Bạn biết gì về băng vệ sinh hữu cơ?

(4.19) - 85 đánh giá

Có nhiều sự lựa chọn cho bạn gái mỗi kỳ “đèn đỏ”: băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót dành riêng cho nguyệt kỳ… Giờ đây, có thêm một lựa chọn nữa mà bạn có thể tham khảo: băng vệ sinh hữu cơ.

Có các thời kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi phụ nữ là: chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai – sinh con và thời kỳ mãn kinh. Trong đó, bạn sẽ gặp chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Có nêu cả ngày cũng không hết những phiền phức mà cơ thể gặp phải trong thời kỳ này, chẳng hạn như hormone thay đổi khiến tính khí nắng mưa thất thường, da sần sùi nổi mụn, ngực căng tức… Nhưng có một nỗi lo thầm kín hơn: đối với những bạn gái không thích dùng cốc nguyệt san hay tampon mà trung thành với băng vệ sinh truyền thống, việc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liệt có gây hại cho vùng kín?

Giờ đây, đã có thêm một vật dụng giúp bạn giải tỏ nỗi lo ấy. Càng ngày, con người càng có xu hướng tìm đến những thứ làm từ tự nhiên, như mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, thực phẩm organic… Thế thì bây giờ cũng đã có băng vệ sinh hữu cơ.

Băng vệ sinh hữu cơ là gì?

Băng vệ sinh hữu cơ là sản phẩm làm từ 100% bông hữu cơ nguyên chất, không giống như loại thông thường làm từ tơ nhân tạo hoặc bông không hữu cơ. Nguyên liệu bông hữu cơ ở đây được sản xuất hoàn toàn từ nền công nghiệp hữu cơ, không chứa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón độc hại nên tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra, băng vệ sinh hữu cơ cũng được tẩy trắng bằng peroxide, trong khi loại thông thường có màu trắng sáng là nhờ được tẩy bằng clo. Nhờ vậy, băng vệ sinh hữu cơ không gây kích ứng da, lại phù hợp với khu vực nhạy cảm như vùng kín của phụ nữ. Có thể nói, đây là sản phẩm thực sự tự nhiên và an toàn.

Ưu điểm của băng vệ sinh hữu cơ

Trước tiên chính là độ an toàn của nó đối với sức khỏe người sử dụng. Băng vệ sinh hữu cơ không chứa các hóa chất gây rối loạn nội tiết tố. Nồng độ dioxin (một chất có khả năng gây ung thư) của nó cũng được kiểm soát để luôn ở mức an toàn.

Thứ hai, bông hữu cơ không bị tơi ra khi gặp chất lỏng. Thế nên, bạn sẽ không gặp tình trạng những sợi bông nhỏ dính vào da, gây kích ứng da.

Thứ ba, băng vệ sinh hữu cơ không có mùi, phù hợp với những phụ nữ có làn da nhạy cảm.

Cuối cùng, đối với những người ủng hộ lối sống xanh, việc chọn lựa các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có băng vệ sinh hữu cơ, là hoàn toàn hợp lý.

Vậy nhược điểm là gì?

Với khá nhiều ưu điểm kể trên, có vẻ như băng vệ sinh hữu cơ không chứa khuyết điểm nào. Tuy nhiên, kết luận từ các cuộc khảo sát cho thấy, băng vệ sinh hữu cơ sẽ không làm giảm nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố (TSS) – một hội chứng mà ai sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon… đều có thể mắc phải. Càng lâu thay băng vệ sinh, nguy cơ bị TSS càng cao. Thời gian thay lý tưởng là 4–6 giờ/lần.

Một nhược điểm khác là vì được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên nên băng vệ sinh hữu cơ có giá thành khá cao (tất nhiên rồi). Không phải đối tượng nào muốn cũng có thể sử dụng.

Thế còn tampon hữu cơ thì sao?

Tương tự như băng vệ sinh hữu cơ, tampon hữu cơ làm từ 100% nguyên liệu cotton tự nhiên, không sử dụng các chất độc hại, thuốc trừ sâu hay chất tẩy rửa. Trong khi đó, tampon thường có chất liệu tự nhiên, rất ít cotton. Phần bọc bên ngoài làm từ polypropylene.

Khi sử dụng tampon hữu cơ, bạn sẽ không phải lo lắng về hiện tượng tràn băng gây mất tự tin trong những ngày đèn đỏ. Còn đối với các sản phẩm tampon thông thường, nguy cơ rò rỉ máu kinh ra ngoài là khá cao, bởi chất liệu của tampon thường có khả năng thấm hút hạn chế.

Không chỉ khác nhau về chất liệu và công dụng, độ an toàn giữa các sản phẩm khi sử dụng cũng khác nhau. Nếu dùng tampon hữu cơ, bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng được gắn mác “tự nhiên, thân thiện với người sử dụng”. Còn với tampon thường, chúng không được chứng nhận về chất lượng nên bạn không thể hoàn toàn yên tâm.

Kết luận: Có nhất thiết phải sử dụng băng vệ sinh/tampon hữu cơ? Câu trả lời là “không”, bởi có rất nhiều lựa chọn khác dành cho bạn. Tuy vậy, những tính năng mà băng vệ sinh hữu cơ mang lại cho sức khỏe phụ nữ là không thể phủ nhận. Thế nên, nếu có điều kiện, bạn hãy thử một lần dùng loại này xem sao. Có khi nó sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm khá thú vị đấy!

[/perfectpullquote]

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết bệnh và cách chữa trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

(28)
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết vì rất giống nhiều bệnh lý khác như viêm phổi hay cảm lạnh. Bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng đặc ... [xem thêm]

Điều trị cơn hen suyễn với những thành phần có sẵn trong bếp

(34)
Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng ... [xem thêm]

Đặt túi ngực

(22)
Tìm hiểu về phẫu thuật đặt túi ngựcPhẫu thuật đặt túi ngực là gì?Phụ nữ có thể đặt túi ngực để làm ngực lớn hơn và đầy đặn hơn. Phẫu thuật ... [xem thêm]

Tóc bị bết dính do những thói quen bạn không ngờ

(75)
Hẳn nhiều người trong chúng ta đều vật lộn với mái tóc bết dính mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày trời hè đặc biệt nóng bức như thế này tóc càng ... [xem thêm]

Bạn có thể bị liệt toàn thân do tác dụng phụ của gây tê tủy sống?

(59)
Hiện nay, phương pháp gây tê tủy sống đang được sử dụng rộng rãi trong các ca phẫu thuật tiết niệu, sản phụ khoa… Tuy nhiên, do tác dụng phụ của gây tê ... [xem thêm]

5 cách giúp đấng mày râu kiểm soát sự cương cứng

(79)
Ngay cả khi ở bên cạnh người phụ nữ mình yêu, bạn cũng cần kiểm soát sự cương cứng để tránh để lại ấn tượng không tốt khi hẹn hò.Sự cương cứng ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu, tia hy vọng mới cho bệnh nhân cơ xương khớp và nhiều bệnh lý khác

(23)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN