Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ

(4.09) - 47 đánh giá

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc bệnh. Nhiều người đàn ông sống cả đời mà không để ý rằng mình bị bệnh này vì họ không gặp chút rắc rối nào với nó.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch xoắn lại, bị giãn nở rộng. Hiện tượng này rất dễ quan sát ở các tĩnh mạch nông màu xanh hay tím đậm nằm ngay bên dưới da. Một số người cho rằng giãn tĩnh mạch chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng thực ra bệnh còn có khả năng gây ra một vài triệu chứng và biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết hoặc huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Thế nào là giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Giãn tĩnh mạch có khả năng xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể. Loại thường gặp nhất là giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch khi xảy ra ở khu vực hậu môn thì được gọi là bệnh trĩ, còn trong trường hợp bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra ở bìu thì ta gọi đó là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh gì? Triệu chứng & thuốc

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường chỉ ảnh hưởng đến một bên, đa phần là bên trái.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Người ta vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Béo phì
  • Thói quen ít vận động
  • Tiền sử gia đình
  • Suy tĩnh mạch mạn tính

Nếu nói một cách đơn giản thì trong tĩnh mạch có các van điều chỉnh hướng và lưu lượng máu lưu thông. Khi các van này bị yếu, hướng cũng như lưu lượng máu qua tĩnh mạch không còn ổn định, gây áp lực khiến tĩnh mạch căng ra và giãn nở.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Ở nam giới, cấu trúc giải phẫu của bìu ở bên trái và bên phải không hoàn toàn giống nhau. Thế nên, việc giãn mạch thừng tinh xuất hiện cùng lúc ở cả hai bên là cực kỳ hiếm (đa phần sẽ bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái).

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh và các cấp độ

Triệu chứng

Nhiều người sẽ không thấy triệu chứng nào, nhưng đây là một vài triệu chứng có khả năng xảy ra:

  • Đau âm ỉ: Cơn đau thường xảy ra ở bìu trái (do có đôi chút khác biệt về cấu trúc giải phẫu ở bìu trái và bìu phải). Cơn đau thường rõ ràng hơn khi đứng, khi gắng sức vận động và giảm khi nằm.
  • Teo hoặc co rút tinh hoàn: Người ta cho rằng vì máu tụ lại ở bìu nên nhiệt độ ở tinh hoàn sẽ tăng nhẹ, làm chết nhiều tế bào ở tinh hoàn và khiến tinh hoàn co lại.
  • Giảm khả năng sinh sản: Lý do tại sao nam giới mắc bệnh này lại có nguy cơ vô sinh cao hơn vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Các nhà khoa học cũng không loại trừ những yếu tố khác có liên quan. Song thực tế là, có một số lượng lớn nam giới vô sinh được phát hiện mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Người bệnh cần gặp bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Tinh hoàn có những thay đổi bất thường, chẳng hạn như thay đổi về kích thước, hình dạng…
  • Có bướu
  • Gặp vấn đề về sinh sản
  • Sưng ở bìu
  • Tĩnh mạch lớn hoặc bị xoắn bất thường

Các cấp độ

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Hiện tượng giãn tĩnh mạch quan sát được khi siêu âm, nhưng khi chỉ dùng đến giác quan thông thường như quan sát thì không nhận thấy được (giãn tĩnh mạch thừng tinh cận lâm sàng)
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể được cảm nhận khi khám, khi bệnh nhân đang thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khám được ngay cả khi không thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Giãn tĩnh mạch gây biến dạng bìu, và sự biến dạng này quan sát được. Bìu lúc này trông như một túi giun.

Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ dựa trên bệnh trạng ở từng cấp độ để quyết định xem có nên điều trị bệnh hay không.

Bạn có thể tham khảo thêm: Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hầu hết nam giới bị bệnh không nhận thấy điều gì bất thường. Thỉnh thoảng, một số người cho biết họ có cảm giác nặng nề hoặc đau nhói ở bìu. Nhiều người chỉ phát hiện ra họ bị giãn tĩnh mạch ở bìu khi gặp vấn đề về sinh sản và đi khám bác sĩ.

Có 3 phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh:

  • Khám: Khi kiểm tra thể chất của người bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán nhờ vào cảm quan, để quan sát và nhận diện được các khối u, mạch máu bất thường ở bìu.
  • Siêu âm: Khi có nghi ngờ và muốn xác định chắc chắn, siêu âm là cách cho phép bác sĩ thấy được các tĩnh mạch bên trong bìu. Đây là cách xét nghiệm bằng hình ảnh, không gây đau đớn.
  • Phân tích tinh dịch: Giãn tĩnh mạch thừng tinh được cho là có liên quan đến vấn đề về khả năng sinh sản ở nam giới. Nếu người bệnh gặp vấn đề về khả năng sinh sản, phân tích tinh dịch giúp kiểm tra số lượng và chất lượng tinh trùng.

Bạn có thể tham khảo thêm: Muốn sớm có con, đừng ngại đi làm tinh dịch đồ

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh cần được điều trị khi:

  • Người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và có số lượng tinh trùng thấp hoặc gặp vấn đề với tinh trùng.
  • Bệnh nhân bị triệu chúng khó chịu như đau hoặc sưng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Một cặp vợ chồng bị vô sinh không tìm được lý do, và người chồng bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Có hai lựa chọn điều trị như sau:

Thuyên tắc tĩnh mạch

Thuyên tắc là phẫu thuật tạm thời chặn nguồn cung cấp máu. Bác sĩ có thể tiến hành gây tê cục bộ, và người bệnh sẽ không cảm thấy đau.

Trong quá trình thuyên tắc, bác sĩ luồn kim vào tĩnh mạch (thường là từ háng). Có khi kim được luồn qua cổ. Kim giúp bác sĩ tiếp cận các tĩnh mạch ở bìu và khóa tĩnh mạch bị giãn.

Cũng có người bị đau sau khi phẫu thuật, nhưng họ phục hồi nhanh chóng và gần như ngay lập tức trở về với cuộc sống bình thường.

Một nghiên cứu hồi năm 2012 cho thấy tỷ lệ không thành công khi thực hiện thuyên tắc là 19,3%. Nếu phương pháp này không đạt hiệu quả, các bác sĩ cần chuyển hướng điều trị.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh nhằm loại bỏ tĩnh mạch bị giãn. Cần tiến hành gây mê toàn thân khi thực hiện phẫu thuật này để người bệnh không đau đớn. Vậy nhưng đôi khi, một số bệnh nhân vẫn thấy hơi đau trong những ngày sau đó.

Phẫu thuật, với tỷ lệ thất bại nhỏ hơn 5%, được cho là có hiệu quả hơn thuyên tắc. So với phẫu thuật mở thì phẫu thuật nội soi để lại vết mổ nhỏ hơn, thời gian phục hồi sau mổ cũng nhanh hơn. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi cần phải lành nghề.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những dạng khác của thuốc lá

(13)
Hiện nay nhiều công ty thuốc lá tung ra thị trường rất nhiều dạng khác của thuốc lá nhằm đánh lừa người dùng. Những hình ảnh quảng cáo sai sự thật như ... [xem thêm]

Dựa vào tính cách của con để chọn cách nuôi dạy phù hợp

(66)
Cách bạn kỷ luật trẻ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Tính cách, hành vi của trẻ được hình thành là do cách nuôi dạy con của bạn. Bạn ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ mắc ung thư phổi ngày càng nhiều hơn?

(85)
Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này ... [xem thêm]

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho sắc vóc đẹp miễn chê

(52)
Bạn đang muốn cải thiện thân hình cò hương, thiếu sức sống của mình? Câu hỏi quan trọng là làm sao để tăng cân mà vẫn giữ được cơ thể gọn gàng, săn ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(39)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

10 dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm HIV

(30)
Thời gian để triệu chứng HIV/AIDS xuất hiện là khác nhau với mỗi người. Một số người có thể vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm trong khi cơ thể đang mang HIV. ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc Duphalac (Phần 1)

(21)
Tên biệt dược: DuphalacTên hoạt chất: LactuloseDạng bào chế và hàm lượng: dung dịch uống Duphalac 667 g/I lactuloseĐóng gói: Hộp 20 gói Duphalac x 15ml hoặc chai ... [xem thêm]

Tuổi trung niên cần làm gì để “chuyện ấy” thăng hoa?

(36)
Tìm kiếm sự hòa hợp đích thực trong đời sống tình dục vợ chồng ở tuổi thanh xuân nhiều khi cũng đã rất khó khăn, huống hồ là khi bạn bước vào tuổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN