Thoát vị đĩa đệm cột sống và những cách điều trị hiệu quả

(4.31) - 84 đánh giá

Thoát vị đĩa đệm cột sống khiến bệnh nhân gặp phải nhiều bất tiện và đau đớn trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy hiện nay có những phương pháp nào giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể hơn về các phương pháp này.

Làm thế nào để biết bạn có bị thoát vị đĩa đệm cột sống hay không?

Để chẩn đoán bệnh này, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra thể chất bằng cách tìm kiếm nguyên nhân gây ra những cơn đau mà bạn đang chịu đựng. Điều này thường liên quan đến việc kiểm tra chức năng thần kinh và sức mạnh cơ bắp hoặc bạn có thấy đau khi di chuyển hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể. Việc xác định được khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng và hoạt động nào khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một hoặc vài thủ tục xét nghiệm hình ảnh để xem xương cột sống của bạn có điểm gì bất thường hay không. Nếu có, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định khu vực bị tổn thương. Các xét nghiệm hình ảnh thường được dùng là:

– X-quang

– Quét CT

– Chụp MRI

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp giữa kết quả kiểm tra thể chất và kết quả xét nghiệm để xác định bạn có đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh cũng như phương pháp giảm nhẹ triệu chứng.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu hiện nay

#1. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân kèm với lời khuyên để tránh gây áp lực cho cột sống. Nếu thuốc giảm đau vẫn không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng đơn thuốc mạnh hơn, cụ thể là:

– Thuốc giảm co thắt cơ bắp

– Thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin hoặc duloxetine.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống chỉ là phương pháp giảm đau tức thời, không thể điều trị bệnh lâu dài được.

#2. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Nếu bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương, bác sĩ sẽ cung cấp một số lời khuyên cần thiết trước khi bạn bước vào ca mổ. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cần dùng đến phương pháp điều trị này thường là những bệnh nhân đang phải chịu đựng những cơn đau trầm trọng hoặc những biến chứng do bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp và các bộ phận cơ thể khác. Bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương. Phương pháp này gọi là phẫu thuật cắt bỏ vi phẫu.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể thay thế đĩa đệm bằng đĩa nhân tạo hoặc tháo rời các đĩa đệm trong cột sống để nối các đốt sống lại với nhau. Thủ thuật này được gọi là ghép cột sống để tăng thêm sự ổn định cho cột sống. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm có thể sẽ mang đến một vài biến chứng. Các bác sĩ thường sẽ cân nhắc các điều trị này đối với người bệnh.

#3. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng thiết bị giảm áp Vertetrac

Điều trị bằng Vertetrac, bạn chỉ cần đeo một thiết bị đặc biệt trên vùng thắt lưng. Nó sẽ giảm áp lực trên đĩa đệm. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội là không dùng thuốc, không chườm, không xoa bóp, không cần kim, không tiêm, không rạch, không phẫu thuật và không nằm viện. Do đó, bạn không cần quan tâm về vấn đề chảy máu và nhiễm trùng. Bạn không cần lo lắng về hồi phục sau phẫu thuật và chăm sóc vết thương.

Thiết bị Vertetrac an toàn khi sử dụng. Bác sĩ trị liệu sẽ giúp đặt thiết bị xung quanh vùng thắt lưng của bạn. Khi bạn đeo thiết bị, chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn điều chỉnh nó. Điều này sẽ giúp giải nén ở vùng thắt lưng. Thiết bị giúp làm cho cột sống của bạn mở rộng hơn và đĩa đệm có thể được chữa lành tốt hơn. Điều trị này không chỉ làm giảm các triệu chứng, mà nó còn trị được nguyên nhân gây ra đau, từ đó có thể cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trong quá trình điều trị truyền thống, bạn phải nằm trên một bảng theo dõi. Phần trên của cơ thể sẽ bị cố định với dây đai. Nhưng thiết bị Vertetrac cho phép giải nén 3 chiều, trong khi đó bạn vẫn có thể tự do di chuyển. Một số nhà trị liệu khuyên bệnh nhân nên hoạt động trong khi đeo thiết bị. Đi bộ trên sàn nhà và đi bộ trên một dốc nghiêng tốt cho quá trình điều trị 30 phút trong mỗi lần điều trị.

Thiết bị được sử dụng trong hệ thống Vertetrac khác với bộ phận chỉnh hình. Nếu bạn bị gãy xương, bạn phải giữ thiết bị cho đến khi xương lành. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Vertetrac, bạn chỉ phải đeo thiết bị trong 30 phút mỗi lần. Số buổi trị liệu và tần suất trị liệu sẽ phụ thuộc vào chương trình điều trị của bạn nhưng nói chung, chúng sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hay vẻ ngoài của bạn.

#4. Chữa trị thoát vị đĩa đệm dễ dàng với phương pháp chiropractic

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngay cả khi bị nặng, vẫn có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu là một cách điều trị hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Chiropractic là một phương pháp điều trị không phẫu thuật. Trong kĩ thuật chiropractic, bác sĩ sử dụng bàn tay của mình hoặc các thiết bị nhỏ để điều chỉnh các khớp ở cột sống, kéo cột sống của bạn về đúng vị trí. Người ta cho rằng vị trí cột sống đúng có thể giúp cột sống có thể tự lành mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Phương pháp chiropractic giúp bạn:

  • Giảm đau ở vùng bị ảnh hưởng ở các khớp, cơ, xương, dây chằng và gân ở cột sống;
  • Tăng biên độ vận động của lưng hoặc cổ;
  • Phục hồi các chức năng bị mất do thoát vị đĩa đệm;
  • Phòng ngừa những tổn thương về sau do đĩa đệm bị hư.

Chiropractic chỉ được áp dụng sau khi các bác sĩ đã đánh giá tiền căn y khoa, tiền căn xã hội, tiền căn gia đình của bạn, khám sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh như MRI, CT scan hoặc X-quang.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống, kể cả trường hợp bị nặng vẫn có thể được điều trị không cần phẫu thuật nhờ phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ nắn chỉnh và sắp xếp các đốt sống về đúng vị trí của nó. Đối với phương pháp điều trị bằng Chiropractic, bác sĩ sẽ căn cứ vào cơn đau, biên độ vận động và mức độ mất chức năng để thiết kế các bước điều trị bằng chiropractic sao cho phù hợp với bạn.

Lưu ý nhỏ: Nếu có một số bệnh như loãng xương, chèn ép tủy hay viêm khớp, bạn không nên sử dụng chiropractic. Trong một số trường hợp hiếm gặp, chiropractic có thể khiến hội chứng thoát vị đĩa đệm của bạn trầm trọng hơn, ví dụ làm tình trạng thoát vị đĩa đệm tệ hơn. Trong một số thao tác điều chỉnh ở cổ, tủy sống có thể bị ảnh hưởng nếu kỹ thuật viên không đủ kinh nghiệm. Chiropractic được biết đến như là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có rủi ro vì trong một số trường hợp các kỹ thuật viên không đủ kinh nghiệm hướng dẫn. Do đó, bạn nên tìm đến trung tâm trị liệu cơ xương khớp uy tín, được cấp giấy phép của bộ Y tế về trị liệu thần kinh cột sống để được điều trị. Đồng thời các chuyên gia xương khớp cũng sẽ cho bạn những lời khuyên về các điều cần chú ý trước, trong và sau khi thực hiện.

Bên trên là thông tin về các phương pháp điều trị điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Chúng tôi chúc các bạn đọc sẽ nhanh chóng chữa trị khỏi căn bệnh này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 điều bạn cần biết về thiếu máu hồng cầu to

(21)
Thiếu máu hồng cầu to nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.Bạn hãy cùng tìm hiểu ... [xem thêm]

Lợi ích của rau húng quế với bà bầu và trẻ em

(54)
Rau húng quế là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Loại rau này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu, thai nhi và ... [xem thêm]

9 cách trị viêm loét bao quy đầu tại nhà

(44)
Viêm loét bao quy đầu với những biểu hiện như ngứa, sưng tấy và gây đau đớn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tình dục của ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai

(68)
Ngứa vùng kín khi mang thai là cảm giác không dễ chịu cũng như đôi lúc sẽ cản trở sinh hoạt của chị em trong ngày. Nguyên nhân gây ra lại khá đa dạng, từ ... [xem thêm]

Bệnh đa hồng cầu ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

(10)
Bệnh đa hồng cầu là một rối loạn máu rất hiếm gặp ở trẻ em. Khi bé bị căn bệnh này, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Các tế bào dư ... [xem thêm]

[Hình ảnh] 7 cách quan hệ tình dục lên đỉnh giúp cả hai thỏa mãn

(11)
Trong mọi cách quan hệ tình dục lên đỉnh, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để giúp cả hai “nhập cuộc” dễ dàng là màn dạo đầu phải thật sự ... [xem thêm]

Thuốc statin: Dũng sĩ đối phó cao huyết áp

(78)
Thuốc statin hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp bằng cách giảm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp xuất hiện trong động mạch.Trong quá trình điều trị cao ... [xem thêm]

Màu sắc kinh nguyệt tiết lộ gì về sức khỏe bạn?

(24)
Kinh nguyệt ghé thăm bạn hàng tháng, nhưng có lẽ ít khi bạn để ý lượng máu kinh mình mất mỗi kỳ là bao nhiêu, cũng như màu sắc kinh nguyệt như thế nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN