Giải mã 7 ngôn ngữ cơ thể của bé và cách xử lý

(4.03) - 81 đánh giá

Trẻ dưới một tuổi chưa biết nói nên khó giao tiếp với mẹ. Bạn có thể dựa vào ngôn ngữ cơ thể của bé, đoán điều con cần để xử lý kịp thời mong muốn của con.

Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu cố gắng quan sát các cử động của bé và hiểu được lý do tại sao bé lại làm như vậy thì việc chăm sóc bé sẽ trở nên đơn giản hơn. Vậy những cử động nào thường thấy ở trẻ và giúp bạn hiểu con hơn? Chúng tôi sẽ mách bạn nhé.

1. Đá chân

Đây có thể là do bé đang hạnh phúc với một điều gì đó và đá chân là cách để bé thể hiện điều này. Đa số các bé thường hay đá chân trong bồn tắm hoặc khi bạn chơi với bé.

Bạn nên làm gì?
Bạn có thể ôm bé vào lòng và hát một bài. Hãy chọn một bài có nhịp điệu đồng nhất với nhịp đá chân của bé. Điều này sẽ làm cho bé hạnh phúc hơn nhiều đấy.

2. Uốn cong lưng

Uốn cong lưng là cách để bé thể hiện sự đau đớn hoặc lo lắng. Đa số các bé thường uốn cong lưng khi bị ợ nóng.

Bạn nên làm gì?
Hãy giúp bé thư giãn. Nếu bé uốn cong lưng khi đang bú, nhiều khả năng bé đã mắc chứng trào ngược dạ dày. Bạn cần tránh căng thẳng khi cho bé bú. Nếu bé khóc, hãy dỗ bé nín và làm cho bé cảm thấy thoải mái.

3. Đập đầu

Nếu bé đập đầu vào sàn nhà hoặc tìm cách thoát khỏi cũi, có khả năng bé đang cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. Việc đập đầu nhẹ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn nên làm gì?
Nếu bé thường xuyên đập đầu trong một khoảng thời gian dài, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Khi bé có hành động này, bạn nên chú ý quan sát bé cẩn thận nhé.

4. Nắm tai

Bé nắm lấy tai là cách để bé thể hiện niềm vui khi phát hiện đôi tai của mình. Bên cạnh đó, bé cũng thường xuyên nắm lấy tai trong giai đoạn mọc răng. Nếu bé khóc và nắm lấy tai thì có thể bé đã bị nhiễm trùng tai.

Bạn nên làm gì?
Nếu bé đang khám phá về đôi tai của mình, hãy chơi cùng bé. Nếu là do mọc răng, hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng tai, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra.

5. Nắm chặt bàn tay

Nắm chặt bàn tay (thành nắm đấm) là hành động thường xuyên của các bé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang đói hoặc căng thẳng.

Bạn nên làm gì?
Cho bé bú nếu đã đến giờ. Nếu bé thường xuyên nắm chặt tay sau 3 tháng, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra nhé.

6. Cong đầu gối

Cong đầu gối là bé nằm ngửa, 2 chân giơ lên, đầu gối cong, 2 tay nắm lấy 2 bàn chân. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy khó chịu về các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Bé thường cong đầu gối do đầy hơi, táo bón hoặc gặp các vấn đề về đường ruột.

Bạn nên làm gì?
Xoa dịu bé. Nếu bé bị đầy hơi, hãy giúp bé ợ hơi. Khi đang cho bú, bạn nên tránh ăn những món dễ gây đầy hơi. Nếu bé bị táo bón, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé uống đủ nước và dùng thêm một ít nước chanh khi bị táo bón.

7. Co giật tay

Co giật tay (hành động giống như bị giật mình, chới với) là dấu hiệu cảnh giác của trẻ nhỏ. Khi bé nghe thấy tiếng ồn hoặc nhìn thấy ánh sáng đột ngột, bé sẽ có dấu hiệu này. Bé cũng thường co giật tay khi bạn đặt bé lên sàn nhà vì bé cảm thấy mất đi sự hỗ trợ một cách đột ngột.

Bạn nên làm gì?
Co giật tay là phản xạ bình thường và sẽ biến mất sau 4 tháng. Quấn chăn cho bé khi dỗ bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự an toàn và không còn lo sợ nữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn chuyên nghiệp

(61)
Nếu bạn mới xuất hiện sẹo rỗ thì có thể áp dụng một số cách trị sẹo rỗ tại nhà để khắc phục từ từ. Tuy nhiên, những biện pháp này có hiệu quả ... [xem thêm]

Tìm hiểu về thuốc trị long đàm Acetycysteine (P1)

(54)
Khi cổ họng có đàm hoặc chất nhầy sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu lúc giao tiếp. Tìm hiểu ngay thuốc trị long đàm Acetycysteine để điều trị bệnh ... [xem thêm]

Không nhớ được tên người mới gặp, có thể bạn đang mắc bệnh Alzheimer

(100)
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh gồm nhiều giai đoạn phát triển có thể tổn thương đến trí nhớ và các chức năng tâm thần quan trọng khác của trí não.Hãy ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư da

(95)
Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Mỗi năm, số lượng người được chuẩn đoán bị ung thư da thường cao hơn ung thư vú, tuyến tiền ... [xem thêm]

Hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim để lấy lại niềm vui trong cuộc sống

(63)
Tác dụngTác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm KhangTPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn đã sẵn sàng để bảo vệ gia đình mình khỏi tiểu đường chưa?

(31)
Tiểu đường hay còn gọi là sát thủ thầm lặng, là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Hiểu rõ hơn về tiểu đường giúp bạn ... [xem thêm]

Xung nhiệt đột ngột

(98)
Tìm hiểu chungXung nhiệt đột ngột là bệnh gì?Xung nhiệt đột ngột (nóng bừng) là những cảm giác ấm lên đột ngột, thường dữ dội nhất trên mặt, cổ và ... [xem thêm]

Dinh dưỡng, sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

(68)
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề quan trọng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp. Bên cạnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN