi cho sức khỏe. Các chất này không làm dạ dày của trẻ no nên bé có thể sẽ ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

Mì ăn liền chứa những loại chất gây nguy hại nào?

Các chất bảo quản được thêm vào mì ăn liền để bảo quản mì lâu hơn có hại cho sức khoẻ của con bạn. Mì ăn liền thường được phủ một lớp sáp có kết cấu mịn gây ảnh hưởng đến gan ở trẻ. Mì ăn liền chứa propylen glycol giúp giữ ẩm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, thận và gan ở trẻ. Nếu bạn nghĩ rằng lựa chọn một gói mì ăn liền với rau quả là bổ dưỡng thì bạn đã sai vì các gói rau trong đó chứa quá nhiều chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.

Liệu mì ăn liền có gây ung thư?

Các loại mì có chứa nhiều bột ngọt (monosodium glutamate) có tác dụng điều vị. Bột ngọt được biết đến là chất gây ung thư và gây ra suy giảm trí não ở trẻ. Các hóa chất nguy hiểm khác như dioxin và chất hoá dẻo có trong bao bì hay tô chứa mì ăn liền được biết đến là chất gây ung thư. Khi thêm nước nóng vào, các chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư này sẽ ngấm vào từng sợi mì mà trẻ ăn.

Bạn nên làm gì khi con mê mệt mì tôm?

Bây giờ khi đã biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn nhé. Nếu trẻ thích ăn mì và bạn muốn giảm lượng chất gây hại trong mì thì nên bỏ đi phần cặn mì để loại bỏ muối và chất béo dư thừa cũng như chọn gia vị nấu ít muối thay thế thay cho gói vắt mì. Bên cạnh đó, hãy sử dụng dầu an toàn cho sức khỏe thay vì gói dầu cọ và thêm một số loại rau tươi như cà rốt, cải bó xôi, cải bắp, đậu xanh, đậu Hà Lan để bổ sung một số chất dinh dưỡng cho bát mì ăn liền.

Khi mua mì, bố mẹ nên tìm cho con những loại chứa ít natri và chất béo no. Bạn phải lưu ý rằng tỷ lệ được đề cập trong gói mì ăn liền dựa theo nhu cầu của người lớn, vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có chứa các thành phần ít nguy hại hơn. Cách tốt nhất là bố mẹ nên tìm những sự lựa chọn khác thay thế mì ăn liền. Nếu con thực sự cảm thấy không vui, bạn có thể mua cho trẻ một gói mì nhưng kiểm soát số lượng khẩu phần của chúng trong một tháng nhé.

Mì ăn liền tuy tiện dụng và rất hấp dẫn với trẻ những mối nguy hại từ mì còn nhiều hơn gấp bội. Các bậc cha mẹ nên thay thế mì bằng những món ăn giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển bình thường ở trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 loại thảo dược giúp tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ (Phần 2)

(23)
Các vấn đề về ham muốn tình dục là một trong những điều không biết giãi bày cùng ai. Việc dùng thuốc có thể giúp kích thích tình dục ở phụ nữ. Tuy ... [xem thêm]

Trầy xước

(91)
Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây ... [xem thêm]

Nằm mơ thấy mang thai tiết lộ nhiều điều thú vị về cuộc sống của bạn

(30)
Nằm mơ thấy mang thai thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau xung quanh cuộc sống của bạn. Phân tích rõ giấc mơ mang thai sẽ cho bạn biết những sự thay đổi có ... [xem thêm]

6 mối nguy tiềm ẩn khi bà bầu uống nước ngọt có ga

(46)
Mặc dù không được liệt vào danh sách nhóm các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai nhưng bà bầu vẫn nên tránh uống nước ngọt có ga. Nguyên nhân là ... [xem thêm]

Tất tần tật về các loại thuốc điều trị mụn trứng cá

(70)
Mụn trứng cá phổ biến đến mức được cho là một dấu hiệu bình thường ở tuổi dậy thì. Nhưng cho dù biết vậy, bạn chẳng thể nào cảm thấy dễ chịu ... [xem thêm]

5 cách làm săn chắc da an toàn mà lại có hiệu quả cao

(70)
Làn da đẹp nhất nếu chúng ở trong trạng thái khỏe đẹp và căng tràn sức sống. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như lão hóa, sụt cân nhiều hay thai kỳ, da ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo

(59)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

Tập tư thế cánh cung cho ngực và lưng thêm khỏe

(90)
Tư thế cánh cung có tác dụng giúp bạn thư giãn phần lưng và ngực khá tốt. Đây là tư thế yoga mà bạn có thể thử sức nếu đã quen với bộ môn này.Tư thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN